Bệnh Sán Máng

Tên khác: bệnh bilharzia, bệnh schistosoma

Định nghĩa: bệnh nhiễm ký sinh trùng là một giống sán lá thuộc loài Schistosoma (tên gọi thông thường là bilharzia), mà ấu trùng của chúng chui qua da vào cơ thể người rồi cư trú ở trong các tĩnh mạch, và gây ra những biểu hiện tại chỗ và những triệu chứng ở các nội tạng.

Căn nguyên: Người mắc bệnh là do ấu trùng của sán chui qua da vào trong cơ thể. Những người lao động mà chân bị ngâm lâu trong nước, đặc biệt ở các ruộng nước, là dễ bị nhiễm nhất. Sán máng đực có hình thể dẹt, hai bò bên hơi cong lên tạo thành hình một cái máng, sán máng cái sẽ nằm vào trong máng đó. Sán máng sống ký sinh trong các tĩnh mạch của người bị nhiễm. Sau khi giao phối với sán đực, sán cái sẽ di chuyển trong các mạch máu nhỏ để tới bàng quang hoặc ruột và đẻ trứng, trứng này được bài tiết ra ngoài theo nước tiểu và phân. Trứng có một nắp đậy và một cựa. Những trứng sán máng sau khi được bài tiết ra ngoài cơ thể người bị nhiễm, có thể tồn tại lâu tới 15 năm; nhưng khi rơi vào môi trường nước, thì trứng nở thành trùng lông, còn gọi là “miracidium” (tiếng Latinh có nghĩa là vật còn non trẻ, chỉ thể ấu trùng đầu tiên của sán ký sinh trong các loài nhuyễn thể) ký sinh ở bộ phận gan tuỵ của những nhuyễn thể thuộc các loài Biophalaria, Bulinus, và Oncomelania. Miracidium ở trong các nhuyễn thể sẽ phát triển thành trùng đuôi có một đuôi dài chẽ đôi; ấu trùng này rời bỏ túc chủ nhuyễn thể và bơi vào trong nước (ở đây chúng có thể tồn tại trong vòng 24 giờ), khi đó nếu tiếp xúc với da người, thì chúng sẽ chiu qua da để gây nhiễm. Nếu bị nhiễm ấu trùng sán máng, thì tuỳ theo loài schistosoma người bị nhiễm sán máng sẽ có những dấu hiệu lâm sàng thể hiện ra trong khoảng thời gian từ 45 ngày tới 3 tháng sau khi ấu trùng chui vào cơ thể.

Dịch tễ học: có khoảng 200 triệu dân ở những vùng nông thôn trên toàn thế giới bị nhiễm sán máng bilharzia. Phân bố địa lý thay đổi tuỳ theo các loài shistosoma khác nhau.

Schistosoma haematobium (gây bệnh bilharzia bàng quang hoặc tiết niệu, còn gọi là bệnh đái máu Ai Cập): bệnh lan thành dịch địa phương ở vùng Trung Đông và ở châu Phi. Người mắc bệnh là do đi chân không giày trên các vùng đất ẩm ướt hoặc tắm ở sống ngòi. Bệnh biểu hiện đầu tiên bởi tổn thương da ở điểm ấu trùng chui vào cơ thể (viêm da sẩn). Sau đó xuất hiện các triệu chứng toàn thân: sốt, nhức đầu, rối loạn tiêu hoá, đôi khi mày đay rất to. Sau 3 tháng, ấu trùng trở thành sán máng trưởng thành và cư trú ở trong các tĩnh mạch của bàng quang. Thời kỳ bệnh toàn phát mang những đặc tính là đái khó, đái nhiều (tiểu tiện nhiều lần), và đái máu nhiều hoặc ít, bệnh nhân bị thiếu máu.

Chẩn đoán xác định nhờ xét nghiệm nước tiểu dưới kính hiển vi tìm thấy trứng của schistosoma

Soi bàng quang thấy những mảng xuất huyết và những u màu đỏ thẫm. Có các thể bệnh do sán máng cư trú ở những cơ quan ngoài bộ máy tiết niệu tuy hiếm: thê phổi có thể dẫn tới tâm phế mạn, thê viêm ruột thừa, thể viêm kết mạc mắt, thể viêm ruột. Các biến chứng: nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần, suy thận, rò tiết niệu, loét, sỏi niệu, thận ứ nước, u nhú và ung thư bàng quang.

Schistosoma mansoni (gây bệnh sán máng ruột, bệnh lách to Ai cập): bệnh xuất hiện thành dịch địa phương ở Trung Đông, ở châu Phi, châu Mỹ Latinh, và ở vùng biển Caribê. Sán máng trưởng thành cư trú ở trong tĩnh mạch cửa. Sán máng cái di chuyên tới gan, túi mật, và những tĩnh mạch của đại tràng, ở đây chúng đẻ trứng. Trong thời kỳ bệnh toàn phát, bệnh nhân bị ỉa chảy với phân loãng và bị mất nước, bệnh nhân bị suy mòn dần. Đôi khi có trường hợp viêm túi mật và gan lách to. Không hiếm những biến chứng xảy ra như: viêm ruột thừa bán cấp, tắc ruột, nôn ra máu, xơ gan với phù toàn thân, hoặc xơ phổi và tâm phế mạn.

Chân đoán xác định nhờ tìm thấy trứng sán ở trong phân hoặc trong các bệnh phẩm sinh thiết từ trực tràng; trứng sán hình bầu dục, với kích thước 140 X 60 p với một cựa ở một bên.

Schistosoma japonicum (gây bệnh sán máng động tĩnh mạch hoặc bệnh sán máng Trung-Nhật, bệnh Katayama): bệnh dịch địa phương ở Viễn Đông. Loài sán máng này nhỏ hơn hai loài kể trên. Sán máng trưởng thành ký sinh ở trong hệ thống động tĩnh mạch của ruột non ở người, ở bò, và một số gia súc khác. Khi thể miracidium (ấu trùng sán non trẻ) chui qua da, thì giai đoạn xâm nhập này có đặc tính là gây ra tình trạng nhiễm độc-nhiễm khuẩn nặng, với sốt cao, mày đay, phù mạch thần kinh, và tăng bạch cầu hạt ưa acid mạnh. Muộn hơn, có thể thấy gan, lách to, và hội chứng lỵ. Bệnh nhân hay bị thiếu máu. Rất hiếm khi sán máng cư trú ở não (nếu có thì gây ra động kinh Bravais-Jackson).

Chẩn đoán dựa trên kết quả xét nghiệm tìm thấy trứng sán trong phân và sinh thiết trực tràng; trứng sán s. japonicum gần hình cầu, với kích thước 70 X 50 p và cựa ở một bên.

Những thể khác

Schistosoma intercalatum (gây bệnh sán máng trực tràng-đại tràng sigma): xuất hiện ở trong một số vùng của Tây Phi; trứng sán hình thoi, với kích thước 180 X 70 (i và cựa ở một cực.

Schistosoma mekongi: thấy ở Thái Lan và Lào.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Tìm và nhận dạng trứng sán máng ở trong phân và nước tiểu (cặn nước tiểu). Trứng sán xuất hiện trong các bệnh phẩm 28 ngày (nếu là s. mansoni, s. japonicum) hoặc 80 ngày (nếu là s. haematobium) sau khi người bị nhiễm ấu trùng, và lúc này là thời kỳ bệnh toàn phát. Mức độ bệnh nặng được đánh giá theo số lượng trứng sán có trong 1 g phân. Mức độ sán đẻ trứng giảm thấp trong giai đoạn bệnh mạn tính.

Sinh thiết trực tràng: là xét nghiệm chủ yếu đối với mọi thể bệnh sán máng khi kết quả xét nghiệm tìm trứng sán âm tính, vì tất cả các loài schistosoma đều đẻ trứng tập trung ở niêm mạc trực tràng.

Chẩn đoán huyết thanh: có thể thực hiện các test : cố định bổ thể, ngưng kết hồng cầu, miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, miễn dịch điện di. Phản ứng huyết thanh thường dương tính ngay từ tuần lễ thứ 3 cũng như trong giai đoạn bệnh mạn tính.

Phản ứng bì: đặc biệt có ích trong điều tra sàng lọc; phản ứng này còn dương tính trong một thời gian dài sau khi đã không còn sán trong cơ thể nữa.

Huyết đồ: tăng bạch cầu hạt ưa acid ở giai đoạn ấu trùng xâm nhập cơ thể. Trong những thể có lách to thì mới đầu tăng bạch cầu mạnh trong máu, với nhiều bạch cầu non. Nhưng sau đó thì lại thấy bệnh nhân bị thiếu máu, giảm bạch cầu và tăng bạch cầu một nhân áo tăng năng lách (cường lách)

Tiên lượng: tốt trong những trường hợp được điều trị khá sớm và được bảo vệ để không bị tái nhiễm. Tiên lượng dè dặt đối với những trường hợp không được điều trị hoặc khi các mô bị xâm nhập đã có tổn thương.

Điều trị: thuốc praziquantel đã đưa lại những thay đổi trong điều trị bệnh sán máng. Thuốc này có hiệu quả, đôi khi chỉ sau một liều duy nhất, chống lại tất cả mọi chủng schistosoma. Do đó, điều trị bằng praziquantel là đặc biệt tốt đối với những đối tượng mang mầm bệnh hỗn hợp và đối tượng bị nhiễm không đáp ứng thoả đáng vồi các thuốc khác. Praziquantel dung nạp khá tốt và hoàn toàn thích hợp trong điều trị đồng loạt cho một số lượng lớn đối tượng. Đã được sử dụng từ nhiều năm nay, praziquantel chưa gây ra hiệu quả không mong muốn quan trọng nào về độc tính dài hạn, mà cũng không thấy có hoạt tính gây biến dị hoặc sinh ung thư ở động vật thí nghiệm. Người ta đã nói tối tác dụng phụ đau bụng và ỉa chảy phân lẫn máu xảy ra một thời gian ngắn sau điều trị. Liều lượng được yêu cầu như sau:

  1. haematobium: praziquantel 40 mg/kg cân nặng cơ thể, uống một lần duy nhất hoặc chia làm hai lần trong cùng một ngày.
  2. mansoni: praziquantel 40 mg/kg cân nặng cơ thể uống một lần duy nhất hoặc chia làm hai lần trOiig cùng một ngày.
  3. japonicum: praziquantel 60 mg/kg cân nặng cơ thể, uống một lần duy nhất hoặc chia làm hai lần trong cùng một ngày.
  4. intercalatum: praziquantel 40 mg/kg cân nặng cơ thể uống một lần hoặc chia làm hai lần trong cùng một ngày.

Xét nghiệm tìm lại trứng sán vào tháng thứ 3 và thứ 12 sau khi điều trị.

Phòng bệnh: diệt các nhuyễn thể bị nhiễm ấu trùng sán, kiểm soát những vùng tưới nước, lọc và chống nhiễm các nguồn nước, kiểm soát các nơi (ao hồ) tắm rửa, giáo dục y tế.

Bệnh sán do Gnathostoma

Bệnh sán do Gnathostoma spinigerum thường ký sinh ở chó, mèo nhưng cũng có thể được truyền sang người qua một loài thân cứng loại Cyclops. Bệnh có ở vùng Viễn Đông, nhất là ở Thái Lan. Người mắc phải do ăn thịt cá sống. Người bệnh có các cục ở dưới da gây ngứa (do giun di cư), và đôi khi có tổn thưdng tạng (phổi, thận) hiếm khi bị ở não. Tăng bạch cầu hạt ưa acid trong máu; phản ứng nội bì với kháng nguyên đặc hiệu dương tính.

Điều trị: tiabendazol, phẫu thuật.

Bệnh Sán Bothriocephalus

Tên khác: bệnh sán diphyllobothrium, bệnh sán dây Bothriocephalus

Định nghĩa: bệnh giun sán đường ruột mạn tính do nhiễm sán dây bothriocephalus sau khi ăn cá gỏi hoặc ăn cá nấu chưa đủ chín.

Căn nguyên: sán bothriocephalus , hoặc Diphyllobothrium latum, là sán dài nhất trong các loài sán dây ở người. Sán trưởng thành dài 2 đến 10 m và có thể có tới 4000 đốt. Đầu sán (có tên là scolex) dài 3-6 mm dễ nhận ra vì không có các giác hút mà thay vào đó là hai hố dọc. Những đốt sán cùng với trứng sán chứa bên trong chúng được bài tiết ra ngoài cơ thể theo phân. Trứng sán Bothriocephalus lúc này chưa có phôi hoàn thiện như ở loài sán taenia. Đe có thể phát triển, trứng sán phải rơi vào môi trường nước; ở đầy, phôi sán có lông sẽ được giải phóng vào trong nước và bị ăn bởi loài thân giáp (Cyclops hoặc Diaptomus:   tôm hoặc cua). Âu

trùng của sán Bothriocephalus sẽ biến thể thành kén ở trong cơ thể loài Cyclops (thân giáp), và được một túc chủ trung gian thứ hai ăn, túc chủ thứ hai này là một loài cá nước ngọt (cá hồi, cá tuyết sống, cá pecca, cá chó, cá hồi sống); ấu trùng sẽ chui vào và ký sinh trong các cơ của cá. Người, chó, mèo hoặc những động vật ăn thịt khác (túc chủ CUỐI cùng) nếu ăn phải cá chứa các ấu trùng nói trên sẽ nhiễm bệnh, ấu trùng sẽ phát triển thành sán

Bothriocephalus trưởng thành ở trong ruột non của các túc chủ CUỐI cùng vào 3 tuần sau khi ăn cá bị nhiễm. Kể từ lúc đó, trứng sán sẽ xuất hiện trong phân của người hoặc vật bị nhiễm. Sán Bothriocephalus trưởng thành có thể sống được từ 5 đến 10 năm.

Dịch tễ học: bệnh gặp ở những vùng chài lưới (ngư nghiệp), ở đó dân chúng có thói quen ăn gỏi cá (ăn cá sống) hoặc ăn phải cá nhiễm sán nấu chưa đủ chín, hoặc chỉ hun khói, đặc biệt là ở những vùng xung quanh biển Baltic, ở Sibêri, ở Nhật, ở xung quanh các hồ lớn của châu Mỹ và ở châu Phi.

Triệu chứng: đau bụng, ăn vô độ hoặc chán ăn, sút cân. Thiếu máu thể ác tính với viêm lưỡi và những dấu hiệu thần kinh không đặc hiệu. Hay gặp các thể không triệu chứng.

Xét nghiệm cận lâm sàng: rất dễ nhận dạng trứng sán trong phân. Trứng mầu nâu, có một nắp đậy, kích thước 65-75 pm. Những đốt sán có hình khối thang và có kích thước 1 cm/0,3 cm. Thông thường, bệnh nhân hay bị thiếu máu thể nguyên hồng cầu khổng lồ và tăng bạch cầu hạt ưa acid trong máu trong giai đoạn ấu trùng xâm nhập cơ thể.

Điều trị: người lớn uống một lần duy nhất niclosamid 2 g hoặc praziquantel 5-10 mg/kg cân nặng cơ thể.

Phòng bệnh: nấu chín hoặc ướp muối cá hoặc đông lạnh ở -10°c trong 48 giờ.

5/51 rating
Bình luận đóng