Mục lục
I. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
Hội chứng Guillian-Barré (GBS) thường xảy ra sau giai đoạn nhiễm siêu vi, hoặc liên quan đến bệnh lý tự miễn, phẩu thuật, tiêm vacin. Phần lớn bệnh nhân có tiến triển thuận lợi nhưng cũng có thể để lại một số di chứng về vận động
II. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN
Các đặc điểm cần cho chẩn đoán Sự yếu cơ tiến triển dần cho cả chân tay
Mất phản xạ gân cơ
Các đặc điểm lâm sàng hổ trợ cho chẩn đoán
Sự tiến triển nhiều ngày đến 4 tuần
Sự đối xứng của các triệu chứng
Các triệu chứng cảm giác nhẹ
Tổn thương dây thần kinh sọ 2 bên
Bắt đầu phục hồi 2-4 tuần sau khi ngừng tiến triển
Không sốt lúc khởi bệnh
Các đặc điểm xét nghiệm hổ trợ cho chẩn đoán
Dịch não tủy có hiện tượng phân ly đạm tế bào protein tăng, Tế bào <10 /μl Điện cơ thấy giảm tốc độ dẩn truyền
III. ĐIỀU TRỊ
Do diễn tiến bệnh không thể tiên lượng được một cách chính xác, tử vong có thể xảy đến do liệt hô hấp, rối loạn thần kinh tự trị và thuyên tắc phổi do huyết khối tĩnh mạch, mọi trường hợp hội chứng Guillain – Barre đều phải được nhập viện để theo dõi
Theo dỏi chức năng hô hấp: khi hơi thở ngắn, ứ động carbondioxide (dựa vào khí máu động mạch) để có chỉ định kịp thời đặt nội khí quản và giúp thở khi dung tích sống tụt xuống còn 15ml/kg
Theo dỏi nhịp tim và huyết áp để có chỉ định điều trị kịp thời Xoay trở vổ lưng phòng ngừa loét và nhiễm trùng
Immunoglobulin TTM 0.4g/kg trong 5 ngày được chỉ định cho những bệnh nhân có mức độ liệt trung bình đến nặng
Thay huyết tương được chỉ định cho những bệnh nhân có mức độ liệt trung bình đến nặng: thay 5 lần huyết tương cách ngày, mỗi lần thay 40 – 50ml/kg dung dịch thay thế là natriclorua 0,9% hay albumin
IV. TIÊN LƯỢNG: các yếu tố tiên lượng xấu bao gồm
Tuổi già
Bệnh cảnh diễn tiến nhanh
Thở máy
Có tiêu chảy trước đó do campylobacter jejuni
Xem thêm: