Suy  thận là một biến chứng hay gặp ở người có tuổi, đó là hậu quả các bệnh mãn tính của thận làm cho chức năng lọc của thận bị giảm sút.

Nguyên nhân

Người bị suy thận do nhịn đi tiểu kéo dài dẫn đến thận bị suy yếu.

Do người bệnh làm việc quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi.

Triệu chứng

Người mắc bệnh suy yếu thận mãn có rất nhiều biểu hiện: Cơ thể người bệnh giảm sút; mệt mỏi, ăn không ngon, bị phù.

Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn.

Tiểu tiện bất thường: có khi đi tiểu nhiều (đa niệu) hay có khi đi tiểu ít (thiểu niệu). Có hiện tượng da xanh. niêm mạc nhợt,

Điều trị

Khi thấy có triệu chứng của bệnh suy yếu thận, người bệnh nên đi khám ngay và phải tiến hành xét nghiệm.

Người mắc bệnh thận nên uống một lượng nước thích hợp, thông thường số lượng thải niệu 500 ml/ngày.

Không nên ăn muối và các thức ăn mặn. Giảm các thuốc bài tiết qua thận như Digoxine, kháng sinh dạng Aminôside. Nếu suy thận quá nặng người bệnh phải ngừng uống thuốc để khám lại bác sĩ tiến hành lọc ngoài thận.

Bệnh suy thận khi điều trị lâu dài phải chú ý điều trị theo nguyên nhân gây bệnh.

Nếu suy yếu thận do đái đường vì thiếu Insuline thì phải chích Insuline dưới da để giảm nồng độ đường huyết.

Nếu suy yếu thận do nhiễm trùng, nên uống kháng sinh không độc hại thận với liều dùng thích hợp.

Nếu suy thận do dinh dưỡng, nên cung câp nước đủ số lượng thải niệu + 500 ml.

Nếu bệnh nhân bị cao huyết áp phải uống thuốc lợi tiểu Furosemide liều cao (60 đến 80 mg/ngày).

Khi muốn thay đổi chế độ dinh dưỡng phải luôn luôn chú ý đến nước, muối. kali.

Khi dùng thuốc chống nhiễm trùng phải thận trọng các loại kháng sinh, phải đồng thời điều trị bệnh khác kèm theo để tránh những tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu.

Phẩi thường xuyên theo dõi cặn trong nước tiểu sau tiểu tiện.

Đặc biệt người mắc bệnh suy yếu thận nên ăn các loại thức ăn sau; (chú ý đến vấn đề ăn uống cũng rất quan trọng đối với người bệnh).

+ Những loại thức ăn nên dùng trong suy thận:

Thực phẩm có chứa ít chất đạm: Miến dong, bột sắn, khoai lang.

Các loại hoa quả ngọt: Chuôi, nhãn, vái, na, xoài, đu đủ, nho ngọt.

Các loại rau ít muối: Bầu, bí, mướp, dưa chuột, giá đỗ. rau cải; cải bắp.

Các thực phẩm chất bổ quý: Trứng gà. thịt nạc, sữa, cá, tôm dùng ở mức độ ít. (Khoảng 1 lạng thịt nạc hoặc 2 quả trứng gà trong 1 ngày).

+ Những loại thức ăn nên hạn chế:

Gạo,, khoai tây, đậu đỗ, lạc vừng.

Các loại rau: Rau ngót, rau muỗng, rau dền, giá đỗ.

Các phủ tạng động vật: Gan, bầu dục, óc, tim.

+ Nên kiêng hẳn các loại thức ăn:

Dưa, cà, mắm tôm, cá mắm.

Rượu bia.

Khi nấu ăn: Chú ý nấu nhạt, không cho muối và mì chính, chỉ nên dùng một thìa nước mắm trong một ngày. Khi bị phù người bệnh phải ăn nhạt hoàn toàn.

Nước uống: Nên uống nước đun sôi để nguội, nước rau luộc, nước qua (nước cam, nước quýt), uống nước phải bằng lượng nước tiểu đái ra trong một ngày, uống thêm 200 – 300 ml (khoảng 1 bát ăn cơm).

Lượng thực phẩm nên ăn trong một ngày:

Thịt, cá nạc 150 g (1 lạng), nhưng có thể thay bằng 2 quả trứng gà hoặc một bìa đậu phụ.

Mỡ lợn: 2 – 3 thìa cà phê.

Gạo, mì 120 g/ngày, có thể thay bằng 150 g miến dong, khoai lang, khoai sọ bằng 3 lạng (300 g)/l ngày.

Không được cho muối ăn, mì chính mà thay bằng một thìa nước mắm.

Dưa chuột, bí xanh, rau cải 2 – 3 lạng/1 ngày.

Chuôi, na, vải, nhãn 2 – 3 lạng/1 ngày.

Người suy thận nên ăn các món ăn sau:

Miến nấu thịt nạc, xào thịt nạc với giá đỗ.

Khoai sọ chấm đường.

Khoai lang luộc, sắn luộc chấm đường.

Bột sắn dây nấu chè, bánh bột lọc.

Khoai tây, khoai lang rán.

Những người mắc bệnh thận cần phải chú ý: Không được ăn mặn nếu có triệu chứng phù, tránh hoạt động quá mạnh.

 

0/50 ratings
Bình luận đóng