Quả cóc có tên khoa học là Spondias cytherea, là một loại cây xích đạo và phát triển tốt ở khí hậu nhiệt đới. Quả cóc có chứa rất nhiều chất xơ. Ở mỗi vùng có một tên gọi khác nhau cho loại quả này, ví dụ như ở Indonesia người ta gọi là quả kedondong, hay thậm chí ở miền Bắc Việt Nam người ta gọi là quả sấu tầu, còn ở miền Nam gọi là quả cóc.
Không chỉ được sử dụng ăn trực tiếp, quả cóc còn là nguyên liệu để chế biến thành các món ăn như salad, nộm hay nước sốt cho các món khác. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần thịt quả cóc gồm: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% – 0,8%; lipid 0,3% – 1,8%; cellulose 0,9% – 3,6%; tro 0,4% – 0,7%; acid 0,4% – 0,8%. Nhờ vậy, quả cóc có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn.
Trái cóc cũng được biết đến là một loại trái cây có công dụng giảm cân, làm đẹp hiệu quả. Quả cóc cung cấp ít calo. 100g thịt cóc cung cấp khoảng 29calo, chất béo có trong trái cóc là chất béo có lợi. Đặc biệt chất xơ có nhiều trong trái cóc mang lại cảm giác no bụng lâu nên sẽ không làm cho bạn thèm ăn và ăn ít đi. Từ đó kiểm soát các cơn đói cũng như cân nặng một cách hiệu quả.
Không những vậy, trái cóc còn chứa nhiều vitamin C chống lão hóa rất tốt. Trong 100g thịt cóc cung cấp 34mg vitamin C đáp ứng ½ nhu cầu vitamin cho cơ thể mỗi ngày, giúp da hồng hào tăng sức đề kháng.
Theo Đông y, công dụng của quả cóc là thanh nhiệt, giải độc, giải khát, kiện tỳ vị. Quả cóc chứa nhiều acid ascorbic, trong 100g thịt cóc có tới 42g acid ascorbic có tác dụng tăng sức đề kháng cho những người bị cảm cúm. Để hiệu quả, dân gian có cách dùng cóc chấm muối nhai thật kỹ và nuốt từ từ giúp giảm ngay chứng đau họng rất tốt.
Trái cóc có vị ngọt và hơi chua, rất dễ ăn lá cóc còn dùng để nấu canh chua – món ăn dân dã được nhiều người ưa chuộng.
Ngoài ra, trái cóc còn có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bị tiểu đường týp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra. Vì vậy có người còn gọi là bệnh tiểu đường “mắc phải”). Cách làm: Quả cóc chín bỏ hạt, bổ nhỏ sấy hay phơi khô, tán thành bột mịn, để dành (chú ý tránh ẩm móc bằng cách thỉnh thoảng đổ ra sao qua hay phơi). Cách dùng: Mỗi ngày 3 thìa bột trái cóc, mỗi lần 1 thìa, trước các bữa ăn sáng, trưa, chiều chừng 30-40 phút. Dùng kéo dài thường xuyên.
Sau 1-2 tháng thử lại đường máu 1 lần, nếu nồng độ trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống còn 2 lần/ngày (sáng, chiều).
Cần lưu ý rằng đây không phải là một loại thuốc có tác dụng điều trị khỏi căn bệnh tiểu đường. Vì vậy người bệnh vẫn nên tuân thủ chế độ ăn kiêng của người bị tiểu đường: Không nên ăn các loại có đường, nên bổ sung chất đạm, tốt nhất là đạm thực vật như đậu nành, đậu phụng; ăn nhiều rau có chất xơ và rèn luyện (tốt nhất là đi bộ) để tránh bị thừa cân. Vì ở bệnh nhân tiểu đường týp II rất “nhạy cảm” với tình trạng tăng cân, khi bị tăng cân thì hàm lượng đường trong máu cũng dễ tăng theo.