Viêm não xuân hạ, do ve và viêm não mùa thu do muỗi (viêm não Nhật Bản) được liệt vào những viêm não theo mùa.

Viêm não do ve (viêm não xuân-hạ, viêm não viễn Đông) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virut gây ra, chủ yếu làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, có ổ bệnh thiên nhiên và do ve truyền.

Viêm não do ve được phát hiện năm 1938 ở Viễn Đông, Chumakov, Jibber đã nghiên cứu bệnh này ở ngoài phạm vi ổ bệnh ở Viễn Đông, đã gặp nó ở các vùng miền tây Liên Xô và đã xác định rằng những thể này giống viêm não ở Scotland.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN

  1. Tác nhân gây bệnh: viêm não do ve là những virut rất nhỏ. Virut dễ bị phá huỷ bởi các chất tẩy uế ở nồng độ thông thường. Nhưng trong dung dịch glyxerin 50% hoặc khi làm khô trong chân không và để ở nhiệt độ thấp, chúng có thể sống được vài năm.

Chuột, khỉ và nhiều động vật hoang dại đều tiếp thu được virut viêm não do ve, chúng thường bị nhiễm khuẩn mà không có triệu chứng.

Các mẫu virut phân lập được ở các vùng khác nhau, tuy có khác nhau về một vài tính chât sinh học, nhưng đều có cấu trúc kháng nguyên giông nhau và có miễn dịch chéo. Hơn nữa, một vài virut khác cũng giống virut viêm não do ve về mặt miễn dịch học như virut viêm não Scotland, virut viêm não sốt hai đợt (gọi là sốt do sữa), một số virut phân lập được từ các chuột sống trong nhà.

+ Bệnh sinh: tác nhân gây bệnh vào máu qua vết cắn của ve mắc bệnh (ở những phương thức lây bệnh khác sẽ nói tới ở dưới) cuối cùng tác nhân gây bệnh cũng xâm nhập vào máu và được mang khắp cơ thể. Virut sẽ gặp điều kiện thuận lợi nhất để sinh sản khi đến hệ thần kinh trung ương ; chúng làm tổn thương nhân đại não và sừng trước của tuỷ sống. Trong những trường hợp điển hình, có thể chẩn đoán là viêm màng não tuỷ (méningo-encephalo-poliomyelitis) về mặt giải phẫu bệnh lý. ở giai đoạn cấp tính của bệnh, có nhiễm khuẩn máu, có thể phân lập virut từ máu và từ dịch tuỷ sông virut không được giải phóng ra môi trường bên ngoài.

+ về mặt lâm sàng, viêm não do ve diễn biến như một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Thời kỳ ủ bệnh là 1-3 tuần lễ, thường là 10-14 ngày. Bệnh bắt đầu cấp tính: có sốt, có triệu chứng màng não, có hiện tượng kích thích thần kinh trung ương. Sau đó là những rối loạn vùng cảm giác và vận động.

Trong trường hợp nặng, người bệnh sẽ chết trong trạng thái hôn mê. Nếu bệnh khỏi, thường để lại di chứng liệt teo cơ (atrophic paralysis) vùng cổ và vai. Trong trường hợp nhẹ, bệnh không để lại dấu vết gì. Người còn bị nhiễm khuẩn mà không có triệu chứng.

Người ta chỉ phân lập dược virut trong 2 tuần đầu tiên của bệnh. Sau đó chúng bị phá huỷ vì miễn dịch đặc hiệu được tạo thành. Miễn dịch sẽ có suốt đời và không thấy bị mắc lại bệnh viêm não do ve.

  1. Chẩn đoán: không khó khăn, vì bệnh có triệu chứng đặc hiệu

Điều tra mối quan hệ của bệnh với những người làm việc trong rừng, đi săn, lấy nấm trong rừng, cần chú ý đến khả năng lây bệnh do sữa ở một số địa phương.

Chẩn đoán xét nghiệm bằng cách phân lập virut từ dịch não tuỷ người bệnh hoặc bằng cách phát hiện kháng thể trung hoà virut trong huyết thanh người trong thời kỳ bệnh khỏi.

QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỄM

  1. Nguồn truyền nhiễm:

Viêm não do ve là một bệnh truyền từ súc vật sang người, có ổ bệnh trong thiên nhiên. Nguồn truyền nhiễm là những súc vật gậm nhấm nhỏ và những động vật máu nóng: dím, sóc, loài chim. Từ não những động vật này, đã phân lập được virut viêm não do ve. Như vậy, chúng đảm bảo sự vận động của virut viêm não do ve ở trong ổ bệnh thiên nhiên.

Những gia súc có sừng lớn và nhỏ như bò, dê, cừu đảm bảo sự vận động virut ở những vùng dân cư.

  1. Đường truyền nhiễm:

Môi giới truyền nhiễm là ve Ixodes (Ixodes persulcatus, Ixodes ricinus, Der- macentor silvarum). Trong số này, thì ve Ixodes persulcatus giữ vai trò hàng đầu. Ve hút máu động vật theo định kỳ. Trong suốt quá trình phát triển từ giai đoạn ấu trùng, qua giai đoạn thiếu trùng (nymphe) đến giai đoạn trưởng thành, ve hút máu 3 lần, mỗi giai đoạn hút máu một lần, mỗi lần lại hút máu ở một vật chủ mới. Nếu hút phải máu động vật bị mắc viêm não thì ve sẽ bị nhiễm khuẩn. Virut sẽ xâm nhập vào tất cả các mô của thân ve, sinh sản ở đó và đến các tuyến nước bọt. Cho nên, khi ve hút máu động vật lành, virut sẽ xâm nhập vết ve đốt, động vật bị lây viêm não.

Virut viêm não, khi đến buồng trứng ve cái, sẽ xâm nhập vào trứng đang phát triển mà không làm tổn hại đến sự phát triển của trứng. Ve cái sẽ truyền

virut cho những thế hệ sau. Như vậy, ve đồng thời là môi giới truyền nhiễm vừa là nguồn truyền nhiễm.

Kết quả là đường vận động của virut viêm não trong thiên nhiên rất phức tạp và đa dạng.

Ở các ổ bệnh thiên nhiên, người bị lây bệnh viêm não khi bị ve đốt. ở một vài ổ bệnh khác, người bị lây khi uống phải sữa bò hoặc sữa dê ốm.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Viêm não do ve phổ biến rộng rãi, thấy ở khắp Liên Xô (Viễn Đông và tây Siberi, Beloruxia, Ucraina, các nước cộng hoà Trung á) ; thấy ở nhiều nước châu Âu (Tiệp Khắc, Ba Lan, CHDC Đức, Hungari, Bungari ; Nam Tư), và gần đây thấy ở cả Ấn Độ và Mã Lai. Ở Anh đã quan sát thấy thể bệnh viêm não gọi là viêm não Scotland.

Viêm não do ve là một bệnh độc lập riêng biệt hay là nhóm bệnh giống nhau ? Phải chăng bệnh viêm não Scotland ở Anh và bệnh viêm não sốt hai pha (sốt sữa) thấy ở Liên Xô, Tiệp Khắc cũng là bệnh viêm não do ve hay là biến dạng của nó ?

Để trả lời, cần phải nghiên cứu các nguồn truyền nhiễm và vật truyền nhiễm.

Những ổ viêm não do ve hiện hữu đã phát sinh từ cổ xưa, trước khi con người xuất hiện, bao trùm toàn bộ vùng rừng của châu Á và châu Âu. Do kết quả của một quá trình tiến hoá lâu dài, trong những điều kiện thiên nhiên khác nhau, thuận lợi cho sự phát triển của các động vật máu nóng và của ve, nên đã xảy ra sự biến đổi về một số tính chất sinh vật của virut. Hiện nay, có 2 loại hay 2 biến dạng của virut viêm não: loài phương đông và loài virut phương tây. Việc tiêu diệt rừng đã làm cho phạm vi phổ biến của bệnh viêm não do ve thu hẹp lại như ngày nay, -chỉ còn lại dưới hình thức những ổ riêng biệt trong các vùng rừng châu Au.

Viêm não ở châu Âu nhẹ hơn viêm não do ve ở Viễn Đông.

Bệnh viêm não Scotland thấy ở các vùng chăn nuôi trên núi ở xứ Scotland, nó có đặc điểm là tiến triển nhẹ. Theo tính chất sinh học thì virut bệnh này giống virut bệnh viêm não miền Tây Âu. Nếu xác nhận là cừu, chứ không phải là một động vật hoang dại và nguồn dự trữ virut thì phải thừa nhận bệnh viêm não Scotland là sản phẩm của sự tiến hoá tiếp tục của bệnh viêm não, do loài người đã phá rừng ở Scotland để làm bãi chăn nuôi cừu. Trong những điều kiện như vậy, virut đã thích ứng với đời sống ký sinh trên cơ thể cừu, tuy vẫn sống ký sinh trong ve Ixodes ricinus.

Smorodintsev và Chumakov thấy ở những vùng rừng xen kẽ với cánh đồng ở Liên Xô có một bệnh có 2 đợt sốt với những hiện tượng viêm não màng não nhẹ (gọi là bệnh viêm màng não sốt 2 đợt). Từ người bệnh đã phân lập được virut không khác virut bệnh viêm não do ve. Điều tra dịch tễ học cho thấy rằng người bị lây do dùng phải sữa dê hoặc sữa bò ốm (bệnh sốt do sữa). Virut bệnh viêm não do ve cũng được phân lập từ sữa dê và sữa bò. Người ta đã phát hiện ra rằng súc vật mang virut đều bị suy yếu và cho ít sữa. Cũng ở những vùng này, từ ve Ixodes ricinus, người ta cũng đã phân lập được virut bệnh viêm não do ve ; điều này chứng minh là những người mắc bệnh viêm não màng não sốt 2 đợt bị lây bằng con đường thông thường (do ve dốt). Như vậy, trong các ổ thiên nhiên của bệnh viêm não do ve, do hoạt động kinh tế của loài người,-đã hình thành những nguồn dự trữ thứ cấp của virut ; dó là những gia súc có sừng lớn và nhỏ. Cơ chế truyền nhiễm qua ve đốt lại được bổ sung hoặc thay thế bằng cơ chế truyền nhiễm qua uống sữa.

Bên cạnh những thể bệnh có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, có thể thấy những thể bệnh nhẹ hoặc nhiễm khuẩn mà không có triệu chứng, ở những vùng có bệnh viêm não do ve khi nghiên cứu huyết thanh những người địa phương, đã phát hiện thấy các kháng thể trung hoà virut. Điều này giải thích tại sao nhân dân địa phương mắc bệnh ít hơn những người từ xa đến.

Mức độ mắc bệnh viêm não do ve được xác định bởi mức độ tiếp xúc của dân chúng với các ổ thiên nhiên, bởi đặc điểm hoạt động kinh tế. Thường là người lớn bị mắc bệnh, nhưng cũng có những vụ dịch ở trẻ em khi bố trí các trại hè thiếu niên ở vùng có ổ bệnh thiên nhiên.

+ Mức độ mắc bệnh có tính theo mùa: bệnh thường bắt đầu vào cuối tháng tư hoặc đầu tháng năm, đạt đỉnh cao vào cuối tháng năm hay đầu tháng sau và đình chỉ vào cuối tháng bẩy hay đầu tháng tám. Chính vì thế mà bệnh còn được gọi là viêm não xuân-hè. Đặc điểm này tuỳ thuộc tính chất sinh học của ve ấu trùng và ve trưởng thành đều tấn công các động vật chủ yếu vào mùa xuân và đầu mùa hè. Cho nên, thời gian bệnh phát ra phù hợp với thời kỳ hoạt động của ve. Ve chỉ tập trung ở các lối đi lại của động vật và người. Ve ở trên ngọn bụi cây, bám vào người và động vật đi qua. Ve tấn công cả ban ngày lẫn ban đêm.

PHÒNG VÀ CHỐNG BỆNH VIÊM NÃO DO VE

  1. Đề phòng ve đốt:

Khi làm việc ở những nơi không có người ở (người làm lâm nghiệp, địa chất, săn bắn) phải mặc quần áo bảo vệ, kín hoàn toàn phía lưng ; phía trước chỉ một đường đóng hàng termetyua hoặc bằng hai hàng cúc ; ống tay, ống quần có nịt cao su ; chân phải đi ủng. Nếu không có quần áo bảo vệ thì phải sửa lại quần áo cho thích hợp. Để ve không đốt vào đầu, mặt thì phải đội mũ và che mặt bằng mạng có tẩm thuốc làm cho ve sợ như dimetylphtalat nhũ dịch nước verolin 15% hoặc nhũ dịch xà phòng phenol 10%

Trong giờ làm việc, phải quan sát lẫn nhau và bắt ve đậu trên người hoặc quần áo. Lúc nghỉ ăn trưa và hết giờ làm việc, phải cởi quần áo và khám lại khắp người.

+ Nếu lán trại ở trong rừng, thì phải đốt hoặc phát quang cỏ cây ở xung quanh và xử lý bằng dung dịch lysol 10%. Phải diệt ve ở gia súc. Hiện nay đang thí nghiệm diệt ve ở những ổ thiên nhiên bằng cách cho trực thăng phun thuốc diệt côn trùng.

  1. Tạo miễn dịch chủ động:

Người ta tạo miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vacxin xử lý bằng focmol, điều chế từ virut viêm não nuôi cấy trên não chuột bạch hoặc phôi gà. Dùng huyết thanh đặc hiệu càng sớm càng tốt để phòng cho hệ thần kinh khỏi bị tổn thương nặng.

Vacxin tiêm dưới da hai lần cách nhau 3-6 tuần. Lần tiêm thứ ba (tiêm chủng lại) tiến hành 6-12 tháng sau lần tiêm thứ hai. Từ 16 tuổi trở lên, tiêm mỗi lần 1ml. Hàng năm, vào tháng 3-4, người ta tiêm chủng cho những người vì nghề nghiệp mà phải làm tại những ổ bệnh thiên nhiên. Nếu cần thì phải tiêm chủng cho toàn thể dân chúng, kể cả trẻ em từ 4 tuổi trở lên, sống gần những ổ bệnh.

Trong những ổ bệnh viêm màng não sốt 2 đợt, cũng nên tiêm chủng cho gia súc. Phải uống sữa đun sôi, đề phòng bệnh lây qua sữa.

0/50 ratings
Bình luận đóng