Nếu dạ dày của bé đã đầy hoặc do tư thế của bé bị đột ngột thay đổi sau khi ăn, những thứ chứa trong dạ dày có thể ép cơ vòng mở ra và trào ngược lên thực quản. Trái ngược với nôn, trớ không liên quan đến các cơn co cơ do bị ép, chỉ đẩy lên một lượng nhỏ sữa và không khiến bé bị đau hay khó chịu.
Nhiều bé trớ sau khi nuốt không khí trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cách tốt nhất để ngăn chặn hiện tượng này là cho bé ăn trước khi bé quá đói. Giữ bé ở một góc nghiêng sao cho không khí không vào được miệng khi bé ăn. Nhẹ nhàng cho bé ợ hơi khi bé nghỉ giữa lúc ăn. Hạn chế hoạt động nhiều sau các bữa ăn, và bế bé ở tư thế thẳng đứng trong ít nhất 20 phút. Nếu trớ xảy ra thường xuyên hơn bình thường, một số bác sĩ nhi khuyên nên pha sữa đặc hơn với một lượng nhỏ ngũ cốc gạo ăn dặm. Để làm như thế, thêm 1 tới 3 thìa ngũ cốc vào mỗi 30ml sữa công thức. Hiện tượng trớ thường chấm dứt khi bé học được cách co mình vào tư thế ngồi, nhưng một số bé vẫn tiếp tục trớ cho tới khi cai bú, chuyển sang uống bằng ly hoặc biết đi. Cho tới khi hiện tượng trớ ngừng lại, hãy cố gắng tập thói quen bảo vệ bản thân với một chiếc khăn bông hoặc tã vải khi cho bé ăn và ợ.
CẢNH BÁO!
Đừng khăng khăng bắt ăn khi con đã quay đầu khỏi bình. Bé biết dạ dày mình chứa được bao nhiêu và lượng sữa thừa mà bạn thúc cho bé uống có thể khiến bé bị trớ.
Các mẹo để giảm trớ
Trớ là hiện tượng gần như không thể ngăn chặn.
Nhưng bạn có thể sử dụng các kỹ thuật cho ăn để giữ cho bé không nuốt không khí mà bé không cắn. Những mẹo dưới đây có thể giúp bạn giảm lượng thức ăn mà bé trớ ra và số lần trớ:
- Cho con ăn trước khi con đói quá.
- Giữ cho thời gian ăn được bình thản, yên lặng, từ từ và thoải mái.
- Tránh gián đoạn, tiếng động đột ngột, ánh sáng chói và những việc khiến xao lãng khác trong khi ăn.
- Cho bé ợ mỗi 3 đến 5 phút hoặc khi bé dừng hay đổi từ vú này sang vú kia.
- Nếu con bạn bú mẹ, bé sẽ bực tức và khó chịu nếu không có dòng sữa liên tục. Bạn có thể giúp bằng cách đặt bé ở tư thế đúng. Ôm bé sao cho toàn bộ cơ thể không chỉ là đầu bé hướng về cơ thể bạn. Giữ quầng vú (vùng màu hồng quanh núm vú) phía trên bầu vú bằng ngón tay cái, các ngón tay và lòng bàn tay đặt bên dưới. Nhẹ nhàng ấn bầu vú và đưa nó vào miệng bé sao cho bé có thể ngậm được toàn bộ núm vú.
- Cho bé ăn ở tư thế ngồi thoải mái và giữa cho bé thẳng người trên đùi bạn hoặc trong ghế đây hay ghế ngồi cho trẻ sơ sinh trong 20 phút sau khi ăn xong. Tránh cho ăn trong khi bé đang nằm.
- Cố gắng đừng xóc con hay chơi quá nhiều ngay sau khi ăn.
- Nếu con bạn bú bình, hãy đảm bảo là núm vú của bình ở tình trạng tốt và lỗ không quá to (có thể khiến sữa chảy quá nhanh) hoặc quá nhỏ (khiến bé mệt và uống phải không khí). Nếu lỗ bình có kích thước phù hợp, thì khi bạn lật ngược bình, một vài giọt sẽ rơi ra rồi ngừng lại.
Nói chuyện với bác sĩ nhi nếu:
- Con bạn nôn dữ dội sau mỗi lần ăn
- Con bạn sụt hoặc không tăng được cân
- Con bạn nôn ra máu.
MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN | NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ | HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN |
Hầu như lần nào ăn xong con bạn cũng trớ một chút. | Trào ngược dạ dày thực quản (bình thường nếu nhẹ). | Không làm gì cả. Hiện tượng trớ sẽ nhanh chóng giảm dần và ngừng hẳn khi các cơ của con phát triển đầy đủ. |
Con bạn nuốt thức ăn và có vẻ như có rất nhiều hơi. | Nuốt hơi (nuốt nhiều không khí hơn bình thường). | Hãy đảm bảo con bạn được đặt đúng tư thế. |
Con bạn trớ khi bạn nựng bé và sau bữa ăn. | Quá khích. | Giữ cho khoảng thời gian ăn được bình tĩnh và hạn chế chơi nhiều trong khoảng 30 phút sau đó. |
Hiện tượng trớ của con bạn chuyển thành nôn với nhiều cơn co xuất hiện sau mỗi lần ăn. Bé nôn ra với lực mạnh. | Hẹp môn vị hoặc vấn đề sức khỏe khác cần được chẩn đoán và điều trị. | Hãy gọi cho bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho con bạn để đưa ra nguyên nhân của hiện tượng nôn. |
Trớ hay nôn ra máu | Viêm thực quản hoặc vấn đề sức khỏe khác cần được chẩn đoán và điều trị. | Gọi ngay cho bác sĩ nhi để họ có thể khám cho bé. |