NHUNG

Tên khoa học: Coruu cervi parvum
Bộ phận dùng: Hươu và nai đực mới có sừng. Vào cuồi mùa hạ, sừng nó rụng đi; đầu mùa xuân sang năm, sừng non mọc lên. Sừng non khi mới mọc chừng 5 – 20cm rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông tơ màu nâu nhạt, trong có rất nhiều mạch máu và phát triển rất mau lẹ để thành sừng(gạc) không còn lông da nữa.
Nhung tốt nhất là thứ chưa phân yên, khổ mềm, thái được toàn bộ, không có xương tảng, không nứt.
Nhung đã mọc được một chi đúng phân yên thì đã kém, nếu chi đã hơi dài thì lại càng kém giá trị.
Ở miền Bắc nước ta và Trung Quốc cho nhung hươu (lộc nhung) tốt hơn nhung nai (mê nhung); ở miền Trung nước ta và Triều Tiên thì lại chuộng nhung nai hơn vì to hơn. Có người lại cho nhung hươu rừng tốt hơn nhung hươu nuôi. Mới đây ở Liên Xô người ta chứng minh nhung hươu nhà có giá trị như nhung hươu rừng.
Thành phần hóa học: Có nội tiết tố (hormon) gọi là nhung tinh, ở Liên Xô, người ta lấy chất này làm thuốc tiêm, thuốc uống pantocrin; ngoài ra còn có calci phosphat, calci cacbonat, protein, chất keo v.v…
Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, hơi mặn, tính ôn. Vào kinh thận, tâm, can và tâm bào.
Tác dụng – công dụng: Bổ nguyên dương, thuốc tư bổ cường tráng trị hư hao, đau lưng, mỏi gối, mỏi chân tay.
Liều dùng: Ngày dùng 3 – 6g (nhung phiến hoặc bột nhung).
Kiêng kỵ: người bệnh hư hàn thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Chế biến nhung tươi:
Lúc cắt nhung phải đảm bảo vô trùng, dùng cưa hay dao thật bén mà cắt, đầu treo ngược để khỏi chảy máu. Lấy vải bông đã tẩm cồn 900 bọc lại chỗ cắt. Lúc cắt cần làm cho hươu nai bình tĩnh không hoảng sợ để máu trong nhung không chảy mạnh làm giảm mất chất.
Nhung tươi có thể làm sạch lông, thái miếng mỏng ngâm rượu (1/4) mà dùng.
Cắt xong, treo ngược lên rồi làm khô. Việc làm khô rất quan trọng, liên quan đến giá trị và phẩm chất của nhung. Có mấy cách sau đây:
+ Lấy giấy bản tẩm rượu gừng (1/10) quấn lại, để nhung đứng ngược trong một cái thùng có đáy dễ tháo ra. Lấy cát nóng 30 – 400 xôi vào cho ngập nhung (trừ chỗ cắt). Khi cát nguội, tháo cát ra, bọc giấy bản tẩm rượu gừng lại, xối cát khác vào nóng hơn (60 – 700). Làm như vậy cho đến khó. Dùng cát nóng quá thì da ngoài chóng khô nhăn và nứt nhưng trong chưa khô, sau này hỏng. Mỗi lần thay cát nên thay giấy bản tẩm rượu (cách này thường dùng).
+ Lấy giấy bản quấn vào nhung, tẩm rượu, treo cao lên bếp cho khô, rồi phơi râm.
+ Lấy giấy bản nhúng vào nước gừng có pha rượu quấn vào nhung để 2 giờ, lấy bẹ chuôi tươi bó lại. Nướng trở cho đều đến khi héo bẹ chuối thì thôi.
+ Để nhung lên gác bếp chỗ nóng vừa cho đến khô. Làm cách này nhung đen và hôi.
+ Có người dự kiến sấy nhung trong tủ sấy giữ nhiệt độ 70 – 800 cho đến khô (dùng nhiệt độ từ thấp lên cao).
Khi nhung khô rồi, bọc vào giấy bản đựng trong thùng kín, để chỗ khô ráo.
Nhung chế biến tốt là không đen, không teo, không nứt, lông mượt, cắt ra thấy hồng đỏ, khi sờ lên có cảm giác như sờ lên miếng sáp.
Nhung chế biến không tốt thì teo, nứt bị ươn ở trong.
Ghi chú: Lúc mới cắt máu chảy ra có thể dùng ngay pha với rượu uống rất bổ, thường dùng cho người có tuổi.
Bào chế nhung khô:
Lấy

bàn chải chải ngược lông cho hết lông có mấy cách:

+ Lấy thanh sắt nung đỏ lăn đi lăn lại trên nhung cho cháy hết lông.
+ Lấy rượu 900 tẩm qua đốt cho cháy hết lông. Làm hết lông rồi nhưng nếu thấy cứng thì tẩm qua rượu (hay không tẩm) đồ cho mềm (không nên đồ kỹ quá), thái miếng tròn càng mỏng càng tốt (dùng đến đâu thái đến đó), tẩm ít rượu sấy nhẹ lửa cho khô (không nên sao), sau đó tán bột làm hoàn tán hoặc để ăn với cháo hoặc ngâm rượu (1/2) mà dùng.
Bảo quản: để nơi khô ráo, trong hộp, lọ kín; có thể lót bột long não, hoa tiêu hay tế tân để phòng sâu bọ.

0/50 ratings
Bình luận đóng