Kiết lỵ là trong bụng quặn đau, đại tiện bức bách, mót cầu mà rặn không ra, phân trắng hay đỏ, hoặc đỏ trắng lẫn lộn, hoặc vàng hoặc đen hoặc như óc cá, hoặc như nước nhà dột. Đó là vì bệnh có nặng nhẹ, chứng có nóng lạnh, không giông nhau, nhưng đại để là do vị bị thấp nhiệt hay thực tích mà sinh bệnh. Thấp nhiệt, thực tích phạm đến huyết thì đỏ trắng, phạm đến cả khí huyết thì đỏ trắng lẫn lộn; phân vàng là thực tích, phân đen là thấp nhiệt.

Nội kinh: Đại tiện đỏ là thuộc huyết bệnh ở đại tràng, đại tiện trắng là thuộc khí bệnh ở tiểu tràng.

Phép chữa: Bệnh mới phát phải hạ, bệnh lâu nên bổ.

Trẻ bị kiết lỵ là do nội thương ẩm thực, như khi no quá, dư độc tích lại; ngoại cảm phong hàn thử thấp làm cho tạng phủ bất hòa, tỳ vị bị thương tổn mà sinh phát bệnh. Có nhiều chứng lỵ khác nhau, lỵ nhiệt thì phân đô, lỵ hàn thì phân trắng, lỵ phong thì phân xanh, lỵ thấp thì phân như nước đậu, cả nhiệt hàn thì trắng đỏ lẫn lộn, mót rặn mà không di cầu được lại quặn đau là trong có phục hỏa, phải nên xét kỹ.

  1. Bài thuốc chữa kiết lỵ trẻ em

– Cây sò huyết 14g                            – Cây nhọ nồi 14g

– Cây sài đất 12g

Các vị đều sao vàng, sắc đặc uống

Nếu người lớn thì liều lượng sẽ gấp đôi, kiêng ăn các chất mỡ tanh.

Cỏ nhọ nồi (Hạn liên thảo)
Cỏ nhọ nồi (Hạn liên thảo) có tác dụng cầm máu
  1. Bài thuốc chữa kiết ly

– Lá cỏ xước giã nhỏ, hòa vào với lòng đỏ trứng gà đem hấp chín cho ăn, ăn 5 lần sẽ khỏi.

  1. Tả lỵ tán
  • Thương truật 8g – Hoàng liên 2g
  • Bắc Mộc hương 4g – Anh túc xác 8g

Thương truật tẩm Hoàng thổ sao, Hoàng liên tẩm rượu sao, Anh túc xác tẩm nước gạo sao, 4 vị sao xay thành bột rây.

Đi tả lỵ, đi ngoài phân sống.

* Cách dùng: – Dưới 5 tháng tuổi mỗi ngày uống 0,05g

  • Trên 5 tháng tuổi: mỗi ngày uống 0,lg
  • Từ 2 – 4 tuổi: mỗi ngày uống 0,2g
  • Từ 5 – 7 tuổi: mỗi ngày uống 0,2 – 0,3g

Ngày chia uống 3-5 lần với nước chín hoặc nước chè mạn Kiêng thức ăn chua, hoa quả, các thứ sống, lạnh, mỡ, trứng.

  1. Chữa kiết lỵ
  • Lá mơ tam thể 1 nắm – Trứng gà 1 quả

Hấp cơm ăn mỗi ngày một lần. Chữa kiết lỵ phân có máu mủ.

  1. Chữa kiết lỵ
  • Rau sam 20g –   cỏ nhọ nồi 20g
  • Cỏ sữa 20g –   Rau mơ 20g
  • Phượng vĩ 20g
  1. Chữa kiết lỵ
  • Búp tre non (rửa sạch) 4g
  • Hạt cau già (thái mỏng) 2g
  • Chè tươi sao vàng 1 nắm

Cho các vị vào ấm đất, đổ 1,5 bát nước lấy nửa bát.

Người lớn uống một lần, trẻ em tùy tuổi mà giảm bớt liều lượng. Bài thuốc này chữa lỵ mạn tính có kết quả tốt.

  1. Chữa kiết lỵ
  • Vỏ cây tầm sọng 1 nắm – Búp ổi 1 nắm
  • Rễ tầm xuân 1 nắm –  vỏ quả chuôi hột 1 nắm
  • Vỏ quả lựu 1 nắm Sắc uống.
  1. Chữa kiết lỵ
  • Khoai lang 1 củ –  Rau  sam 1 nắm
  • Cây cỏ vịt 1 nắm –  Rau  mơ tam thể     1  nắm
  • Rễ phèn đen 1 nắm

Tất cả rửa sạch, thái nhỏ sao vàng, sắc lấy nước uống ngày một lần.

  1. Chữa kiết lỵ
  • Rau sam 3 kg – cỏ sữa 3 kg
  • Đường kính 0,5 kg

Lấy 1 kg rau sam và 1 kg cỏ sữa phơi khô, tán thành bột (được khoảng 1,2 kg bột), lấy 2 kg rau sam tươi và 2 kg cỏ sữa tươi nấu thành 600ml cao. Đem cao này cô với 500g đường kính rồi trộn với bột trên làm thành viên, sấy khô, ngày uống 29g chia làm 2 lần.

  1. Chữa kiết lỵ

Chữa xích bạch lỵ tiêu chảy

  • Hương phụ 400g – Nam Mộc hương 150g
  • Hạt vải khô 150g – Hoàng nàn 150g

Hương phụ tẩm nước gạo 7 ngày đêm sao, Hoàng nàn tẩm nước gạo 3 ngày, cạo bỏ vỏ ngoài, sao vàng kỹ. Các vị thuốc tán nhỏ, rây kỹ luyện hồ, viên bằng hạt đậu tương, phơi khô bỏ lọ nút kín. Người lớn mỗi ngày uống 3 lần mỗi lần 7 viên, trẻ em giảm bớt liều tùy theo tuổi. Uống với nước lã đun sôi.

Kiêng ăn mỡ và các chất tanh.

  1. Thuốc chữa lỵ (Hương Liên hoàn)

Chữa kiết lỵ và hội chứng lỵ (phân có máu mủ):

  • Hoàng liên nam 1000g – Nam Mộc hương 500g
  • Ngô thù (hạt) 10g

Sao vàng riêng từng thứ, tán chung thành bột, rây kỹ, viên thành viên nhỏ như viên đa sinh tố. Riêng Ngô thù lấy nhân trắng bên trong sao vàng, bọc vào giấy bản và nén cho bớt dầu trước khi tán.

Người lớn ngày uống 60 viên chia làm 4 lần. Trẻ em, tùy theo tuổi mà giảm liều lượng.

  1. Nha đảm tử

Hai loại viên

  • Viên hoàn to: Mỗi viên chứa 0,10g toàn quả sầu đâu cứt chuột
  • Viên hạt nhỏ: mỗi hạt chứa 5mg hoạt chất toàn phần của vị Sầu đâu cứt chuột (Brucea javanica).

Viên hoàn to dành cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên Viên hạt nhỏ dành cho trẻ từ 1 – 5 tuổi * Chủ trị: Lỵ amib cấp tính, tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột

* Cách dùng và liều dùng:

– Viên hạt nhỏ dành cho trẻ từ 1 – 5 tuổi chứa 5mg hoạt chất toàn phần của vị sầu đâu cứt chuột

1 tuổi2 tuổi3 tuổi4 tuổi5 tuổi
Liều trung bình1 – 2 viên2 – 4 viên4 – 8 viên8 – 10 viên10 – 15

viên

Liều cao4 viên8 viên16 viên20

viên

24 viên

Chia liều trung bình làm nhiều lần uống trong ngày, mỗi lần uống 1 đến 2 viên, mỗi lần cách nhau 1-2 giờ. Nếu thấy khó chịu (như nôn nao) thì ngừng ở liều đó trong ngày, dù chưa đến hết liều trung bình. Ngày hôm sau lại uống theo liều hôm trước. Nếu thấy bệnh có giảm nhiều, thì cứ tiếp tục uống hết liều trung bình, nếu cần có thể uống tới liều cao để cắt bệnh ngay từ ngày đầu. Sau khi thấy khỏi bệnh, thì cần uống thêm một ngày nữa là đủ. Thường dùng chỉ từ 2 đến 3 ngày là khỏi.

  • Viên hoàn to dùng cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên, mỗi viên chứa 0,10g toàn quả sầu đâu cứt chuột:

Từ 6 – 7 tuổi: ngày uống 2 – 4 viên Từ 8 – 10 tuổi: ngày uống 4-6 viên Từ 11 – 14 tuổi: ngày uống 6-9 viên Trên 15 tuổi và người lớn: ngày uống 10 – 15 viên Cũng chia làm nhiều lần uống, mỗi lần uống 1-2 viên, mỗi lần cách nhau 1-2 tiếng đồng hồ. Nếu thấy buồn nôn thì ngừng ở liều đó trong ngày. Ngày hôm sau uống với liều hôm trước. Nếu thấy bệnh giảm, không có triệu chứng khó chịu, thì có thể uống hết liều chỉ định và tăng hơn liều hàng ngày gấp rưỡi (Ví dụ dáng lẽ 4 viên có thể đưa lên 6 viên một ngày). Sau khi khỏi thường chỉ cần uống thêm một ngày nữa là đủ.

* Chế độ ăn uống: Trong thời gian bị lỵ kiêng ăn mỡ, nên ăn cháo đậu xanh nấu cả vỏ thêm đường hay thêm muôi tùy ý thích của bệnh nhân.

  1. Chữa kiết lỵ

– Đinh lăng 800g                                – Hậu phác 800g

Tán nhỏ hòa nước đường để uống.

  1. Chữa kiết lỵ
  • Kim ngân hoa (tán nhỏ uống)
  1. Chữa kiết lỵ

– Sơn tra

– Binh lang

– Chỉ xác

– Hoàng đằng (tán nhỏ hoặc uống với nước cơm)

  • Khổ luyện sâm Giã nhỏ luyện viên.
  1. Chữa kiết lỵ
  • Phèn phi 100g
  • Phèn sống 100g
  • Bồ kết đốt tồn tính 200g (chọn quả thẳng không cong)

Tán bột, hồ tẻ và viên bằng hạt đậu xanh

Người bệnh lâu năm không khỏi thêm Cù túc xác 200g hoặc Sái thuốc phiện 20g

  • Từ 6 tháng – 1 tuổi: uống 1 viên
  • Từ 1 – 2 tuổi: uống 2-3 viên
  • Từ 2 – 5 tuổi: uống 4-5 viên
  • Từ 5 – 10 tuổi: uống 5-7 viên
  • Từ 10 – 15 tuổi: uống 7-10 viên
  • Từ 15 tuổi trở lên và người lớn: uống 10 viên Ăn cháo với muối.
  1. Chữa kiết lỵ
  • Hoàng liên 4 đồng cân –   Ngũ bội tử 3 đồng cân
  • Khổ luyện tử 4 đồng cân –   Anh túc xác 4 đồng cân
  • Ngô thù 4 đồng cân –   A giao 3 đồng cân
  • Đương quy 4 đồng cân Viên bằng hạt đỗ đen.

Uống mỗi lần từ 10 – 15 viên, ngày 3 lần.

  1. Viên Pan-ma

Pan-ma tin để làm thuốc, chiết xuất từ cây Hoàng đằng có rất nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta. Thuốc không độc, công hiệu nhanh không kém viên Ganidan. Viên 20mg dùng cho người lớn, viên 5mg dùng cho trẻ em. Loại thuốc này đã góp phần tích cực trong việc dập tắt nhiều ổ dịch lỵ và tiêu chảy tại nhiều địa phương. Hiện nay ta có một trữ lượng Hoàng đằng lớn để sản xuất viên Pan-ma.

  1. Viên cỏ sữa

Cây cỏ sữa lá lớn mọc hoang ở khắp nơi trong đất nước ta, nhiều nhất là ỏ’ Cao Lạng, Hoàng Liên Sơn, Hà Nội, v.v… Nhân dân ta thường dùng cây này để chữa lỵ tiêu chảy ở trẻ em, phối hợp cao cỏ sữa với cao Hoàng đằng. Trường Đại học Dược Hà Nội đă nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng Viên cỏ sữa thấy có tác dụng tốt trong trị bệnh lỵ a-míp và trực trùng. Giáo sư Tôn Thất Tùng đã dùng viên cỏ sữa (trước gọi là viên cô-đan-xít) chữa một số trường hợp lỵ mạn tính và nhận xét thuốc có tác dụng tốt trị bệnh lỵ a-míp mạn tính. Xí nghiệp Dược phẩm 2 đã sản xuất hàng triệu viên một năm. Thuốc không độc, trẻ em và người lớn đều dùng được.

  1. Viên mộc hương

Mộc hương là cây thuốc di thực. Mộc hương có tác dụng làm ấm tỳ vị, chữa các bệnh đường ruột và tiêu chảy được tín nhiệm lâu đời. Rễ Mộc hương được dùng phôi hợp với Gélotanin làm thuốc tiêu chảy cho trẻ em và người lớn. Gélotanin là chất keo Gélatine kết hợp với bột Ngũ bội tử bằng một phản ứng đặc biệt tạo ra Gélotanin. Gélotanin có tác dụng điều trị tiêu chảy hơn hẳn tanin vì không kích thích niêm mạc dạ dày, không gây xót, uống không chát, tác dụng lâu bền hơn tanin. Viên Mộc hương đã được Xí nghiệp Dược phẩm 2 sản xuất hàng chục triệu viên mỗi năm, thuốc không độc hại, được nhiều người bệnh ưa dùng. Ngoài các loại thuốc viên kể trên, chúng ta còn sản xuất viên Berbérine chế từ Hoàng liên và viên Hô-la-nin chiết xuất từ cây mức hoa trắng dùng để chữa lỵ mùa hè.

  1. Bài thuốc gia truyền kiết lỵ
  • Xuyên hoàng liên 100g – Ngô thù 20g
  • Hoàng liên 100g                         – Khổ luyện lấy nhân bỏ vỏ 50g
  • Binh lang 20g                              – Cù túc xác bỏ cuống ruột 15g
  • Bách thảo sương (muội chảo đun củi) 30g

Ngô thù sắc thật đặc lấy độ 1 chén nước vừa thấm ướt. Hoàng liên để 1 đêm phơi khô. Chú ý là Binh lang không được sao vì kỵ lửa.

Các vị sao vàng tán thật nhỏ luyện với hồ gạo tẻ đun loãng, viên bằng hạt gạo nhỏ phơi khô dùng.

* Phân tích: Bệnh này phát ra do ăn uống nhiều chất cay nóng dẫn đến nhiệt tích lại ở đại trường mà phát ra bệnh. Vậy phải dùng Xuyên hoàng liên để thanh Đại trường thấp nhiệt là chủ; Khổ luyện, Cù túc xác cố sáp Đại trường làm tá sứ; Binh lang chỉ lỵ cấp, Bách thảo sương thanh nhiệt.

Hoặc trẻ nhỏ còn đang bú sữa mẹ mà bị là do mẹ ăn uống nhiều chất cay nóng làm ảnh hưởng đến con.

Cam đoan bệnh đúng loại hình như trên mà chữa thì kết quả 100%.

  • Chủ trị: Người lớn đi lỵ ra máu hay ra mủ chỉ cần uống thuốc này trong vài tiếng là đỡ và chỉ 1-2 ngày là khôi.

Các cháu nhỏ tiêu có máu và mủ hoặc không có, một ngày đi tới 3 – 4 chục lần, luôn luôn mót rặn, hậu môn đỏ, mùi phân hôi thối thậm chí có cháu phân chảy liên miên ở hậu môn, ở bệnh viện Tây y thì thường xuyên phải truyền dịch nhưng đối với bài thuốc này chỉ trong 2-3 ngày là khỏi hoàn toàn.

  • Liều lượng dùng:

Từ 3 tháng đến 1 tuổi: mỗi lần uống 1 viên Từ 1 đến 3 tuổi: mỗi lần uống 2 viên Từ 3 đến 9 tuổi: mỗi lần uống 3 viên Từ 10 đến 14 tuổi: mỗi lần uống 4 viên Trên 15 tuổi và người lớn: mỗi lần uống 5 viên Uống với nước đun chín, trẻ phải mài mà đổ.

  1. Chữa kiết lỵ
  • Cam thảo 1 đồng cân
  • Hoàng liên 2 đồng cân
  • Bán hạ 1 đồng cân
  • Sinh khương 2 lát
  • Xa tiền 4 đồng cân
  • Thổ phục linh 3 đồng cân
  • Hoài sơn 3 đồng cân
  • Mộc hương 1 đồng cân

Sắc uống.

Đi tiêu ra máu nhiều: gia thêm Hoàng liên.

Đi tiêu ra mủ nhiều: gia thêm Bán hạ.

  • Người lớn thì lượng gấp đôi.
  1. Kiết lỵ trẻ em
  • Rễ cây nam khổ sâm 3 đồng cân – Hạt vải 3 đồng cân Sao vàng hạ thổ, sắc đặc

Trị xích bạch lỵ của trẻ em dưới 12 tuổi

  • Lưu ý: Nam khổ sâm là khổ sâm gốc thực họ đậu.
  1. Chữa kiết lỵ
  • Đi tiêu ra mủ
  • Lá diệp đất (duối dây) 1 lạng
  • Phượng vĩ 1 lạng

* Đi tiêu ra máu

– Phèn đen 3 đồng cân                      – Tía tô 5 đồng cân

  1. Thổ tả kiết lỵ
  • Cám gạo tẻ sao vàng cháy 3 lạng
  • Khoai lang 3 lạng
  • Nhọ nồi (Bách thảo sương) 2 lạng (Nồi đất đun củi không rơm)
  • Phèn chua 1 lạng – Sái thuốc phiện 5 phân

Cám gạo tẻ sao vàng cháy, khoai lang thái mỏng phơi khô sao vàng cháy, phèn chua phi thật khô. Tất cả tán bột.

Người lớn: uống 1 đồng cân, cách 20 phút uống 1 lần Từ 2 – 5 tuổi: uống 1 đồng cân cách 20 phút uống 1 lần Nếu nôn uống với Hoắc hương làm thang.

  1. Chữa kiết lỵ

Huyết giác tán nhỏ dùng sống, uống với nước.

Trẻ nhỏ: 1 phần muỗng cà phê Trẻ lớn: 1/2 muỗng cà phê Người lớn: 1 muỗng cà phê.

  1. Đạo trệ thang

* Nhiệt lỵ mới phát:

  • Hoàng cầm 1 đồng cân
  • Đương quy 2 đồng cân
  • Cam thảo 0,5 đồng cân
  • Binh lang 1 đồng cân
  • Mộc hương 0,5 đồng cân
  • Bạch thược 2 đồng cân
  • Hoàng liên 0,5 đồng cân
  • Chỉ xác 1 đồng cân
  • Đại hoàng 1 đồng cân
  • Chi tử 1 đồng cân

Tả lỵ hàn

  • Thương truật 20g
  • Cam thảo lOg
  • Trần bì lOg
  • Chế bán hạ lOg
  • Bạch linh 20g
  • Hoạt thạch 1 đồng cân
  • Hoàng nàn 10g
  • Xuyên liên 10g
  • Binh lang 15g
  • Xuyên hậu phác 20g
  • Bắc Mộc hương 10g (không sao) Hoàng nàn, ngâm nước vo gạo một ngày một đêm cạo sạch vỏ vàng, lượng Hoàng nàn đối với thuốc là 1/10 tán nhỏ viên với hồ. Trẻ em từ 3 đến 6 tháng tuổi mỗi lần 1-3 viên mài ra gạn nước trong cho uống bỏ cặn, mỗi ngày 3-4 lần.

Từ 1 tuổi uống mỗi lần 5 viên

Người lớn > 20 tuổi uống gấp đôi liều trẻ em, uống 3-4 lần 1 ngày

* Lưu ý: thuốc này kỵ thai.

  1. Kiết lỵ ra máu
  • Rau sam – Quả cây phèn đen (sao vừa)
  • Lá mơ – Cỏ sữa nhỏ lá
  • Hoa gạo
  • Cỏ nhọ nồi (sao vàng hạ thổ) + rau má + buồng cau rũ

Đi tiêu ra máu: Nhọ nồi, Rau má

Đi tiêu không ra máu: bỏ cỏ sữa, thêm Phượng vĩ, Hoa hòe sao, củ Tanh tách.

  1. Biến chứng lỵ
  • Hoa hòe 3 đồng cân
  • Bạch thược 1 đồng cân
  • Chỉ xác 1 đồng cân
  • La bạc tử 1 đồng cân
  • Binh lang 2 đồng cân
  • Tỳ giải 2 đồng cân
  • Nhân trần 1 đồng cân
  • Cát cánh 2 đồng cân
  • Hoạt thạch 2 đồng cân
  • Cam thảo 1 đồng cân
  • Địa du sao 2 đồng cân
  • Hoàng cầm 1,5 đồng cân
  1. Chữa kiết lỵ
  • Huyết dụ (sao vàng) 1 lạng
  • Tầm gửi cây chanh (sao vàng) 1 lạng
  • Tầm gửi cây dâu (sao vàng) 1 lạng
  • Trắc bách diệp 3 đồng cân Sao vàng, sắc uống nóng.
  1. Chữa kiết lỵ

– Hoa gạo (phơi khô sao vàng) 2 lạng

  • Mộc nhĩ (thái mỏng sao) 2 đồng cân
  • Nam Mộc hương (thái mỏng sao) 2 đồng cân
  • Hoa và lá Từ bi (sao) 3 đồng cân
  • Cây rau sam khô (phơi khô sao) 2 đồng cân

Tán bột luyện vừa to bằng hạt đậu xanh, rang với vỏ ổi giộp, 1 nhúm gạo tẻ rang và 1 lát gừng.

Bệnh nhẹ không cần rang cứ uống với nước chè, nước sôi.

Người lớn: uống mỗi lần 30 viên, 3 lần mỗi ngày lúc đói (có khi người lớn phải dùng cả thang sắc uống).

  1. Chữa kiết lỵ
  • Nam Sơn tra – Mộc nhĩ

Sao tồn tính đến đen. Tán nhỏ, viên bằng hạt ngô

  • Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: 1,2 đồng cân (10 viên)

Khỏi 100% nếu bệnh từ 2 tuần lễ trở lại, 70% nếu là bệnh mạn tính.

  1. Chữa kiết lỵ
  • Hoàng liên sao vàng tán nhỏ
  • Liên nhục sao vàng tán nhỏ
  • Vỏ quả chanh ngâm rửa sạch phơi khô sao đen
  • Kinh giới tuệ sao đen
  • Người sức yếu kém ăn: Liên nhục 2 phần, các vị còn lại 1 phần
  • Đi tiêu ra máu nhiều: Hoàng liên 2 phần, Liên nhục 2 phần, các vị còn lại 1 phần.
  • Đi tiêu ra mủ nhiều: vỏ chanh 2 phần, Liên nhục 2 phần, Kinh giới 1 phần, Hoàng liên 1 phần, vỏ chanh tiêu bạch lỵ Người lớn: uống 2 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

Trẻ em nhỏ quá: hòa với nước sôi lắng nước trong cho uống, gia thêm 1 tí gừng sống.

Bệnh lâu khỏi: luộc rau sam ăn

Có thể thay thế Hoàng liên bằng Thổ Hoàng liên hoặc bằng rễ cỏ may hoặc bằng củ rau má.

  1. Chữa kiết lỵ
  • Khổ luyện tử sao 5 đồng cân – Tổ tò vò nướng 5 đồng cân
  • Trắc bách diệp (sao đen) 3 đồng cân
  • Hoa hòe (sao đen) 3 đồng cân

Tán nhỏ viên lại bằng hạt đậu xanh.

Người lớn: uống mỗi lần 15 viên, ngày 2 lần

Trẻ em 10 tuổi – 15 tuổi: uống mỗi lần 8 viên, ngày 2 lần.

  1. Chữa kiết lỵ
  • Rau sam – Mật ong                     – cỏ sữa
  • Rau má – cỏ nhọ nồi
  1. Chữa kiết lỵ

Dùng rau sam với mật ong.

  1. Chữa kiết lỵ

Đi tiêu ra đàm, ra máu, nhiệt độc thật cao, trong vài giờ có thể nguy đến tính mạng, đi tiêu đàm lẫn máu rồi tiêu ra toàn là máu tươi:

  • Cỏ sữa 1 nắm – Cây chó đẻ 1 nắm

Hai vị sắc chung, phân ra làm 2 lần uống cách nhau 2 giờ hết thì thôi, uống nhiều sanh ra táo bón.

  1. Chữa kiết lỵ
  • Nhẹ uống thuốc xổ, ăn 1 miếng khóm chín.
  • Bằm nhỏ lá mơ trộn lòng đỏ hột gà và tí muối, chưng cách thủy mà ăn.

Trẻ nhỏ 1 hột gà, người lớn 2-3 hột.

  • Thuốc cứu 10g – Vỏ quít 30g

Tán nhỏ, làm viên bằng hạt đậu trắng. Mỗi lần uống 20 viên với nước muôi.

  1. Kiết đàm tiêu ra phân trắng
  • Thuốc cứu khô 50g – vỏ quít 10g – Gừng (lùi) 30g

Tán bột làm hoàn bằng hột bắp. Mỗi lần uống 30 hoàn với nước gạo rang.

  1. Chữa kiết lỵ
  • Nam mộc hương 5 đồng cân – Tể ong vàng 4 đồng cân
  • Hồi hương 3 đồng cân – Hoàng liên 4  đồng cân
  • Khổ luyện tử 6 đồng cân – Ngũ bội tử 3   đồng cân

Tán nhỏ, uống mỗi lần 2 đồng cân, ngày 2 lần, uống với nước nấu lá Phượng vĩ 1 lạng, vỏ Lộc vừng 5 đồng cân, rễ rau Sam 1 lạng.

  • Thanh nhiệt trệ thang
  • Bạch thược 25g – Đương quy 25g
  • La bạc tử (sao) 10g – Chỉ xác (sao)       5g
  • Xa tiền tử 5g – Cam thảo 5g
  • Lý giải: Bạch thược bình can. La bạc tử trục đàm, trừ thấp, tiêu tích lợi khí. Chỉ xác tiêu trừ thấp. Xa tiền tử thông tiểu tiện, giải độc. Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
  • Chủ trị:dịch lỵ
  1. Chữa kiết lỵ thể nhiệt
  • Cát cánh, Tang diệp, Bạc hà, Thông bạch
  • Cát cánh thang: Cát cánh, Ma hoàng, Sinh khương, Đại táo, Quế chi, Bạch thược, Cam thảo
  • Rau sam trứng gà.
  1. Chữa kiết lỵ thể hàn
  • Vỏ rụt 40g – Vòi voi 20g
  • Hương phụ 20g
  • Khoai lang thái mỏng phơi khô 1/2 vàng 1/2 cháy đen Tán bột, uống mỗi lần 8 – 9g, ngày 4 lần trong 1 tháng.
  1. Chữa kiết lỵ mạn tính
  • Thảo quả 10g
  • Binh lang 10g
  • Trần bì 6g
  • Nhục dậu khấu 4g
  • Anh túc xác 6g
  • Chỉ thực 6g
  • Kha tử 4g
  • Can khương 2g
  • Hậu phác lOg
  • * Bào chế:
  • Binh lang, Kha tử, Hậu phác, Anh túc xác, Can khương nấu thành cao
  • Thảo quả, Trần bì, Nhục đậu khấu, Chỉ thực tán bột mịn, ngào cao đặc làm hoàn.
  • Chủ trị cách dùng:
  • Liều kể trên dùng cho người lớn trong 1 ngày, chia 3 lần

Chữa kiết lỵ mạn tính thể hư hàn lâu ngày, có mủ, máu, có hoặc

không có mót rặn, đau bụng.

  1. Chữa kiết ly cấp tính thể nhiệt
  • Rau sam 1250g                            – cỏ mực 1250g
  • Cỏ sữa 1250g                               – Lá nhót 1250g

Các vị dùng tươi, nấu thành cao đặc ngào đường làm thành si rô

  • Bảo quản: Chia đong làm 125 liều, đóng lọ có nút đậy, nút vặn gắn xi
  • Thời hạn: Dùng trong 1 tháng
  • Chủ trị: Chữa bệnh lỵ cấp tính, có sốt hoặc không sốt, mới phát 1-2 lần, có khát nước, lưỡi đỏ, mạch nhanh.
  • Cách dùng:
  • Người lớn uống mỗi ngày 1 liều đóng lọ kể trên, chia 3 lần uống, uống liên tục trong 5 ngày, khỏi rồi cũng cứ uống 5 ngày, sẽ ít bị tái phát
  • Trẻ em tùy tuổi giảm liều.
  1. Bệnh kiết lỵ cấp tính do a-mib

Phát bệnh đột ngột sốt cao hoặc nhẹ, tiêu nhiều lần, cấp bách, mót rặn, đau bụng ngồi lâu, phân ít, có lẫn chất nhầy hoặc máu mủ.

  • Trứng gà 1 quả
  • Rau mơ lông (rửa sạch để sống) 40g

Lá rau mơ rửa sạch thái nhỏ như thuốc lào, cho vào 1 cái bát, đánh trứng gà vào, trộn đều, để lên nồi nấu cách thủy cho chín, đem ra để nguội mà ăn 1 lần cho hết, ngày ăn 2 lần, trẻ em tùy tuổi mà dùng 3-4 lần trong ngày.

  1. Bệnh kiết lỵ cấp tính do a-mib
  • Rau sam 50g – cỏ sữa 50g                 – cỏ mực 50g

Tất cả rửa sạch để sống, cho vào ấm đổ 6 bát nước sắc còn 2 bát, lọc trong.

Người lớn chia 2 uống.

Trẻ em: – Dưới 1 tuổi: mỗi lần 3-4 muỗng cà phê.

  • Từ 1 – 4 tuổi: mỗi lần 2 – 3 chén nhỏ.
  • Từ 5 – 10 tuổi: mỗi lần 1/2 bát
  • Từ 10 tuổi trở lên: uống như người lớn * Lưu ý: Uống trước bữa ăn 1 giờ.
  1. Bệnh kiết lỵ mạn tính do a-mib

Bệnh cấp tính không khỏi để lâu ngày thành mạn tính hoặc người nguyên khí hư tổn chứng trạng lâm sàng nhẹ hơn so với cấp tính nhưng khó chữa hơn.

  • Rau sam 30g –    Củ mơ lông 29g
  • Củ phượng vĩ 20g –    Nõn chè tươi 16g
  • Hạt cau già 12g –    Hạt cải củ 12g
  • Rau má 20g –    Ý dĩ tức hạt cây bo bo 12g

Rau sam, nõn chè tươi và rau má rửa sạch để sống. Củ mơ lông và củ phượng vĩ rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng. Hạt cau già thái mỏng đồng cân sống. Hạt cải củ sao vàng. Ý dĩ sao vàng, xát kỹ sạch vỏ. Cho các vị vào ấm đổ 6 bát nước, sắc còn 3 bát, lọc trong. Người lớn chia làm 3 lần uống lúc đói bụng. Trẻ em tùy tuổi uống nhiều lần trong ngày.

Nếu trong phân toàn chất trắng nhờn thì thêm Hậu phác (vô cây vối) 8g

Nếu trong phân có lẫn máu thì thêm cỏ mực 10g và lá Trắc bách diệp 16g sao đen.

* Chú ý: có thể cho các vị thuốc vào phích nước sôi mà hãm, uống dần trong ngày cũng được.

  1. Bệnh kiết lỵ mạn tính do amỉb
  • Ý dĩ (sao vàng) 40g – Ngân hoa 25g
  • Rau má (để tươi) 15g

Các vị cho vào ấm đổ 4 bát nước, sắc lấy 1 bát 1/2, lọc trong. Người lớn chia làm 2 lần uống trong ngày.

Trẻ em tùy tuổi mà cho uống 3 – 4 lần trong ngày Nếu thấy có chứng trạng thuộc hàn thêm gừng khô 4 gam Bài thuốc này cũng có thể tán dập ngâm vào phích mà uống cũng được.

  1. Kiết lỵ tiêu chảy
  • Lòng đỏ trứng gà 3 cái         – Xuyên khung chút ít
  • Sáp ong nhiều hơn   – Nõn lá mơ lông Xuyên khung tán, nõn lá mơ lông thái nhỏ.

Cả 3 vị trên trộn với lòng đỏ trứng gà nấu cách thủy ăn khi đói.

  1. Trường phong hạ huyết
  • Cây phèn đen (lấy vỏ đỏ) cho vào 3 bát nước nấu lấy 1 bát uống khi đói.
  1. Kiết lỵ bụng đau, phân sệt, tay chân hơi lạnh, phát sốt rét
  • Mạch nha, Thần khúc, Can khương hoặc Thương truật sống, Trần bì sống, Bán hạ sống, liều lượng bằng nhau, sắc uống.
  1. Kiết lỵ
  • Liên phòng (gương sen), Sơn dược đều 1 lạng, Cam thảo 4 đồng cân, uống với nước cơm.
  • Lá xoan sấy khô tán uống với nước ô mai.
  1. Kiết lỵ tiêu chảy

Ô đầu 3 lạng, 1 lạng để sống, 1 lạng sao vàng, 1 lạng đốt tồn tính, cùng tán, khuấy hồ và giấm làm viên, to bằng hạt đậu xanh, mỗi lần 1 viên uống khi đói.

Nếu phân đỏ trắng lẫn lộn thì dùng Cam thảo, Can khương làm thang. Tiêu chảy thì dùng nước giếng làm thang, kiết lỵ thì thang bằng Cam thảo, bạch lỵ thì thang bằng Can khương.

  1. Tả lỵ
  • Nhu mễ (gạo nếp) sao qua 7 phân
  • Khô phàn 5 phân – Cam thảo 5 phân
  • Hạnh nhân 5 phân

Tất cả tán, viên với hồ to bằng hạt đậu xanh.

  • Trẻ con uống 6 viên, người lớn 20 viên.
  • Tiêu chảy thì uống với nước nóng, mới đi lỵ thì uống với nước cơm, đi lỵ đã lâu thì dùng rễ Mơ lông, Phượng vĩ, Xa tiền thảo đều sao qua, nấu nước làm thang uống.
  1. Kiết lỵ đi ra sắc đỏ hay trắng
  • Khổ luyện tử mọc ở vùng biển, không cứ nhiều ít sao tán nhỏ, viên với mật. Lấy mật, nước, rượu mỗi thứ 1 nửa sắc làm thang uống.
  1. Dịch lỵ, khắp vùng đều bị
  • Dùng Bình vị tán (Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Cam thảo, Gừng) gia Tục đoạn sao với rượu 1/2 lạng sắc uống ấm.
  1. Kiết lỵ vì tỳ tiết, tạng độc ra máu vì nhiệt chứng
  • 1/2 cân Xuyên hoàng liên, nhồi vào khúc ruột già lợn, bỏ vào nồi đất cho nước và rượu vào đun cho nát. Lấy Hoàng liên sấy khô tán nhỏ luyện với ruột ấy mà viên, uống với nước cơm mỗi lần 100 viên.
  1. Tỳ vị bị thấp, đi lỵ bụng đau, thức ăn không tiêu
  • Hoàng liên, Ngô thù, Bạch thược cùng sao, nghiền nhỏ, hoàn với hồ uống.
  1. Người già đi lỵ không ngừng, không ăn uống được
  • Đảng sâm 1 lạng, cạo lấy mạt sừng hươu sao và tán nhỏ, uống với nước cơm, mỗi lần 1 muỗng cà phê, ngày 3 lần.
  1. Lỵ lâu không khỏỉ
  • Đương quy 2 lạng, Ngô thù 1 lạng, cùng sao, bỏ Ngô thù lấy Đương quy, tán nhỏ, hoàn với mật uống với nước cơm.
  1. Chứng kiết lỵ
  • Hoa hòe, khổ luyện (bỏ đầu) đều bằng nhau, viên với hồ, Chu sa làm áo, nhét vào chuôi mà nuốt, hoặc kiết lỵ lâu không khỏi, thang với nước chè.
  • Mộc hương 1 khúc mới bẻ độ 1 tấc, Hoàng liên 1/2 lạng, nước 1/2 cân, cùng đun cạn, bỏ Hoàng liên lấy Mộc hương tán nhỏ, chia 3 lần uống.

Có thể uống với nước Trần bì hoặc uống với nước cơm (gạo lâu năm) hay uống với nước sắc Cam thảo.

  1. Lỵ lâu ngày
  • Lá Ngải cứu, Trần bì sắc uống hoặc làm thuốc viên, uống với nước muối cũng được.
  1. Hoắc loạn thành lỵ
  • Lưu ký nô sắc nước mà uống.
  1. Đi lỵ, miệng khát, uống nước vô độ
  • Mạch môn đông 1 lạng – Ô mai 20 quả Sắc uống nhấm nháp dần.
  1. Lỵ 30 năm
  • Lấy 1 đầu vỏ xanh trên cầy Xích tùng (thông tía) tán nhỏ hòa với cháo, ăn mỗi ngày 3 lần, ăn vài lần là khỏi.
  1. Tỳ hư đi lỵ
  • 1 con gà mái vàng nướng rồi tẩm muôi giấm nấu chín mà ăn.
  1. Hư lỵ nguy kịch bởi khí suy yếu sinh ra
  • Lộc nhung phết váng mỡ nướng tán nhỏ, thêm ít xạ hương, lấy cỏ bấc sắc với táo nhục mà viên, uống với nước cơm mỗi lần 30 viên.
  1. Lỵ ra máu, đau quanh rốn
  • Đậu đen, Ngô thù, 2 vị tán nhỏ uống.
  1. Lỵ ra máu không ngừng
  • Hỏa ma nhân nghiền với nước, cho đậu xanh vào nấu cháo ăn.
  1. Trẻ già bị bạch lỵ
  • Ngải lâu năm 3 lạng – Can khương 3 lạng

Tán nhỏ, nấu giấm và gạo làm hồ, viên, uống với nước cơm mỗi lần 70 viên.

  1. Xích bạch lỵ
  • Phụ tử nướng 9 lần, tẩm nước tiểu trẻ em 9 lần (mỗi lần tẩm 1 lần nướng). Gừng khô, Mộc hương đều sao, lượng bằng nhau. Sắc uống.
  1. Xích bạch lỵ
  • Quế chi, Cam thảo, lá Ngải, Gừng sống, gạo trắng, nửa rượu nửa nước, sắc uống.
  1. Xích bạch lỵ
  • Hồ tiêu, đậu xanh (mỗi tuổi 1 hột) tán nhỏ, hoàn với hồ.
  • Xích lỵ: sắc nước gừng sống uống
  • Bạch lỵ: uống với nước cơm.
  1. Xích bạch lỵ lâu ngày
  • 1 củ Phụ tử lớn, bỏ vào lửa đốt hễ hết khói lấy ra để xuống đất, lấy chén úp lên 1 lúc lâu, tán nhỏ, rượu đun sáp ong mà viên, mỗi lần ăn 3 viên.
  • Xích lỵ: sắc Cam thảo, Hoàng liên, Đậu đen, làm thang.
  • Bạch lỵ: thang với đậu đen, Cam thảo
  • Đi tả, đau bụng thì lấy nước nóng mà uống.
  1. Xích bạch lỵ

– Khô phàn (phèn phi) 4 lạng- Gạo nếp 1 lạng

Tất cả sao, nghiền, viên với nước cơm, liều lượng tùy theo người lớn hay trẻ con uống vừa mức.

  1. Xích bạch lỵ
  • Nhục đậu khấu, Kha tử đều nướng chín, Mộc hương, Hoàng liên tán nhỏ, hoàn với hồ, uống với nước cơm.
  1. Lỵ vì thấp chứng trướng phong đi cầu ra máu mủ, ngày đêm không ngừng
  • Hoàng liên, Ngô thù, đều 2 lạng sao chung, tán riêng, hoàn với cơm để riêng ra.
  • Xích lỵ sắc nước Cam thảo uống với Hoàng liên hoàn.
  • Bạch lỵ sắc nước gừng uống với Ngô thù hoàn.
  • Vừa xích bạch lỵ dùng mỗi thứ 15 viên, thang với nước cơm.
  1. Hạ lỵ xích + bạch, gầy trơ xương
  • Địa du 1 cân, nước 3 cân, đun cạn 1 nửa, bỏ bã, lại cô đặc thành cao, uống khi đói.
  1. Xích hạch lỵ cấp diễn, phân như cứt ngỗng cứt vĩt, đau không chịu được
  • Hoàng liên, Hoàng cầm, đều 1 lạng, sắc với nước chia 3 lần uống nóng.
  1. Xích bạch lỵ, bụng đau, ăn uống không tiêu
  • Vỏ Thạch lựu nướng vàng tán nhỏ, hoàn với Táo nhục và cơm, nếu chứng hàn gia thêm Phụ tử, Xích thạch chi, uống với nước cơm khi đói, mỗi lần 30 viên ngày 3 lần.
  1. Hàn lỵ quyết nghịch, 6 bộ mạch đều trầm tế
  • Nhân sâm 1/2 lạng                       – Phụ tử 1/2 lạng,
  • Gừng 10 miếng                             – Đinh hương 10 cái
  • Gạo tẻ 1 cáp

Hoặc nấu hoặc làm thuốc viên, uống ấm khi đói.

  1. Chứng hàn đi ra nưổc và đi lỵ đã lâu ngày
  • Phụ tử 1 củ, nửa để sống, nửa dùng chín, lấy nửa cáp đậu đen cùng nấu cho chín, nghiền ra làm viên, sắc nước Hoàng liên uống mỗi lần 5 viên.
  1. Hàn lỵ đi ra sắc xanh
  • Gừng khô tán nhỏ, uống với nước cơm, ngày 2 lần, đêm 1 lần.
  1. Lỵ nhiệt mà đau
  • Hồ hoàng liên hoàn với cơm, uống với nước cơm, mỗi lần 30 viên.
  1. Chứng hạ lỵ xích + bạch hiệp nhiệt
  • Lưu hoàng, Cáp phấn, đều bằng nhau, tán nhỏ, hoàn với hồ, uống với nước cơm, mỗi lần 50 viên.
  1. Tích nhiệt hạ lỵ
  • Sài hồ, Hoàng cầm, đều nhau, sắc với nửa rượu nửa nước, uống nguội khi đói.
  1. Nhiệt lỵ lý uất (quặn đau mót rặn)
  • Đại hoàng 1 lạng, tẩm rượu 1/2 ngày sắc uống.
  1. Nhiệt độc đi lỵ ra máu và nước
  • Lá cây Kim ngân sắc với nước uống
  1. Lỵ thực khí bệnh, đi mãi không ngừng
  • 1 lạng Khô phàn nghiền nhỏ, Thiên lục mộc tức cây ớt ăn quả sấy khô tán nhỏ, hoàn với cơm nuốt với nước sôi, tùy người nên uống nhiều hay ít.
  1. Lỵ về khí bệnh, quặn đau mót rặn hoặc đi chảy
  • Gừng sống 1 lạng, Hoàng liên 1 lạng, rồi đến Mộc hương 1 lạng, nước mới múc về 3 chén, đun cạn khô, nghiền nhỏ rồi hoàn với hồ, nấu bằng giấm tùy lượng mà uống.
  1. Huyết lỵ không cầm
  • Địa du – Tam thất nghiền nhỏ, uống với nước cơm
  • Khổ sâm sao đen tán nhỏ, viên uống với nước cơm.
  1. Lỵ ra máu đen, hoặc máu mủ lùng lùng như máu cá
  • Trắc bách diệp tán nhỏ, cùng nấu với Hoàng liên, lấy nước uống.
  1. Thủy cốc lỵ
  • Đi lỵ ra cả nước thức ăn, nấu canh lá hẹ ăn thỏa thích thì thôi, hoặc sao lên sắc uống cũng được.
  1. Nghiện rượu, tửu độc tích lại thành lỵ
  • 5 lạng vôi, hòa với nước làm viên, lấy bùn đất sét bọc lại nung 1 ngày đêm rồi bỏ đất, lấy vôi tán nhỏ, hoàn với đậu tương 1 cân sao, Bạch truật 1/2 lạng sao, tán nhỏ, uống với nước cơm.
  1. Lỵ lâu ngày, khi phát khi không
  • Thử vĩ thảo hoa (cỏ đuôi chồn), Long cốt 4 lạng, nghiền nhỏ, sắc với nước uống nguội.
  1. Lỵ
  • Hạnh nhân bỏ vỏ sao nghiền
  • Gan lợn 1 bộ thái miếng rửa sạch bỏ gan vào nồi đất, lấy Hạnh nhân để lên, lấy 2 cân nước tiểu trẻ em đun cho khô mà ăn.
  1. Lỵ cấm khẩu
  • Nhân sâm, Liên nhục, 2 thứ đều nhau, lấy nước giếng trong mà đun, uống từng hớp ít ít dần dần.
  • Thạch liên nhục 5 hạt, Sơn dược cỏ Phượng vĩ – sắc uống, đi cầu ra máu gia mật ong 3 chén, bạch lỵ gia Hoàng liên, Chỉ xác.
  1. Lỵ cấm khẩu và khi đi lỵ rồi đau bụng
  • Sơn dược nửa sống nửa sao, Khô phàn 7 phân, củ cải giã lấy nước 1 chén, mật và nuớc đều 1 chén, cùng sắc uống, đêm uống A giao hoàn 100 viên.
  1. Kiết lỵ (Phương gia truyền)
  • Hoàng liên 5 đồng cân, Mộc hương 3 đồng cân
  • Tán nhỏ hòa với cháo gạo trắng ăn khỏi ngay.
  1. Sau khi lỵ bị lòi dom (rất công hiệu)
  • Tây dương sâm 3 đồng cân, Oc cửu khổng 3 đồng cân, Dạ minh sa 3 đồng cân, Sơn dược tán nhỏ, lấy nước mưa đun sôi pha bỏ bã.
  1. Xích lỵ, bạch lỵ, hoặc xích bạch lẫn lộn, lâu không

khỏỉ, hoặc tả lỵ kiêm cả đau bụng

  • Nha đảm tử, Khổ luyện tử bỏ đầu, Ngũ bội tử sao vàng, Khô phàn 1 lạng, Hoàng liên 3 phân, tán nhỏ viên bằng hạt ngô đồng mỗi lần uống 19 viên với nước cơm khi đói, nếu chữa mọi chứng lỵ thì gia Xạ hương 1 phân liều lượng như trên, uống với rượu, chữa đàn bà trẻ em rất tốt.
  1. Hạ lỵ đau bụng
  • 1 quả trứng gà ác, chọc 1 lỗ, bỏ lòng trắng, cho 5 phân Hoàng đơn vào đánh đều, lấy đất bùn bọc lại nướng, nghiền nhỏ uống với nước cơm, mỗi lần 2 phân.
  1. Lỵ khát lâu ngày, tân dịch khô, chân tay phù thũng,

lưỡi ráo môi khô và thương hàn lỵ khát

  • 0 mai 20 quả, Mạch môn đông 2 đồng cân, sắc lấy 1 chén nước. Lại lấy 1 quả bí đao lấy đất sét nhào bọc kín nướng chín, vắt lấy nước, uống.
  1. Những chứng hạ lỵ
  • Lá rau dền, lá Ké đầu ngựa, đều giã vắt lấy nước nấu uống nóng.
  1. Lỵ xích bạch đã lâu, người hư yếu
  • Sắc Hoàng liên lấy nước, hòa với mật ong, uống ngày 5-6 lần.
  1. Lỵ đi cầu ra nước
  • Nấu nước Trắc bách diệp uống thay nước chè.
  1. Chữa lỵ trực trùng

– Rễ cây Xích đồng nam 20g – Rễ cây Ké hoa vàng 30g

Dùng tươi hoặc khô, rễ 2 thứ rửa sạch, thái nhỏ, cho vào 500ml

nước, sắc còn 200ml

Mỗi lần uống lOOml, ngày uống 2 lần.

  1. Chữa lỵ trực trùng
  • Lòng đỏ trứng gà 1 quả
  • Sáp ong bằng phần lòng đỏ trứng gà
  • Lấy 1 quả trứng gà, đập bỏ lòng trắng, trộn lẫn với sáp ong, cho vào chén, lấy giấy bọc kín miệng chén rồi cho vào nồi cơm hấp chín cho bệnh nhân ăn
  • Chuyên chữa các chứng đau bụng đi đại tiện nhiều lần phân lùng nhùng máu, người da dỏ hồng, hậu môn nóng.
  1. Chữa lỵ trực trùng
  • Xa tiền tử 1 lạng (hạt Mã đề)
  • Thạch lựu 1 lạng (rễ cây lựu)

2 vị sao qua phơi khô, tán thành bột

Người lớn uống mỗi lần 2 – 3 đồng cân, 3 lần /ngày

Trẻ em tùy tuổi mà gia giảm lượng, phải thang bằng nước gừng đun sôi.

  • Cách gia giảm: Đi kiết mà thổ khan thì dùng cơm cho vào vỏ quả trứng gà đốt cháy và cho thêm Hoắc hương, gừng sống, sắc lấy nước làm thang

Bí tiểu tiện thì dùng rễ 3 củ hành, sắc làm thang Phát kinh giản thì uống với nước đun sôi.

  1. Chữa lỵ trực trùng
  • Củ nâu đỏ (dùng nhuộm vải) 3 lạng
  • Lá mơ lông (mơ tam thể) 3 lạng

Củ nâu đỏ gọt vỏ thái mỏng phơi khô, sao đen nhưng vẫn giữ được tồn tính, lá mơ thái nhỏ phơi khô, 2 thứ cùng khô rồi mới cân, tán nhỏ, hồ hoàn viên to bằng hạt ngô.

Người lớn uống mỗi lần 20 viên với nước đun sôi Trẻ em bớt 1 nửa liều, 2-3 lần/ngày Chuyên trị các chứng kiết lỵ đi ra máu mủ

  • Kiêng ăn: vừng, dừa, lạc các thức ăn xanh sống.
  1. Chữa lỵ trực trùng
  • Cỏ Mần trầu (cả cây và rễ) 40g
  • Cây Tía tô (cả cây và rễ) 20g
  • Bông Mã đề (cả cây lẫn rễ) 15g
  • Lá Mía tía (sao vàng) 15g
  • Cây cỏ Mã vĩ 20g
  • Nếu đau bụng nhiều thì gia
  • Hoa vốì 2g – Hạt cau già 2g

Các vị sắc uống, người lớn uống 1 lần trẻ em tùy tuổi mà uống ít nhiều

  • Kiêng kỵ: Trước khi uống thuốc phải ăn cháo 3-5 ngày. Nếu không ăn được cháo thì ăn cơm nhão để hơi nguội ăn với muối trắng.

Nếu ăn nhiều các thứ sinh lãnh như quả xanh rau sống hay các thứ gỏi tươi.

  • Kiêng ăn: cá thịt và các chất rau mỡ.
  1. Thuốc chữa xích bạch lỵ
  • Xuyên hoàng liên 3 lạng (tẩm rượu sao hạ thổ)
  • Ngũ bội tử 2 lạng                         – Khổ luyện tử 3 lạng
  • Binh lang 3 lạng                          – Bắc Mộc hương 1 nắm
  • Hoàng lạp 3 lạng

5 vị trên tán mạt, lấy Hoàng lạp đun chảy ra, cho thuốc vào hoàn, viên to bằng hạt ngô đồng

  • Người lớn uống mỗi lần 10 viên
  • Trẻ em mỗi lần 5 viên uống với nước chè
  • Trị lỵ mới mắc hay đã lâu đều dùng được
  • Kiêng ăn: các thức tanh và đồ sống
  1. Bạch lỵ
  • Hoài sơn 10 đồng cân (sao vàng)
  • Liên nhục 10 đồng cân (khử tâm sao vàng)
  • Bạch linh 5 đồng cân (bô vỏ bỏ lỏi)
  • Sa nhân 5 đồng cân (bỏ vỏ sao) – Hồ tiêu 3 hột

Các vị tán nhỏ rây kỹ cho vào lọ đóng nút kín để dùng Người lớn, mỗi lần 2 đồng cân hòa với nước cơm cho uống trước bữa ăn Trẻ em 1 tuổi trỏ* xuống, mỗi lần uống 5 phân đến 1 đồng cân hòa với nước cơm cho uống không có phản ứng gì cả.

  1. Bệnh lỵ
  • Vỏ cây bàng (đẽo lấy vỏ, cạo bì xanh bên ngoài, lấy vỏ trong đem phơi chỗ râm cho khô, sao vàng tán nhỏ), lấy cỏ gà đă luộc chín đem hoàn, viên to bằng hột ngô
  • Người lớn, mỗi lần uống 30 viên
  • Trẻ em từ 6 – 7 viên trố lên tùy theo tuổi mà uống, thang bằng nước chè
  • Chuyên trị nam phụ lão ấu bị bệnh lâu ngày không khỏi uống đều công hiệu.
  1. Viên kiết lỵ Hòa lỵ hoàn – mỗi lọ 3g
  • Nha đảm tử 200g – Tá dược vừa đủ 1000g
  • Hoàng liên 200g                          – Binh lang 200g
  • Mộc hương bắc 50g                    – Chỉ xác 200g

Chữa kiết lỵ tiêu ra máu, mủ, bụng quặn đau, lỵ a-mib

Người lớn mỗi lần uống 2-6 gam (1 – 2 lọ) ngày uống 2 lần, với nước đun sôi để còn ấm

Trẻ em tùy tuổi uống từ 1 – 3 gam

  • Kiêng ăn: chất béo, tanh, cay, nóng.
  1. Chữa kiết lỵ
  • Mộc nhĩ (loại nấm mọc ở cây chuôi, cây mít) 50g
  • Lá mơ lông (có mơ tam thể càng tốt) 30 lá
  • Gạo tẻ 20g

Mộc nhĩ rửa sạch thái nhỏ, nấu cháo với gạo tẻ, khi cháo chín nhừ rồi thái lá mơ thật nhỏ trộn với cháo ăn lúc còn hơi ấm, ăn 2-3 lần sẽ khỏi.

  1. Chữa kiết lỵ: Kiết lỵ trắng đỏ lẫn lộn
  • Tai hoa gạo 120g (cái tai ở dưới dế hoa gạo đỏ đã nở)

Tai hoa gạo rửa sạch, sắc đặc, mỗi ngày uống 2 nước lúc bụng còn đói, uống 2-3 thang sẽ khỏi.

  1. Chữa kiết lỵ: Kiết lỵ có huyết nhiều
  • Rễ cây sẹo gà 24g –   Dây bòng bong 24g
  • Tiền đồng 3 đồng cân –   Gừng tươi 3 lát

Bòng bong, rễ sẹo gà rửa sạch thái nhỏ. Cả 4 thứ sắc với 2 bát nước lấy 2/3 bát chia làm 3 lần uống trong ngày. Trẻ em dùng 1/3 liều người lớn

  • Kiềng kỵ: Kiêng ăn các thứ cay, chất cứng, nên ăn cháo lỏng.
  1. Chữa kiết lỵ: Chữa lỵ a-mib
  • Lá cây ba chẻ 50g
  • Lá cây ba chẻ rửa sạch, sao vàng cho vào 600ml nước, sắc còn 200ml

Ngày uống 2 lần, mỗi lần lOOml.

  1. Truyền trị mọi chứng lỵ
  • Rễ cây Sầu đâu cứt chuột, rửa sạch cắt nhỏ, phơi khô, tán, viên với hồ.
  • Lá Ngải cứu, vỏ quít, đều nhau, sắc nước uống, hoặc tán, đổ rượu vào cơm nấu cho nhừ làm viên bằng hạt ngô đồng, 1 lần uống 20 viên nước muối.
  • Da nhím, đốt cháy, tán 2 đồng cân hòa rượu uống.
  • Hành tăm 1 nắm, giã, nấu cháo gạo tẻ thường ăn.
  • Rết 1 con, bỏ đầu chân, đốt tồn tính tán, hòa nước cơm, uống.
  • Đất giun đùn 1 thăng, sao cho hết khói, thừa lúc đang nóng đổ vào 1 bát nước, quấy, lắng lấy nước trong uống.
  • Rễ cây mơ, cỏ sẹo gà, hạt Mã đề đều nhau, rửa sạch, xắt nhỏ, sắc đặc uống.
  • Cây Tầm phỏng (Khổ luyện đằng) Ké đầu ngựa cành và lá. đều nhau, giã nát, khoảng 4 – 5 đồng cân, nước 3 bát, sắc còn 1/2 bát, bỏ bã thêm tí muối, uống lúc đói.
  • Ngũ bội tử 1 lạng, phèn phi 5 đồng cân, tán viên với hồ bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 viên với nước cơm
  • Hạt bồ kết, để lên ngói sấy khô, tán, viên với hồ bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần 40 – 50 viên uống với nước chè để lâu năm, lúc đói uống 3 lần thì hết chất bẩn trong ruột, phân sẽ vàng trở lại.
  • Lá Thanh hao – lá Ngải cứu hái ngày đoan ngọ, đều nhau, giă với dậu xị vắt thành bánh, 1 bánh sắc với 1 thăng nước uống.
  • Cây ích mẫu phơi khô. Muôi lâu năm, Ô mai đốt tồn tính, 3 thứ bằng nhau tán, 1 lần uống 3 đồng cân, lỵ đờm thì thang với nước Can khương, lỵ ra máu thì thang với nước cam thảo.
  • Lá ké đầu ngựa, không kể nhiều ít rửa sạch, sắc cho nát bét, lọc bô bã, ngào với mật thành cao, uống 1 lần 2 thìa với nước sôi.
  • Gà mái nâu 1 con, nhổ lông rửa sạch, lấy muối trộn giấm phết vào, nướng qua, nấu thật chín, ăn, rất bổ ích.
  • Hạt mùi 1 cáp, sao thơm tán 1 lần uống 2 đồng cân, lỵ ra máu thì uống với nước đường, lỵ đờm thì uống nước gừng ngày 2 lần.
  1. Truyền trị mọi chứng lỵ, hoặc đỏ hoặc trắng, mót rặn,

ngày đêm đi luôn

  • Hoàng đơn, ngâm nước qua rồi sao khô, 8 phân, Ba đậu phơi nhiều lớp giấy đập bỏ dầu 5 phân,

Sáp vàng 8 phân nấu chảy trộn đều viên bằng hạt đậu xanh, 1 lần dùng 6-7 viên tăng dần lên 15 viên uống với nước cơm lúc đói, nếu lỵ đỏ thì nấu nước rễ cỏ tranh làm thang, lỵ trắng thì uống với nước sắc lá Ngải cứu và gừng.

  • Bệnh lâu ngày hoặc già yếu không dùng được.
  1. Lỵ lâu ngày không khỏi, dù chất nhầy trong ruột đã ra
  • Mơ 20 quả sắc với 1 bát nước còn 6 phân uống lúc đói.
  1. Sau khi đi lỵ, tiểu tiện nhiều bụng đầy và rất đau, là do âm dương không điều hòa
  • Quả dành dành, củ riềng, đều 3 đồng cân, tán 1 lần uống 2 – 3 đồng cân với nước cơm hoặc rượu nhạt lúc đói.
  1. Lỵ lâu ngày, ăn uống không tiêu
  • Chỉ thực bỏ ruột, sao, tán 1 lần uống 2 – 3 đồng cân với nước cơm, lúc đói.
  1. Lỵ đi mãi không ngớt, ợ khan, gầy yếu, hay ngủ, mặt đỏ là do trùng
  • Nước mật lợn, giấm tốt, nước gừng đều nhau, hòa lẫn, thấm vào hậu môn cho hơi giấm xông lên cổ họng luôn luôn thì đi tả ra chất độc ngũ sắc và trùng là lành.
  1. Lỵ đỏ trắng, đi cầu ra máu đờm lẫn lộn, bụng đau mót rặn, khát nước, tiểu tiện đỏ gắt

Đó là do tỳ vị tích trệ nên dùng thuốc thông khí hóa trệ

  • Thanh Mộc hương, Đại hồi, Hắc sửu, sao vừa, hạt cải củ sao, hạt cau đều nhau tán viên bằng hạt ngô đồng, 1 lần uống 30 viên với nước cơm lúc đói.
  1. Truyền trị mọi chứng xích bạch lỵ đau bụng mót rặn
  • Củ mài, gương sen, đều nhau, Phấn thảo 1/2 phân cùng tán, 1 lần uống 2 – 3 đồng cân với nước trà, chỉ uống 1 lần là yên.
  • Hạt bồ kết, sao lẫn với cám, Chỉ xác sao, đều nhau tán, viên với cơm bằng hạt ngô đồng, 1 lần uống 30 viên với nước cơm.
  • Hắc sửu sao, nghiền lấy lớp bột 2 đồng cân, sắc nước tim bấc uống lúc đói, rồi ăn cháo trắng để bồi bổ.
  1. Lỵ cấm khẩu
  • Thạch liên nhục, bỏ vỏ và tim, sao qua, tán uống 1 – 2 đồng cân với nước trần mễ, thèm ăn là công hiệu, hoặc lỵ kinh niên hao tổn tinh huyết thành lao lỵ biến sinh nhiều chứng, ngũ tạng phiền nhiệt thì thêm củ mài sao và hạt sen tán.
  • Củ cải sắc nước, hòa ít mật uống lúc đói, đến lúc muôn ăn thì lấy thịt nấu cháo ăn, nhưng không nên ăn quá nhiều.
  • Tỏi, giã nát – rịt vào giữa 2 lòng bàn chân và lỗ rốn.
  • Bông bụp bỏ vỏ tẩm nước gừng cho ướt, lại sao khô, tán, 1 lần uống 2 đồng cân với nước nóng, uống 3 lần khỏi.
  • Cá diếc to, để nguyên vảy mổ bỏ ruột, dồn vào một cục phèn chua bằng đầu ngón tay, đốt tồn tính, tán, 1 lần uống 1 – 2 đồng cân với nước cơm lúc đói.
  1. Lãnh lỵ đi ngoài, không cần mót rặn
  • Lá nhãn sao, gan dê, thái mỏng sấy khô trên miếng ngói, Can khương đều nhau, tán, luyện với cơm viên bằng hạt ngô dồng, 1 lần uống 30 viên – 40 viên với nước sôi, ngày 2 lần.
  • Củ mài 1/2 sống 1/2 sao tán, 1 lần uống 2 – 3 đồng cân với nước cơm.
  • Cá diếc nấu canh hẹ ăn.
  • Lá lốt 1 nắm sắc uống.
  1. Truyền trị lỵ máu vì nhiệt độc
  • Dành dành 14 quả, bỏ vỏ, tán viên với mật bằng hạt ngô đồng, 1 lần uống 3 viên, ngày 3 lần hoặc sắc nước uống cũng được.
  • Ô mai, bỏ hạt lấy cơm sao, hoa hòe sao qua, đều nhau, tán, 1 lần uống 2 đồng cân với nước cơm.
  • Cỏ Tháp bút 5 đồng cân, sắc uống lâu dài.
  • Ngũ bội tử sao, tán Ô mai, ngâm nước bóc lấy cơm, giã nát làm hoàn bằng hạt ngô đồng, 1 lần uống 50 – 60 viên với nước nóng
  • Lá sen, sắc với nước, uống.
  • Bạc hà sắc uống thường xuyên.
  • Hạt gai dầu, nghiền với nước, bỏ bã và nấu với đậu xanh cho chín, ăn.
  • Ô dược, đốt tồn tính, tán, dùng cơm gạo trần mễ rưới nước vào luyện làm viên bằng hạt ngô đồng, 1 lần uống 39 viên với nước cơm lúc đói.
  • Can khương, đốt tồn tính, tán, 1 lần uống 1 đồng cân với nước cơm.
  • Mộc nhĩ sao, đốt tồn tính, tán uống với rượu hoặc nước giếng ban mai.
  1. Lỵ ra máu, đau thắt ở bụng rốn
  • Đậu xị 1 cáp, sắc với 1 bát nước, sôi 2 dạo thì uống. Nếu lỵ trắng và đỏ thì đậu xị sao đen, sắc uống.
  1. Lỵ ra máu do tỳ thấp
  • Thanh bì bỏ ruột sao, Hòe hoa sao, Kinh giới, đều nhau, sắc uống lúc đói.
  1. Lỵ ra máu, đau bụng hoặc phân như óc cá, nhiều màu sắc lẫn lộn, đó là do độc rượu
  • Mướp 1 quả cả vỏ và hạt, đốt cháy, tán, mỗi lần 2 đồng cân uống với rượu lúc đói.
  1. Lỵ ra máu mủ ngày vài chục lần, lâu không khỏi
  • Tạo giác thích, Hòe hoa để sống, Chỉ thực, sao với cám, đều nhau, tán, viên + mật bằng hạt ngô đồng, 1 lần 30 viên uống với nước cơm, ngày 3 lần.
  1. Lỵ khát nước, uống rất nhiều nưởc
  • Mạch môn đông, bỏ lõi 3 lạng, Ô mai bỏ hạt 20 quả, nước 2 thăng, sắc còn 7 phân, uống dần dần.
  • Ô mai, nấu nước uống thay nước chè.
  1. Lỵ ra sắc xanh
  • Càn khương, cắt nhỏ như hạt đậu đen 1 lần uống 6-7 hạt với nước cơm, ngày 3 lần, đêm 2 lần.
  1. Lỵ do ăn dồ sống lạnh như cua trai, tỳ vị bị lạnh sinh ra, chữa nhiều chưa khỏi
  • Ngó sen, giã nát, uống với rượu nóng vài lần là khỏi.
  1. Truyền phương chữa lỵ hay như thần
  • Dây mơ lông, cỏ sẹo gà, rễ cỏ tranh, rễ cây phèn đen, đều nhau, gừng sống chút ít, sắc đặc, dể nguội uống lúc đói.
  1. Truyền trị lỵ ra máu
  • Vỏ ốc nhồi lẫn trong đất lâu năm, rửa sạch, tán uống 2 – 3 đồng cân với nước chín.
  1. Kiết lỵ ngày đêm đi vô độ
  • Cỏ sẹo gà, rễ cỏ tranh, lá phèn đen, lá Mơ lông, vỏ cây duối, Nam mộc hương, củ gấu, lá ngải cứu, Hoàng liên, Chỉ xác, Binh lang, sắc uống. Nếu ra nhiều máu gia Hồng hoa, Tô mộc, Sáp ong.
  1. Lỵ ra máu nhỏ từng giọt
  • Địa du, Hoàng bá, đều nhau, tán uống 3 đồng cân với nước cơm, mót rặn gia Mộc hương, Đậu xanh, Vũ dư lương.
  1. Kiết lỵ lâu ngày không khỏỉ
  • Sáp ong, 1 cục to bằng quả táo cho vào nồi đồng nấu chảy.
  • Trứng gà 1 quả lấy lòng trắng đổ vào, thêm tí muôi, nấu chín ăn lúc đói.
  • Rễ tầm xuân rửa sạch, thái nhỏ, sắc đặc, uống dần, khỏi thì thôi.
  • Cóc 1 con, bô ruột gan, đốt tồn tính tán, 1 lần lđồng cân uống với nước cơm.
  • Chẫu chàng 1 con, làm như cóc.
  • Cây ích mẫu, lá sen non, nấu cháo với gạo ăn và nấu lấy nước uôrLg thay nước chè.
  1. Trẻ đi lỵ lâu ngày
  • Rễ cây Ý dĩ sắc lấy nước uống lúc đói.
  1. Trẻ bị tả lỵ ngày đêm không biết mấy lần
  • Lá Trắc bá, sao, sắc uống thay nước chè.
  • Cá chép 1 con, đốt tồn tính, tán 1 lần uống lđồng cân với nước cơm.
  • Hạt Mã đề, hoa Dâm bụt đỏ sắc uống khi đói.
  • Mã đề cả cây giã lấy nước cốt, hòa với mật uống.
  1. Trẻ lỵ cấm khẩu, nấc cụt không ăn được
  • Hạt sen, bỏ lõi tán, 1 lần 1 đồng cân uống với nước cơm, hoặc thêm Hoài sơn, 2 thứ bằng nhau, tán, uống.
  1. Trẻ đi lỵ, khát nước
  • Bí đao, giã lấy nước cốt, uống.
  1. Trẻ bị bệnh lỵ và lòi dom
  • Hoa hòe lâu năm tán 1 lần uống 1/2 đồng cân, người lớn uống 1 đồng cân với nước trần mễ.
  1. Trẻ bị bệnh bạch lỵ, đau bụng mót rặn
  • Hạt vừng, xát cho trắng, sao thơm tán, 1 lần 1 đồng cân, sắc với nước rồi cho thêm 1 chén mật uống.
  • Mai mực, nghiền thành bột 1 lần 1 đồng cân uống với nước cơm
  • Rau dừa nước 1 đồng cân, Tía tô 1 đồng cân, Bạc hà 1 đồng cân, lá Ngải cứu 7 đọt, gừng 3 lát, Xương bồ 3 lát (kiêng luộc, sắc) cùng giã nát, xào chín, đắp vào rốn ngày thay 3 lần
  • Tổ ong, đốt tán, 1 lần uống 1/2 đồng cân với nước cơm lúc đói.
  • Ngó sen, gừng sống đều nhau, sao cháy đen, sắc uống.
  1. Trẻ bị ra máu không ngớt
  • Rau sam giã lấy nước cốt 1 chén, mật ong 1 chén, cùng hòa với nước cơm uống lúc đói.
  • Rau sam giã lấy nước cốt nấu bôi, thêm ít mật ong uống lúc đói.
  1. Lỵ ra máu tươi
  • Ốc nhồi, giã nát, đắp lên rốn.
  • Lá đơn tía sao qua, sắc đậm uống.
  1. Truyền trị trẻ già, bị lỵ ra phân đủ màu lẫn lộn
  • Bột gạo tẻ 1 nắm, chuôi 1 quả bỏ vỏ, lá mơ róc bỏ gân lá 1/2 nắm, đều giã nát nặn thành miếng mỏng, dùng lá chuôi lót cả trên dưới để vào cái xanh sấy lửa than, lật t.rd cho chín vàng.
  • Tùy người lớn nhỏ mà ăn, lấy hoa Mã đề sao qua, sắc nước làm thang uống.
  1. Các chứng lỵ
  • Tạo giác để sống tán 1 đồng cân. Sơn tần 1 đồng cân, trộn đều, luyện với cơm làm viên to bằng hạt đậu đen, người lớn 2 viên, trẻ em 1 viên, bỏ vào miếng chuôi tiêu mà nuốt, khi cần đến sẽ chế thuốc. Không nên dùng thuốc để lâu.
  1. Lỵ ra huyết
  • Nam xuyên luyện tử, Trần mễ, phân lạng bằng nhau, tán, viên với hồ, lấy nước Mã đề làm thang.
  1. Lỵ không kể phân đỏ, trắng hay đen, lâu hay mới đều chữa có hiệu quả
  • Xuyên luyện tử (to bằng quả nhãn), đậu xanh, phân lạng đều nhau, tán, viên với cơm to bằng hạt đậu đen, mỗi lần uống 3 – 4 viên khi đói, chiêu với nước gừng nhạt.
  1. Lỵ tiết tả
  • 7 – 8 quả bồ hòn, đốt tồn tính, nghiền, hòa với nước cơm uống.
  1. Thuốc hoàn chữa mọi chứng tiêu chảy
  • Hạt quả vải 10 phân, Mai mực 5 phân tán, viên với hồ, lượng chừng cho uống, nước lá rau dừa làm thang.
  1. Tiêu chảy, ói mửa nguy cấp
  • Củ tỏi to nghiền nát như bùn đắp vào 2 lòng bàn tay và giữa rốn.
  1. Kiết lỵ: Trẻ em dưới 1 tuổi, người lớn cũng uôlng được

Đốt trên than cho cháy cơm tồn tính

  • Hoàng cầm 2 đồng cân – Thăng ma 2 đồng cân
  • Địa du 2 đồng cân
5/54 ratings
Bình luận đóng