Nhiều bậc cha mẹ thấy không yên tâm khi biết con mình bị sốt; tuy nhiên, phần lớn các cơn sốt lại vô hại. Thực tế, một cơn sốt sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của chúng ta và giúp cơ thể chúng ta chống lại nhiễm trùng. Bạn chỉ nên điều trị sốt nếu nó khiến con bạn khó chịu. Và hãy ghi nhớ rằng tình trạng của con bạn quan trọng hơn con số hiện trên nhiệt kế.
Nhiệt độ cơ thể người bình thường dao động trong khoảng 1°F cao hơn hoặc thấp hơn 0,5°C nhiệt độ trung bình 98,6°F (37°C). Có trẻ trải qua giai đoạn sơ sinh bị nhiễm trùng nhẹ ít nhất 1 hoặc 2 lần. Những lần nhiễm trùng này có thể biểu hiện bằng bất kỳ triệu chứng nào, trong đó có thể có sự gia tăng thân nhiệt.
Nếu bạn nghi ngờ con bị sốt và muốn đo thân nhiệt của bé, hãy lấy nhiệt độ trực tràng bằng một chiếc nhiệt kế kỹ thuật số hay nhiệt kế thủy ngân. Cách này sẽ cho bạn kết quả chính xác nhất (nếu con bạn nhỏ hơn 12 tháng tuổi). Hãy gọi cho bác sĩ nhi ngay nếu thân nhiệt của con bạn là 100,4°F (= 38,5°C – nhiệt độ nách) hoặc cao hơn. Hơn nữa, hãy gọi cho bác sĩ nhi để có thêm lời khuyên nếu tình trạng sốt của con bạn kéo dài hơn 24 tới 48 tiếng đồng hồ và bé đang ở giai đoạn sơ sinh. Khi đó, bé có thể gặp nguy cơ mất nước do ngày càng mất nhiều chất lỏng vì sốt. Nguy cơ này sẽ còn xấu đi nữa nếu bé nôn hay bị tiêu chảy.
Hãy gọi ngay cho bác sĩ nhi nếu:
- Con bạn dưới 3 tháng tuổi và có thân nhiệt cao hơn 100,4°F (38,5°C)
Bạn không thể dỗ được con và bé có các triệu chứng như khó thở, ít hoạt bát, tiêu chảy hoặc nôn mửa hoặc bé có vẻ ngày càng mệt hơn.
CẢNH BÁO!
Không bao giờ được cho bé uống aspirin để hạ sốt. Tác dụng của aspirin vốn gắn liền với nguy cơ tăng cao của hội chứng Reyel. Hội chứng Reye là căn bệnh hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, đi liền với nhiễm virus, ảnh hưởng tới não và gan. Mặc dù thuốc acetaminophen (ví dụ như thuốc Tylenol) có thể giúp giảm sốt và giải tỏa cảm giác khó chịu, nhưng không bao giờ được cho trẻ dưới 3 tháng tuổi tự dùng thuốc này hay bất cứ loại thuốc nào khác mà không có lời khuyên của bác sĩ nhi. Nếu bác sĩ kê một loại thuốc, hãy cẩn thận đừng dùng quá liều lượng khuyên dùng (ví dụ, do cho bé uống thuốc cảm khác mà trong đó cùng có chứa acetaminophen). Đồng thời hãy đảm bảo bạn dùng dụng cụ đo lường thuốc đúng.
Cách đo nhiệt độ trực tràng
Nếu con bạn nhỏ hơn 12 tháng tuổi và bạn nghi ngờ bé bị sốt, lấy nhiệt độ trực tràng sẽ cho bạn kết quả chính xác nhất. Để lấy nhiệt độ trực tràng, hãy làm theo sáu bước sau (Hình 1-1).
- Luôn luôn dùng nhiệt kế kỹ thuật số để kiểm tra thân nhiệt của trẻ.
- Lau sạch đầu nhiệt kế bằng cồn rửa hay xà phòng và nước. Dội sạch bằng nước lạnh. Đừng dội bằng nước nóng.
- Bôi một ít chất làm trơn, ví dụ như mỡ bôi trơn, ở đầu nhiệt kế.
- Đặt trẻ nằm ngửa trong lòng hoặc trên mặt phẳng cứng. Giữ bé bằng cách áp lòng bàn tay bạn vào phần lưng dưới, ngay trên mông. Hoặc đặt bé nằm ngửa và uốn chân tới ngực bé. Đặt tay vào phía sau đùi bé.
- Dùng tay kia bật nhiệt kế lên và đút nó khoảng nửa inch (1,27 cm) vào trong hậu môn đang mở. Đừng đưa vào sâu quá. Thoải mái giữ yên nhiệt kế bằng hai ngón tay, giữ tay bạn khum quanh mông trẻ. Giữ khoảng 1 phút, cho tới khi nghe tiếng “bip”. Rồi bỏ nhiệt kế ra và kiểm tra con số hiện lên.
- Hãy cẩn thận kiểm tra nhãn hiệu trên nhiệt kế trực tràng để đảm bảo không bị nhầm nhiệt kế dùng cho miệng.
MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN | NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ | HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN |
Mặt con bạn đỏ bừng. Bé bồn chồn và toát mồ hôi dù không có vẻ ốm. Tóc bé ẩm và bé có nốt phát ban do nhiệt. | Quá nóng. | Giữ cho nhiệt độ trong phòng dễ chịu và mát hơn. Hãy kiểm tra để đảm bảo là bé không mặc quá nhiều quần áo. Nếu bé toát mồ hôi hay tóc bị ẩm, má ửng đỏ, hoặc có nốt rôm sảy tức là bé đang bị nóng quá. |
Nhiệt độ của bé là 100,4°F (38,5°C) hoặc cao hơn, và bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi. | Nhiễm trùng hoặc vấn đề sức khỏe khác có thể cần khám và chữa trị. | Hãy gọi cho bác sĩ nhi. Một cơn sốt ở trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bác sĩ nhi sẽ khám cho bé để loại trừ bất cứ nguy cơ nhiễm trùng hay bệnh nghiêm trọng nào khác. |