Mục lục
Trẻ em không nên ăn kham.
Những chất dinh dưỡng mà cơ thể cần có phải toàn diện. Căn cứ vào nhu cầu của những chất dinh dưỡng, năng lượng cơ bản mà chất dinh dưỡng sản sinh ra, tỉ lệ phần trăm thích ứng trong tổng năng lượng là : prôtêin 13 – 17%, chất béo 30 – 35%, chất đường 50 – 55%. Cho nên những chất hoá hợp của prôtêin, mỡ và vitamin đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể loài người.
Ăn kham, do chất dinh dưỡng phiến diện mà làm cho cơ thể không đạt được nhu cầu dinh dưỡng hợp lý, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cơ thể, dễ dẫn đến các loại bệnh tật. Từ lâu, trong “Nội kinh” đã có luận thuật là trong lục phủ ngũ tạng không được thiên lệch về một cái gì hết. Tất nhiên trong ăn uống thì phải chú ý đến chất, nhưng cũng không yêu cầu phải ăn toàn chất, cũng phải ăn một ít chất tanh để điều tiết khẩu vị, để cho những chất dinh dưỡng được tận dụng nhiều nhất.
Từ xưa đến nay, không ít những bọn vua quan phong kiến, bọn quí tộc cường hào, ngày ngày ăn sơn hào hải vị, nhân sâm yến sào, chất bổ thừa mứa, nhưng trong bọn chúng đã có mấy ai thân cường tuổi thọ đâu ? Rất nhiều người trong bọn họ đã chết non hoặc cũng chẳng sống lâu. Chứng tỏ rằng, đạo ăn uống không phải chỉ là toàn chất bổ, mà là phải khoa học hợp lý.
Trẻ em không nên bỏ bữa ăn sáng.
Tế bào não của con người chỉ có thể thu được năng lượng trong chất dinh dưỡng của đường. Sau một đêm không ăn, mà sáng ra cũng lại không ăn hoặc bữa sáng ăn quá ít, đường không thể bảo đảm cung ứng đủ cho máu, thời gian kéo dài khiến người ta cảm thấy mệt mỏi , kiệt sức, mắt hoa đầu váng, xuất hiện hiện tượng tim đập mạnh, buồn nôn, ngất xỉu v.v…không còn tinh lực dồi dào để học tập và công tác. Bữa ăn sáng nói chung thường là đường, cháo, bánh bao, màn thầu, có điều kiện thì ăn trứng, sữa bò là những thứ có nhiều chất đạm.
Bữa ăn sáng không nên chỉ ăn thức ăn khô.
Từ góc độ sinh lý học mà xét, công năng của đường tiêu hoá thường từ trạng thái ngưỡng chế ban đêm khôi phục đến trạng thái hưng phấn, công năng tiêu hoá kém, khẩu vị không thấy ngon. Nếu lúc này mà ăn những thức ăn thiếu lượng nước thì không dễ tiêu hoá. Ngoài ra sau một đêm ngủ say, cơ thể con người đã ở vào trạng thái mất nước, trong tình trạng cơ thể có nhiều chất chuyển hoá cần bài tiết ra ngoài, cần phải kịp thời bổ sung một lượng nước nhất định, như ăn cháo, uống sữa đậu nành, sữa bò để bổ sung cho tình trạng thiếu nước trong cơ thể.
Bữa sáng mà ăn nhiều thức ăn có hàm lượng nước, còn có thể tăng thêm phần hấp thu dịch thể, mở rộng thành huyết quản, bổ sung lượng máu, tăng nhanh tuần hoàn máu, khiến cho những chất chuyển hoá mới trong cơ thể nhanh chóng được khôi phục đến trạng thái thịnh vượng.
Mùa hè nóng nực không nên quên ăn giấm.
Tục ngữ có câu : “ Mở cửa ra là có bẩy việc: củi, gạo, dầu, muối, tương, giấm, trà”. Đủ thấy địa vị của giấm trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Ăn giấm không những chỉ tăng thêm phong vị của thức ăn, tăng thêm khẩu vị, những thành phần trong đó như axit axêtic, đường và axit xitric còn là những vật chất là nguồn sinh ra năng lượng mà cơ thể con người cần thiết, và được cơ thể nhanh chóng hấp thu . Cho nên, mùa hè ăn một chút giấm sẽ có lợi cho việc giải trừ mệt nhọc và khôi phục thể lực.
Mùa hè nhiệt độ cao, là thời tiết vi khuẩn sinh sản rất nhanh và rất mạnh, những căn bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá phát sinh tương đối nhiều. Diệt khuẩn trị bệnh chính là bản lĩnh sẵn có của giấm. Các loại vi trùng như vi trùng Salmôn, trực khuẩn ruột già, tụ cầu khuẩn hoá mủ, vi khuẩn kiết lỵ v.v…gặp phải giấm thì chỉ sau nửa tiếng đồng hồ nó sẽ chết. Cho nên mùa hè dùng giấm trong nộm và các loại thức ăn khác, vừa giúp cho khẩu vị được ngon hơn, lại vừa có tác dụng diệt khuẩn trị bệnh. Ngoài ra một số thực vật có bao hàm chất muối axit nitric, như cá mắm, thịt muối, dưa muối v.v…vì trời rất nóng nên vi khuẩn sinh nở rất nhanh, tác dụng của việc vi khuẩn chuyển hoá những chất muối a-xit nitric ở trong đó thành chất muối á a-xit nitric cũng tăng lên. Chất á a-xit nitric này ở trong cơ thể sau khi chuyển hoá có thể chuyển biến thành chất á nitrat amin là chất gây ung thư rất mạnh. Ăn một chút giấm sẽ có tác dụng phân giải chất muối á a-xit nitric này . Những người bị bệnh cảm cúm, bệnh viêm họng uống mật ong có pha một chút giấm vừa phải, cũng sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
Xin nhớ : mùa hè không nên quên cho trẻ em ăn một chút giấm