Những đặc điểm chung của Viêm não virut Arbo:

  • Những đặc điểm về dịch tễ học:

Đặc điểm dịch tễ học chính các virut Arbo gây viêm não (theo Peters C.J., 1998)

 Virut Trung gian truyền bệnh và Vật chủ chínhThời gian ủ bệnh (ngày) Tỷ lệ thụ bệnhTuổi mắc bệnh% chết Di chứng
La Crosse (California)–  Aedes triseriatus-  Sóc3 – 7<1/1000<15 tuổi< 0,5hiếm
St. Louis–  Culex tarsalis-  Culex pipiens-  Culex quinquefasciatus-  Chim4 – 21<1/200(*)≈ 10%20%
Nhật bản–  Culex tritaeniorhyncus-  Chim5 – 151/200-1/300(**)20-50
Miền Tây sông Nile–  Muỗi Culex-  Chim3 – 6rất thấpNgười lớn, trẻ em??
Trung Âu–  Ixodes ricinus-  Thỏ và Động vật có vú7 – 141/12mọi tuổi1-5ít
Xuân – Hè Nga–  Ixodes persulcatus-  Động vật có vú7 – 14mọi tuổi20nhiều
Powassan–  Ixodes cookei-  Khỉ hoang dại10mọi tuổi10nhiều
Ngựa miềnĐông–  Culiseta melanura-  Chim5 – 10Người lớn 1/40Trẻ em 1/17(**)50-7580%
Ngựa miền Tây–  Culex tarsalis-  Chim5 – 10(***)mọi tuổi3-7ít-vừa
Ngựa VenezuelaChưa rõ1 – 5Người lớn 1/250Trẻ em 1/25mọi tuổigần 10hiếm

Ghi chú:(*): Bệnh nhẹ ở người trẻ, nặng hơn ở người lớn trên 40 tuổi. (**): Mọi lứa tuổi, nhưng ở trong vùng dịch thì trẻ em mắc cao hơn. (***):            Người lớn: 1/1000; trẻ em: 1/50; sơ sinh: 1/1.

Cơ chế bệnh sinh, giải phẫu bệnh lý:

  • Các virut Arbo gây viêm não nói chung đều có cơ chế bệnh sinh tương tự Các côn trùng khi hút máu người đưa virut vào cơ thể. Virut theo đường máu đến xâm nhập và gây tổn thương hệ thống thần kinh trung ương, đặc biệt là các tế bào biểu mô của hệ khứu giác và các bao ngoại mạch.
  • Hình ảnh giải phẫu bệnh thường gặp là hoại tử các neuron thần kinh, viêm các tế bào thần kinh đệm và thâm nhiễm tế bào lympho quanh mạch máu. Các vùng lân cận có hiện tượng “tăng tưới máu” với biểu hiện tăng sinh mạch máu và có hiện tượng giảm tiêu thụ

Những biểu hiện lâm sàng chung của Viêm não virut Arbo:

Các biểu hiện lâm sàng của viêm não virut Arbo thường khác nhau theo nhóm tuổi. Tuy nhiên thường có những biểu hiện chính sau:

Khởi phát: thường có sốt, chóng mặt; một số có thể đau rát họng và biểu hiện viêm đường hô hấp hoặc đau bụng… ở trẻ em: thường khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao, thường có co giật (toàn thân hoặc cục bộ)… ở người lớn, khởi phát thường ít đột ngột hơn, sốt không cao như trẻ em, có biểu hiện nhức đầu (ở vùng trán hoặc lan toả…), buồn nôn, nôn…

Sau đó: đau đầu, nôn, dấu hiệu màng não (+), sợ ánh sáng. Nặng hơn có thể lơ mơ, rối loạn ý thức, mất định hướng, bán hôn mê và hôn mê…

Triệu chứng phổ biến là run cơ, mất phản xạ da bụng, liệt các dây thần kinh sọ não, liệt nhẹ nửa người hoặc khu trú tại một chi, khó nuốt… Co giật hay gặp thường xuyên và cũng là triệu chứng sớm.

Giai đoạn cấp của viêm não thường từ vài ngày đến 2-3 tuần. Giai đoạn phục hồi thường kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng.

Viêm não Virus Saint Louis

Nguồn bệnh trong tự nhiên là chim.

  • Trung gian truyền bệnh viêm não Louis là muỗi Culex. ở Hoa Kỳ, muỗi C. tarsalis truyền bệnh ở các vùng nông thôn miền Tây và Trung Hoa Kỳ, muỗi C. pipiens và C. quinquefasciatus truyền bệnh ở các vùng thành thị miền Trung và Đông Hoa Kỳ.
  • Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, tháng 6 đến tháng 10 hàng năm.
  • Mức độ bệnh tăng theo lứa tuổi: bệnh thường nhẹ ở trẻ em và thanh thiếu niên, bệnh nặng hơn và tử vong nhiều ở người lớn tuổi.
  • Biểu hiện lâm sàng thường gặp là: sốt, đau đầu, lú lẫn, mê sảng… Khám thấy có cứng gáy, giảm trương lực cơ, tăng phản xạ gân xương, run và giật cơ… Những trường hợp nặng có liệt dây thần kinh sọ não, liệt nửa người và co giật. Bệnh nhân thường bí đái và trong nước tiểu có thể thấy kháng nguyên
  • Xét nghiệm: số lượng bạch cầu tăng, công thức bạch cầu chuyển trái. Dịch não tuỷ: tế bào tăng (vài trăm tế bào/mm3, chủ yếu bạch cầu lympho), glucose bình thường.
  • Tỷ lệ tử vong chung khoảng 7%. Bệnh nhân ≥ 60 tuổi tử vong có thể lên đến 20%.
  • Nếu không tử vong, phục hồi thường chậm. Bệnh nhân lớn tuổi thường có di chứng rối loạn cảm giác, giảm trí nhớ, suy nhược và run cơ kéo dài.

VNVR Tây sông Nile, Viêm não virut thung lũng Murray và Viêm não virut Rocio:

  • Virut viêm não Tây sông Nile, virut viêm não thung lũng Murray, virut Rocio đều thuộc nhóm virut Flaviviridae (cùng nhóm này còn có virut St. Louis, virut viêm não Nhật Bản…).
  • Bệnh Viêm não virut Tây sông Nile: bệnh được lưu hành trong thiên nhiên giữa các loài chim hoang dại do muỗi Culex là trung gian truyền bệnh. Bệnh thường gặp ở châu Phi, Trung Đông, phía Nam châu Âu và châu á. Bệnh cảnh lâm sàng thường  là sốt và có tổn thương hệ thần kinh trung ương; đôi khi gây viêm màng não nước trong và viêm não nặng. Bệnh gặp cả ở trẻ em và người lớn. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau đầu, đau nhức hố mắt, đau rát họng, nôn, buồn nôn, đau khớp, sưng đau hạch và ban dát sẩn toàn thân. ở Trung Phi, bệnh thường nặng, có hoại tử gan và gây tử vong.
  • Virut viêm não thung lũng Murray (hay còn gọi là virut viêm não Australia) gây dịch hoặc bệnh tản phát ở Australia và New Virut Rocio gây ra viêm não địa phương tại Brazil vào những năm 1975 -1977, nhưng sau đó không thấy xuất hiện. Cả hai virut này đều có vật chủ là chim và trung gian truyền bệnh là muỗi Culex. Bệnh cảnh lâm sàng tương tự bệnh viêm não Nhật Bản.

VNVR Trung Âu và Viêm não virut xuân-hè Nga:

  • Hai loại virut này đều gây bệnh ở châu Âu và có nhiều đặc điểm giống Virut gây viêm não Trung Âu có vector truyền bệnh là loài ve Ixodes ricinus, bệnh lây truyền bệnh từ bán đảo Scandinavia tới Ural. Virut gây viêm não xuân- hè Nga (hay còn gọi là virut viêm não Viễn đông do ve truyền) có vector truyền bệnh là ve Ixodes persulcatus, bệnh lây truyền bệnh từ châu Âu qua Ural đến Thái Bình Dương.
  • Bệnh hay xảy ra vào mùa xuân đến đầu mùa hè, ít gặp cuối hè.
  • Chỉ một số ít động vật có xương sống mắc đồng thời cả hai loại virut này. Người bị lây bệnh do bị ve đốt hoặc đôi khi do ăn phải sữa của dê, cừu… nhiễm virut chưa được nấu kỹ.
  • Thời gian nung bệnh của hai loại Viêm não virut khoảng 7-14 ngày hoặc dài hơn.
  • Lâm sàng Viêm não virut miền Trung Âu thường có sốt, đau mỏi cơ khớp trong 2 đến 4 ngày tuỳ thuộc vào giai đoạn nhiễm virut huyết. Sau đó có thể chỉ ở mức độ viêm màng não nhẹ, gặp ở những bệnh nhân trẻ tuổi; hoặc tổn thương thần kinh trung ương nặng như hôn mê, co giật, rung giật cơ… kéo dài 7-10 ngày. Nặng hơn có thể gặp liệt cơ hô hấp. Đa số bệnh nhân hồi phục, chỉ một số ít để lại di chứng.
  • VNVR xuân-hè Nga thường nặng hơn. Tỉ lệ tử vong cao và có nhiều di chứng, nhất là di chứng liệt các neuron thần kinh vận động ở các cơ tứ chi, thân mình và cổ.
  • Chẩn đoán: giai đoạn sớm có thể phân lập được virut từ máu. Có thể phát hiện được kháng thể lớp IgM trong huyết thanh và hoặc trong dịch não tuỷ.
  • Không có thuốc điều trị đặc hiệu. Hiện nay đã có vacxin bất hoạt virut được sản xuất tại áo, Đức và Sử dụng vắcxin thấy có hiệu giá kháng thể cao.

VNVR Powassan:

  • Virut Powassan gây bệnh cho một số loài động vật có xương sống nhỏ thông qua vector truyền bệnh là ve Ixodes Một số loài ve khác (như ixodes dammini) cũng có thể truyền bệnh.
  • Bệnh gặp ở miền Đông Canada và Hoa Kỳ.
  • VNVR Powassan thường gặp ở trẻ em, vào các tháng 5 đến 10 hàng năm.
  • Thời kỳ nung bệnh khoảng một tuần. Bệnh thường nặng và để lại nhiều di chứng.

VNVR ngựa miền Đông:

  • Bệnh được phát hiện lần đầu ở những vùng đầm lầy dọc theo bờ biển phía Đông Hoa Kỳ cho tới tận bang Michigan.
  • Bệnh viêm não ngựa miền Đông ở người thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Vật chủ chính là chim, vector truyền bệnh là muỗi Culiseta Ngoài ra, muỗi Aedes albopictus cũng đã được xác định là vector truyền bệnh trong thực nghiệm.
  • Virut này thường gây bệnh cho ngựa. Ngựa có thể lây bệnh cho người qua muỗi đốt, nhưng ngựa ít có vai trò quan trọng trong sự nhân lên của virut.
  • VNVR ngựa miền Đông là một trong những bệnh do virut Arbo gây ra có bệnh cảnh nặng nề nhất. Bệnh tiến triển nhanh, rầm rộ, tỉ lệ tử vong cao, để lại nhiều di chứng. Hình ảnh giải phẫu bệnh lý của não cho thấy những tổn thương hoại tử lan tràn và thâm nhiễm bạch cầu neutro trong các tế não cũng như tăng bạch cầu neutro trong dịch não tuỷ, nhất là vào ngày 1 – 3 của bệnh. Xét nghiệm máu ngoại vi cũng thấy bạch cầu tăng, công thức bạch cầu chuyển trái.
  • Vắcxin virut bất hoạt bởi formalin được sử dụng chủ yếu cho nhân viên phòng thí nghiệm, nhưng chưa được áp dụng rộng rãi cho cộng đồng.

VNVR ngựa miền Tây:

  • Chu kỳ lưu hành bệnh trong thiên nhiên là muỗi Culex tarsalix và chim, chủ yếu là chim sẻ. Ngựa và người chỉ là bị lây nhiễm ngẫu nhiên.
  • Bệnh thường xảy ra vào tháng 6 đến tháng10 hàng năm. Trong những năm 1930- 1950 bệnh thường gặp ở miền Tây và miền Trung Hoa Kỳ (giống bệnh viêm não Louis) nhưng gần đây bệnh đã bị thu hẹp và ít phổ biến. Năm 1987, ở Hoa Kỳ có 41 bệnh nhân, nhưng từ năm 1988- 1995 chỉ có 4 bệnh nhân mắc bệnh viên não ngựa miền Tây.
  • Là bệnh Viêm não virut có biểu hiện của tổn thương lan toả điển hình. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xảy ra ở lứa tuổi trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Tỉ lệ tử vong cao, ở trẻ nhỏ và người rất già. 1/3 số trường hợp có co giật trong giai đoạn cấp và thường có di chứng cơn động kinh về sau. Trẻ dưới 1 tuổi, sau khi mắc bệnh thường có biểu hiện di chứng liệt cơ vận động hoặc sa sút trí tuệ.
  • Tỉ lệ trẻ nam, tuổi 5 – 9 thường mắc bệnh cao gấp 2 lần so với nữ cùng lứa tuổi.

Điều này được giải thích bởi 2 lý do: do đặc điểm sinh học giới tính và do trẻ nam thường hay bị phơi nhiễm nhiều hơn.

  • Vắcxin bất hoạt bởi formalin được sử dụng để bảo vệ cho các nhân viên phòng thí nghiệm, chưa được áp dụng cho cộng đồng.

VNVR ngựa Venezuela:

Virut gây viêm não ngựa Venezuela có 6 typ huyết thanh, được chia thành 2 nhóm:

  • Nhóm các virut gây dịch cho động vật lan tràn (epizootic virutes): gồm các subtype IA, IB và IC (ba subtype của typ I).
  • Nhóm các virut gây dịch động vật địa phương (enzootic virutes): gồm các subtype ID, IE, IF và các typ II, III, IV, V,
    • Nhóm các virut gây dịch cho động vật lan tràn:
  • Cho đến nay, nhóm virut này chưa rõ nguồn bệnh trong thiên nhiên và trung gian truyền bệnh. Người ta chỉ thấy được bệnh xảy ra một cách định kỳ cho ngựa và người ở châu Mỹ. Dịch thấy ở Venezuela, Colombia, Ecuador, Peru và một số quốc gia Nam Mỹ khác. Chu kỳ dịch 10 năm một lần từ 1930 đến Sau đó, dịch lan ra các vùng Trung Mỹ và Mehico. Năm 1972, bệnh lan đến Texas (Hoa Kỳ). Từ 1993 – 1995, bệnh ít xuất hiện. Từ 1995, bệnh lại xảy ra ở Mehico, Colombia và Venezuela.
  • Tỷ lệ người nhiễm virut có biểu hiện lâm sàng khoảng 10 – 60%. Đa số bệnh nhân có sốt, nhưng chỉ có số ít người có biểu hiện của viêm não. Biểu hiện thần kinh cũng ít gặp. Trong một nghiên cứu trên 8500 bệnh nhân, có 4% (chủ yếu là trẻ em) có tổn thương thần kinh và 300 người tử
  • Hiện nay có vắcxin sống giảm độc lực hoặc vắcxin bất hoạt. Nhưng hiện mới chỉ sử dụng hạn chế cho nhân viên phòng thí nghiệm.
    • Nhóm các virut gây dịch cho động vật địa phương:

ẩn trong thiên nhiên, nguồn bệnh là các loài động vật gậm nhấm và vector truyền bệnh là muỗi Culex

  • Bệnh thường gặp ở bang Florida (Hoa Kỳ) và vùng bờ biển Đại Tây Dương của Trung Mỹ.
  • Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh là sốt cấp tính giống cúm, đau đầu dữ dội, đau hố mắt, nôn, xung huyết kết mạc và họng… Sau 3-5 ngày sốt, nhất là trẻ em, có biểu hiện tổn thương hệ thần kinh trung ương (từ ngủ gà đến mất định hướng, co giật, liệt, hôn mê và tử vong).
0/50 ratings
Bình luận đóng