CÂU HỎI
Bệnh nhân nam, 44 tuổi, có tiền sử nhiễm HIV nhập viện trong tình trạng thay đổi ý thức. Bệnh diễn biến được 2-3 tuần, bệnh nhân ho và khó thở nhiều, và đang dùng liệu pháp kháng virus gồm thuốc ức chế protease. Khám thấy, huyết áp: 110/74 mmHg, mạch 31 l/p, nhịp thở 32l/p, nhiệt độ 38,7°C, bão hòa O2 là 74% không khí phòng. Tình trạng ý thức lẫn lộn. XQ ngực có hình ảnh mờ mịn 2 phế trường, ECG có nhịp xoang chậm không ST chênh, CT ngực không phát hiện huyết khối ở phổi. Sau khi đặt đường thở và sử dụng liệu pháp O2 bác sĩ chú ý xử lý nhịp tim chậm. Vậy bước thích hợp tiếp theo lúc này là gì?
A. Điều chỉnh chính xác liều O2 , kiểm tra khí máu động mạch, và đặt monitor theo dõi.
B. Truyền glucagon để khôi phục hoạt động của các thuốc ức chế protease.
C. Đạt máy tạo nhịp tạm thời.
D. Tiến hành thông tim để can thiệp động mạch vành qua da.
TRẢ LỜI
Nhịp chậm ở bệnh nhân này có thể là triệu chứng gây ra thay đổi tình trạng ý thức ở bệnh nhân này, tuy nhiên bệnh nhân này cũng có thiếu oxy máu nặng do nhiễm khuẩn phổi. Nếu tình trạng bệnh nhân không shock, máu vẫn tới được các cơ quan, điều trị ngay các nguyên nhân có thể hồi phục. Mặc dù nhồi máu cơ tim do tắc nhánh động mạch vành phải có thể gây ra nhịp chậm xoang nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào ngoài nhiễm khuẩn phổi. Glucagon có thể làm mất tác dụng gây nhịp chậm của chẹn beta giao cảm. Đặt máy tạo nhịp tạm thời không được chỉ định khi bệnh nhân vẫn tỉnh táo và các nguyên nhân có thể hồi phục chưa được điều trị.
Đáp án: A.