Tên khoa học

Scolopendra morsitans L Họ khoa học: Scolopendridae

Tên khác:

Bách túc trùng, bách cước.

Tên thường dùng: Con rết , Tức thư , Ngô công , Thiên long , Bá cước , Ngao cao mỗ Tên tiếng Trung: 蜈蚣,蝍蛆,吴公,天龙,百脚,嗷高姆

Ngô công ( 蜈蚣 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Ngô công. (Xuất xứ: Bản kinh).

+ Tên khác: Tức thư (蝍蛆), Ngô công (吴公), Thiên long (天龙), Bá cước (百脚), Ngao cao mỗ (嗷高姆).

+ Tên Việt Nam: Rết.

+ Tên Trung văn: 蜈蚣 WUGONG

+ Tên Anh văn: Centipede

+ Tên La tinh:

1.Scolopendra subspinipes mutilans L. Koch 2.Scolopendra subspinipes mutilans(Newport)

+ Nguồn gốc: Là cả con côn trùng khô của Thiếu cức cự Ngô công (Scolopendra subspinipes mutilans L.Koch) hoặc họ hàng động vật của nó, động vật họ Đại ngô công (Scolopendridae).

Thiếu cức cự Ngô công (Scolopendra subspinipes mutilans L.Koch)

Dược liệu Ngô công SCOLOPENDRA

Thu hoạch

Giữa tháng 4 ~6 bắt, sau khi bắt được, dùng miếng tre 2 đầu vót nhọn, cắm vào 2 phần đầu đuôi, buột chặt thẳng phơi khô; hoặc dùng nước sôi hâm qua trước, sau đó phơi khô hoặc sấy khô. Có 1 số vùng vào mùa đông chôn xuống chổ ẩm thấp những thứ như lông gà, xương gà, để thu hút rết sinh sôi đẻ trứng ở chổ đó, đến mùa xuân tới bắt.

Bào chế

Ngô công: Lau sạch, bỏ đầu đầu chân, cắt ngắn dùng.

Ngô công nướng rượu: Lấy ngô công bỏ đi chân, cắt ngắn, sau khi thấm rượu, lửa nhỏ sấy khô.

– Lôi Công bào chích luận: Phàm sử dụng Ngô công, trước lấy ngọn cây gổ hoặc ngọn cây liễu mọt sao trong nồi đất, sao cho cây nhỏ cháy sém đen, bỏ ngọn cây, bỏ chân, giáp dùng.

– Cương mục: Ngày nay người ta chỉ nướng lửa, bỏ đầu chân dùng, hoặc bỏ đuôi chân, lấy lá Bạc hà nướng lửa dùng vậy.

Phân biệt tính chất, đặc điểm

Ngô công
Ngô công

Con rết có hình dải, nhỏ, dài, bẹt, phẳng. Hai đốt ớ phần đầu màu be đỏ, phía lưng màu xanh đen, phần bụng màu vàng nâu hoặc màu vàng. Có nhiều đốt, chân cong, hình móc câu, xuôi xuống phía dưới, vắt chéo nhau phía bụng. Toàn thân và xúc tu, chân biên, mỗi đốt có 1 đôi chân, màu vàng hoặc màu be đỏ, thường bị khuyết tật, mặt cắt có các khe nứt. Hơi có mùi tanh và mùi kích thích đặc biệt, vị cay. Loại nào than to, lành lặn, bụng khô tẹt là loại tốt.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, phòng độc, phòng mọt.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học: Hàm chứa 2 lọai thành phần có độc như độc của ong, tức chất lọai histamine và protein tan máu; còn hàm chứa dầu béo, ornitrol, formic acid v.v …

Lại phân ly ra δ-Hydroxylysine; amino acid có histindine, arginine, ornithine, lysine, glycine, alanine, valine, leucine, phenylalanine, serine, taurine, glutamate (Trung dược đại từ điển).

  1. Tác dụng dược lý:

Tác dụng chống u bướu (tumor): Dịch chích Ngô công Thủy điệt có thể làm tế bào sinh tinh (spermatogenous cell) của chuột bạch con phát sinh họai tử và tiêu mất, chứng tỏ có tác dụng ức chế tế bào u bướu; lợi dụng đặc điểm tế bào ung thư chết dễ bị dễ bắt màu eosin nồng độ thấp, chứng minh thực nghiệm ngòai cơ thể, dịch tiêm Ngô công Thủy điệt đối với tế bào ung thư nhuộm đỏ là dương tính.

Ngô công Thủy điệt ức chế đối với thể gan ung thư chuột bạch con tỉ suất là 26%, thuộc hiệu quả nhỏ, có tác dụng tăng cường đối với cơ năng tế bào nội bì hình lưới, nhưng ứng dụng lâu dài có tổn thương gan.

Hóa nham đơn (Trong có Côn bố, Hải thảo, Long đởm thảo, Tòan yết, Ngô công, gạo giấm sao v.v…) có tác dụng ức chế đối với ung thư bụng nước Ehrlich (Ehrlich ascites carcinoma) chuột bạch con. Phép dùng rót vào dạ dày so với phương pháp thuốc trộn vào trong thức ăn cho ăn hiệu quả tốt hơn.

Tác dụng chống co giật:

Chỉ kinh tán (Tòan yết, Ngô công) mỗi ngày 1 g, sau khi uống liền 1, 3, 9 ngày, đối với nửa số lượng co giật của cardiazol, strychnine, nicotine thuần gây ra chuột con co giật đều có tác dụng chống lại, cùng lượng thuốc hiệu quả chống co giật của Ngô công chống lại 3 thuốc nói trên cao hơn so với Tòan yết, mà đối với co giật hydrochloride cocaine thì vô hiệu.

Tác dụng chống nấm (chân khuẩn) (epiphyte):

Thuốc ngâm Ngô công nước (1: 4) , trong ống nghiệm đối với chân khuẩn da như mao tiển khuẩn (trichophyta) màu hoa tím, hòang tiển khuẩn (achorion) họ Hứa Lan, khuẩn nấm tiểu bào tử họ Áo Đổ Áng, khuẩn nấm biểu bì ở háng, khuẩn nấm biểu bì sắc đỏ, nha sinh khuẩn (blastomyces) bắt màu chặt v.v…có tác dụng bất đồng trình độ (Trung dược đại từ điển)..

Phản ứng không tốt:

Ngô công dùng liều quá lớn có thể gây ra trúng độc, biểu hiện trúng độc là: lợm lòng, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, bất tỉnh nhân sự, tim đập hõan chậm, hô hấp khó khăn, nhiệt độ cơ thể hạ thấp, huyết áp hạ v.v…Lúc phản ứng xuất hiện tan huyết, nước tiểu có màu nước tương, bài tiết phân đen, và đồng thời xuất hiện triệu chứng thiếu máu tính tan máu. Người xuất hiện dị ứng, tòan thân nổi chẩn da tính dị ứng, nghiêm trọng xuất hiện chóang ngất dị ứng. Riêng có người uống Ngô công bột gây tổn hại công năng gan và suy kiệt công năng thận cấp tính.

Nguyên do trúng độc: Một là dùng liều quá lớn, hai là người thể chất dị ứng xuất hiện phản ứng dị ứng. Vì thế nắm vững chặc chẽ liều dùng, chú ý thể chất khác biệt, người thể chất dị ứng chớ dùng. Cứu giải sau khi trúng độc: thúc ói, rửa dạ dày; Tim đập quá chậm, có thể chích cơ atropine v.v…; Người suy kiệt tuần hòan hô hấp, có thể dùng thuốc hưng phấn trung khu, thuốc cường tim và thăng áp. Người dị ứng, dành cho điều trị chống dị ứng. Phương pháp điều trị Trung y: Uống trong thuốc chế Ngô công trúng độc, có thể dùng lá trà lượng thích hợp, pha nước uống nhiều lần liên tiếp; hoặc dùng Phượng vĩ thảo 120g, Ngân hoa 90g, Cam thảo 60g, sắc nước uống (Trung dược học).

Theo các nghiên cứu hiện đại, con rết có tác dụng trấn tĩnh, chống bị ngất, đối với các loại trực trùng kết hạch và các loại nấm bệnh thông thường, nó có tác dụng khống chế mạnh.

Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Cay, ấm, có độc.- Trung dược học: Cay, ấm, có độc.

– Bản kinh: Vị cay, ấm.

– Biệt lục: Có độc.

– Ngọc thu dược giải: Vị cay hơi ấm.

Qui kinh

– Trung dược đại từ điển: Kinh Can.- Cương mục: Kinh quyết âm.

– Y lâm tỏan yếu: Vào Can, Tâm.

Công dụng và chủ trị

Khư phong, định kinh, công độc, tán kết.

Trị trúng phong, động kinh, uốn ván, ho gà, tràng nhạc, lao, bướu hòn trưng tích, phong ghẻ lở, bạch thốc, trĩ lậu, vết thương bỏng.

– Bản kinh: Chủ đạm (trị) các chứng độc cá, côn trùng, rắn; ôn ngược, khứ tam trùng.

– Bão phác tử: Tán nhỏ, dùng trị vết thươngrắn cắn.

– Biệt lục: Điều trị tâm phúc hàn nhiệt kết tụ, đọa thai, bỏ máu ác huyết.

– Nhật Hoa tử bản thảo: Trị trưng tích (trong bụng tích hòn). Độc rắn.

– Cương mục: Trị trẻ con động kinh phong rút, phong rốn khẩu cấm, đơn độc, thốc sang, tràng nhạc, tiện độc, trĩ lậu, xà hà, xà chướng, xà thương.

– Bản thảo thuật: Trị lệ phong (ôn dịch).

– Ngọc thu dược giải: Trừ sạch mủ tiêu sưng.

Cách dùng và liều dùng

Sắc uống, 3 ~5g. Nghiền nhỏ hòa uống, mỗi lần 0,6 ~ 1g. Dùng ngoài lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Bổn phẩm có độc, liều dùng không nên quá lớn. Phụ nữ có thai kỵ dùng.

– Bản thảo diễn nghĩa: Sợ con sên.

– Cương mục: Sợ nhện, cứt gà, Tang bì, muối trắng.

– Bản thảo kinh sơ: Trẻ con mạn kinh phong, khẩu cấm không nói, người lớn ôn ngược không phải khí độc mây mù rừng núi mà phát, tâm phúc tích tụ không phải chứng trùng kết xà hà, tiện độc hoặc mủ sắp vỡ, tất cả đều kỵ.

  • Cấm kỵ khi dùng thuốc:

Người có mang, người có triệu chứng sẩy thai, cấm uống nhiều rết.

Người nào chân tay tê dại, mặt mũi xanh xao, tinh thần và thể lực đều mệt mỏi, hoặc chân bị co gân, nhạt miệng, mạch tượng hư nhược, kiêng uống nhiều rết, hoặc uống riêng 1 vị rết.

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1: Trị trúng phong co rút và sau phá thương (uốn ván) bị phong co rút: Sinh tiễn kỳ 6 chỉ, Đương qui 4 chỉ, Khương họat 2 chỉ, Độc họat 2 chỉ, Tòan yết 2 chỉ, Ngô công lớn 2 con. Sắc nước uống.

(Y học trung Trung tham Tây lục- Trục phong thang)

+ Phương thuốc 2:

Trị Trúng phong miệng méo mắt lệch: Rết 1 con, sấy khô nghiền bột, nước mật heo điều đắp chổ bệnh.

(Cát Lâm Trung thảo dược)

+ Phương thuốc 3:

Trị tràng nhạc lở lóet: Trà, Rết. 2 vị nướng đến thơm chín, giã sàng làm thành bột, trước lấy nước Cam thảo rửa, sau đắp.

(Thần chẩm phương)

+ Phương thuốc 3: Trị Xà đầu đinh (chín mé)

Rết 1 con, Hùng hòang 2 chỉ. Tất cả nghiền nhỏ, dùng lòng trắng trứng gà điều đắp.

(Cát Lâm Trung thảo dược)

+ Phương thuốc 4:

Trị viêm tai chảy mủ: Bột Ngô công thổi vào.

(Bào thị tiểu nhi phương)

+ Phương thuốc 5:

Trị mụt trĩ đau nhức: Ngô công chân đỏ (sấy nghiền nhỏ) cho vào Phiến não chút xíu, đều đắp.

(Nhơn trai trực chỉ phương)

+ Phương thuốc 6:

Điều trị bệnh lao lấy Rết bỏ đầu chân sấy khô nghiền nhỏ uống, liều mỗi lần chứng 3 ~ 5 con, mỗi ngày 2 ~ 3 lần.

Điều trị 7 ca bệnh lao phổi lọai hình không giống nhau; viêm mang phổi lao, lao phổi, lao tán phát (phát ra), lao xương sườn, lao tuyến vú và hạch lympha cổ, đều trị khỏi.

Sau khi uống thuốc 2 tuần, trước tiên thấy ăn uống gia tắng, sắc mặt chuyển hồng; sau đó tăng cân, thể lực cũng thấy tăng. Cuối thời gian uống thuốc không có phản ứng độc tính.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 7:

Điều trị ho gà lấy Rết, Cam thảo lượng bằng nhau, sấy khô nghiền nhỏ uống, mỗi ngày 3 lần, 1 ~ 2 tuổi mỗi lần 1,5g, 3~4 tuổi mỗi lần 2 g. Liên tục uống 5 ~ 7 ngày là 1 liệu trình. Điều trị hơn 500ca, có hiệu suất 90%.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 8:

Điều trị ung thư: Ngô công sấy khô nghiền nhỏ, mỗi ngày chừng 2 ~ 3 con, phân lần uống. Hoặc dùng Ngô công 100 con chế thành 200ml dịch tiêm, mỗi ngày dùng 2 ~4 ml, tiêm ngấm vào phần đáy ổ bệnh.

Dùng phương pháp nói trên điều trị Ung thư bao tử 7 ca, trị khỏi 1 ca, hiệu quả rõ 2 ca, vô hiệu 2 ca; Ung thư thực quản 11 ca, hịệu quả rõ 4 ca, hữu hiệu 5 ca, vô hiệu 2 ca; Ung thư phổi 3 ca, vô hiệu; Ung thư tuyến vú 3 ca, hiệu quả rõ 2 ca, vô hiệu 1 ca; Ung thư da 3 ca, trị khỏi 2 ca, vô hiệu 1 ca; Ung thư tuyến môi 1 ca, vô hiệu; Ung thư cổ tử cung 5 ca, có hiệu quả 5 ca. Tổng hiệu suất là 65.12%.

Trong thực tế quan sát được, thuốc này đối với ung thư sưng lở lóet hiệu quả điều trị khá rõ rệt, phần nhiều sau khi dùng thuốc trong 1 tháng thấy được lở lóet thu nhỏ rõ.

Có 2 bệnh nhân ung thư da qua dùng điều trị dịch tiêm Ngô công (Các chứng ung thư còn lại đều cho thuốc uống) sau 25 ~ 30 ngày, thì xuất hiện tổ chức ung thư họai tử rụng. Khoa bệnh lý kiểm tra thấy tế bào ung thư thóai hóa teo đi, thay thế tế bào và tổ chức mô viêm, có thể cho rằng trị khỏi lâm sàng. Lượng dùng Ngô công nhiều nhất có đến 6 con mỗi ngày. Vẫn chưa thấy phản ứng độc tính.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 9:

Điều trị viêm tuyến lympha hàm dưới lấy Ngô công 2 con, sắc nước phân 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang. Thông thường 3 ~4 ngày thì có thể trị khỏi.

Điều trị 6 ca, đều có hiệu quả.

Thuốc này đối với thời kỳ đầu và cấp tính có hiệu quả tốt đối với thời kỳ cuối hóa mủ hoặc mạn tính có thể khống chế sự lan rộng của nó mà hạn chế tăng nhanh, và có tác dụng tiêu trừ đau nhức và căng sưng.

(Trung dược đại từ điển)

 Các bài thuốc thường dùng

Ngô công tán (rết tán bột)

Rết 3g – Đuôi bò cạp 2g

Nghiền bột mịn. Uống với nước sôi ngày 1 lần.

Dùng cho trẻ em bị sài, uốn ván, chân tay co giật, co quắp vì bị thiếu calci trong máu.

Diện thần kinh tán (thuốc chữa liệt thần kinh mặt)

Rết 1 con – Cam thảo 3g.

Rết sấy khô nghiền bột, cho bột cam thảo vào, trộn đều, chia làm 2 gói. Ngày 2 lần sớm, tối, mỗi lần uống 1 gói. Dùng cho người bị liệt thần kinh mặt.

Hồi lực tán (thuốc lấy lại sức)

Hoàng kỳ 60g

Xương bồ 30g

Ich chí nhân 30g

Bạch thược 60g

Đại vân 90g

Nhung hươu 60g

Rết 10 con

Phá cô chỉ 30g

Lộc tiên 1 cái (dương vật hươu)

Nghiền chung thành bột mịn. Uống ngày 2 lần với nước sôi pha muối vào 2 buổi sớm, tối, mỗi lần 5g.

Dùng cho người bị liệt dương, di tinh.

Tứ vị khu phong thang (thuốc uốn ván 4 vị)

Ngọc trúc thảo 30g

Xa tiền thảo (cây mã đề) 20g

Ngũ thảo phong 20g

Rết 10g

Sắc uống ngày 1 thang, uống liên tục nhiều lần thay trà. Chữa bệnh uốn ván.

Kháng nuy lĩnh (Liệt dương linh dược)

Rết 18g – Bạch thược 60g

Đương qui 60g – Cam thảo 60g

Nghiền chung thành bột mịn, gói mỗi gói 5g. Ngày uống 2 lần: sớm, tối, mỗi lần 1 gói. Dùng cho người liệt dương.

Trục tê thang (Thang viêm thấp khớp)

Ma hoàng 10g – Rết 3g

Bọ cạp 10g – Độc hoạt 15g

Đan sâm 25g – Tế tân 5g

Thiên nam tinh 15g – Từ trường khanh 20g

Khương hoạt 15g – Hoàng kỳ 30g

Địa miết 15g

Sắc uống ngày 1 thang.

Dùng cho người viêm khớp dạng phong thấp

Huyết phủ trục ứ thang gia vị (thuốc chữa đau thần kinh tam thoa)

Xuyên khung 30g

Chế nhũ hương 10g

Bạch thược 10g

Đào nhân 9g

Quảng địa long 10g

Bọ cạp 10g

Xích thược 10g

Đương qui 9g

Chế một dược 10g

Bạch chỉ 10g

Câu đằng 12g

Rết 3 con

Sắc uống ngày 1 thang. Dùng cho người bị đau dây thần kinh tam thoa

Phòng phong ngô công tán (bột rết, phòng phong)

Rết 2 con – Phòng phong 30g

Rết nghiền bột mịn, sắc phòng phong lấy thang uống; ngày 1 thang, cơm tối xong uống. 10 ngày là 1 liệu trình. Dùng cho người cơ mặt bị co giật.

Thanh nhiệt trừ thấp ẩm

Sừng linh dương 18g

Cành dâu già 30g

Hạt ý dĩ 30g

Địa cốt bì 18g

Rễ cỏ tranh 30g

Sừng trâu 30g

Xuyên ti giới 30g

Thạch cao sống 30g

Rết 3 con

Sắc uống ngày 1 thang. Dùng cho người viêm hoạt mạc, viêm hoạt nang.

 

0/50 ratings
Bình luận đóng