SA NHÂN

Tên khoa học: Amomum xanthioides Wall.; Họ gừng (Zingiberaceae)
Bộ phận dùng: Hạt của quả. Quả khô, có nhiều hạt, nâu sẫm mùi thơm nồng.
– Sa nhân hạt cau, hạt to mẩy, không nhăn nheo, cay nhiều nồng là loại tốt nhất.
– Sa nhân non (do hái sớm quá, chưa già), hạt không mẩy, có vết nhăn, ít cay là hạng vừa.
– Sa nhân vụn, kém cay là hạng xấu.
– Sa nhân đường (do hái muộn nên quả chín quá), hạt ẩm hơi dính, ngọt, bóp mềm, đen, không dùng.
– Vỏ quả sa nhân cũng dùng làm thuốc gọi là súc bì.
Thành phần hóa học: Tinh dầu 2 – 3% (chủ yếu là D-borneol và D-camphor). Ngoài ra còn có chất nhựa và chất béo.
Tính vị – quy kinh: Vị cay, tính ôn. Vào ba kinh thận, tỳ và vị; kiêm vào phế, đại trường và tâm bào.
Tác dụng: Hành khí, chỉ đau, kích thích tiêu hóa.
Công dụng: Ăn không tiêu, đi tả, đau bụng; đại tiện ra huyết, báng huyết, nhức răng, trị thủy thũng.
Liều dùng: Ngày dùng 3 – 6g.
Kiêng kỵ: Âm hư và thực nhiệt thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Sao qua, xát bỏ vỏ mỏng, giã dập dùng hoặc để cả vỏ sao đen dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Để cả vỏ sao vàng (ăn không tiêu, trướng đầy)
Bỏ vỏ lấy hạt sao hơi sém cạnh (trị thủy thũng).
Bạch cập

class="MsoNormal" style="margin-top: 6.0pt;text-align: justify;text-indent: 14.2pt">Bảo quản: Cần để nơi khô ráo, thoáng gió, tránh ẩm nóng làm hỏng mất tinh dầu thơm.