Ngất trong khi ngụp lặn: ngất xảy ra vào lúc ngụp lặn dưới nước, tuy không hít phải nước và không có nước vào phổi. Lặn ngụp nhanh xuống nước, lạnh, nhất là sau khi ăn no dễ xảy ra ngất khi lặn ngụp.
Điều trị: xoa bóp tim ngoài lồng ngực, thông khí hỗ trợ, sưởi ấm.
Chết duối: thiếu oxy-mô do nước tràn vào phổi (90% trường hợp), do co thắt thanh quản hoặc do ngừng thở. Tử vong xảy ra do rung thất và ngừng tim. Trong đa số trường hợp thì ngừng hô hấp xảy ra trước khi ngừng tim. Phù phổi là một biến chứng kinh điển ở người chết đuôi. Phù phổi có thể xảy ra muộn trong lúc nạn nhân tưởng đã qua khỏi cơn nguy hiểm. Chết đuối ở trong nước ngọt có thể gây ra tăng thể tích máu vì hiện tượng loãng máu, với giảm chất điện giải đáng kể, tan hồng cầu ở ạt và suy thận. Hít phải nước bẩn thì có thể bị viêm phổi sau này.
- Điều trị tai chỗ: thông khí hỗ trợ ngay tức thì bằng biện pháp miệng- miệng hoặc miệng-mũi, ngay cả khi nạn nhân đang còn ở dưới nước. Thủ thuật Heimlich được thực hiện cho những nạn nhân mà thông khí không thực hiện được vì đường hô hấp trên bị tắc nghẽn, ví dụ bởi những cây mọc dưới nước (tảo). Trong tất cả những trường hợp khác làm thủ thuật Heimlich chỉ mất thì giờ vô ích và có thể gây ra trào ngược dịch dạ dày làm cho phải hút phế quản. Một khi đã đặt nạn nhân lên một mặt phang cứng (bảng viết, tấm ván, mặt đất), thì phải kiểm tra tình trạng tuần hoàn của nạn nhân. Nếu mạch cảnh không bắt được thì xoa bóp tim ngoài lồng ngực ngay. Khử rung bằng sốc điện có thể cần thiết. Trong một số trường hợp, nạn nhân có thể qua khỏi chỉ nhờ những thủ thuật đơn giản này. Vì nguy cơ phù phổi thứ phát, nên phải chuyển nạn nhân tới bệnh viện càng nhanh càng tốt trong khi vẫn tiếp tục tiến hành các thủ thuật hồi sức nếu thấy cần thiết. Nạn nhân tỉnh lại không phải bao giờ cũng là dấu hiệu hết nguy hiểm, vì tử vong do thiếu oxy-mô có thể xảy ra muộn.
- Điều trị ở bệnh viện: thông khí hỗ trợ sau khi hút phế quản để cho các khí trong máu trở lại bình thường. Truyền tĩnh mạch dung dịch có bicarbonat natri để điều trị tình trạng nhiễm acid (nhiễm toan) chuyển hoá, vốn bao giờ cũng xảy ra khi giảm oxy-mô kéo dài. Điều chỉnh các rối loạn chất điện giải khác. Điều trị tan huyết bằng cách truyền hồng cầu. Furosemid có thể gây bài niệu cưỡng bức để phòng ngừa phù phổi. Thuốc kháng sinh và corticoid trong trường hợp hít phải nước ô nhiễm. Cho thuốc giãn phế quản (thuốc giống-bêta) trong trường hợp co thắt phế quản. Theo dõi điện tâm đồ.