Mục lục
Tam Âm Giao
Tên Huyệt Tam Âm Giao:
Vì huyệt là nơi hội tụ của 3 kinh âm ở chân (Can, Tỳ, Thận) vì vậy gọi là Tam Âm Giao.
Tên Khác:
Đại Âm, Hạ Tam Lý, Thừa Mạng Thừa Mệnh.
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính Tam Âm Giao:
Huyệt thứ 6 của kinh Tỳ.
Huyệt giao hội của 3 kinh chính Can – Thận – Tỳ.
Một trong ‘Lục Tổng Huyệt’ Chủ trị vùng bụng dưới.
Một trong nhóm ‘Hồi Dương Cửu Châm’, có tác dụng nâng cao và phục hồi Dương khí.
Nơi Âm khí hội tụ, do đó, không bao giờ châm khi phụ nữ có thai.
Vị Trí Tam Âm Giao:
Ở sát bờ sau – trong xương chày, bờ trước cơ gấp dài các ngón chân và cơ cẳng chân sau, từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên 3 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới da là bờ sau-trong xương chầy, bờ trước cơ gấp dài các ngón chân và cơ cẳng chân sau.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
Tác Dụng Tam Âm Giao:
Bổ Âm, kiện Tỳ, thông khí trệ, hóa thấp, khu phong, điều huyết, sơ Can, ích Thận.
Chủ Trị Tam Âm Giao:
Trị cẳng chân và gót chân sưng đau, thần kinh suy nhược, liệt nửa người, tiểu bí, tiểu vặt, tinh hoàn viêm, di mộng tinh, liệt dương, kinh nguyệt rối loạn, bụng trướng, da viêm do thần kinh, mề đay phong ngứa.
Phối Huyệt:
1. Phối Âm Lăng Tuyền (Tỳ 9) trị tiêu sống phân (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Âm Cốc (Th.10) + Giao Tín (Th.8) + Thái Xung (C.3) trị lậu huyết không cầm (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Khí Hải (Nh.6) trị bạch trọc, di tinh (Châm Cứu Tụ Anh).
4. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thái Xung (C.3) trị đẻ khó (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Quan Nguyên (Nh.4)+ Tâm Du (Bàng quang.15) + Thận Du (Bàng quang.23) trị bạch trọc, di tinh (Châm Cứu Đại Thành).
6. Phối Bạch Hoàn Du (Bàng quang.30) + Chiếu Hải (Th.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thái Khê (Th.3) trị di tinh, bạch trọc, tiểu gắt (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Côn Lôn (Bàng quang.60) Tuyệt Cốt (Đ.39) + trị bệnh ở phần trên gót chân (Châm Cứu Đại Thành).
8. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Ngoại Quan (Tam tiêu.5) + Phong Thị (Đ.31) + Thủ Tam Lý (Đại trường.10) trị tay chân đau do phong thấp (Châm Cứu Đại Thành).
9. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thận Du (Bàng quang.23) + Trung Cực (Nh.3) trị kinh nguyệt đoạn tuyệt (Châm Cứu Đại Thành).
10. Phối Khí Hải (Nh.6) + Thận Du (Bàng quang.23) + Trung Cực (Nh.3) trị kinh nguyệt không đều (Châm Cứu Đại Thành).
11. Phối Túc Tam Lý (Vị 36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị chân đau nhức mạn (Ngọc Long Kinh).
12. Tam Âm Giao (Tỳ 6) [tả] phối Hợp Cốc (Đại trường.4) [bổ] trị ho do lạnh (Tịch Hoằng Phú).
13. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Nhân Trung (Đ.26) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị tay chân và mặt sưng phù (Châm Cứu Đại Toàn).
14. Phối cứu Đại Đôn (C.1) trị sán khí do hàn, do thấp nhiệt (Châm Cứu Tụ Anh).
15. Phối Chi Câu (Tam tiêu.6) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị phụ nữ kinh nguyệt không đến, mặt vàng, nôn mửa, không thụ thai (Châm Cứu Tụ Anh).
16. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) trị sinh khó, sinh ngược (Thần Cứu Kinh Luân).
17. Phối Đại Lăng (Tâm bào.7) + Trung Quản (Nh.12) trị bỉ khối đau tức (Thần Cứu Kinh Luân).
18. Phối Âm Cốc (Th.10) + Đại Đôn + Khí Hải (Nh.6) + Nhiên Cốc + Thái Xung (C.3) + Trung Cực (Nh.3) trị băng huyết (Thần Cứu Kinh Luân).
19. Phối Bá Lao + Cao Hoang (Bàng quang.43) + Đan Điền + Khúc Trì (Đại trường.11) + Thận Du (Bàng quang.23) + Trung Cực (Nh.3) + Tuyệt Cốt (Đ.39) + Tử Cung trị băng huyết không cầm (Loại Kinh Đồ Dực).
20. Phối Thừa Sơn (Bàng quang.57) trị trong ngực đầy tức (Thọ Tinh Bí Quyết).
21. Phối Âm Lăng Tuyền (Tỳ 9) + Ẩn Bạch (Tỳ 1) + Chương Môn (C.13)+ Công Tôn (Tỳ 4)+ Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Đại Chùy (Đc.14) + Điều Khẩu (Vị 38) + Khí Xung (Vị 30) + Phế Du (Bàng quang.13) + Phù Khích (Bàng quang.38) + Thái Uyên (Phế 9) + Thiên Phủ (Phế 3) + Thượng Quản (Nh.13) + Toàn Trúc (Bàng quang.2) trị mất ngủ (Thần Ứng Kinh).
22. Phối Chi Câu (Tam tiêu.6) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị kinh nguyệt không đều (Thần Ứng Kinh).
23. Phối Hành Gian (C.2) + Phục Lưu (Th.7) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị chân không đi được (Châm Cứu Phùng Nguyên).
24. Phối Chi Câu (Tam tiêu.6) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị kinh nguyệt không thông (Y Học Cương Mục).
25. Phối Nội Quan (Tâm bào.6) + Thái Xung (C.3) trị lưỡi nứt, lưỡi chảy máu (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
26. Phối Âm Lăng Tuyền (Tỳ 9) + Bàng Quang Du (Bàng quang.28) + Trung Cực (Nh.3) trị bí tiểu do thấp nhiệt (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
27. Bổ Tam Âm Giao (Tỳ 6) + tả Hợp Cốc (Đại trường.4) có tác dụng bảo dưỡng thai (Phối Huyệt Kinh Lạc Giảng Nghĩa).
28. Phối Chí Âm (cứu) trị đẻ khó (Phối Huyệt Kinh Lạc Giảng Nghĩa).
29. Phối Nội Quan (Tâm bào.6) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị mạch máu bị tắc (Châm Cứu Học Thượng Hải).
30. Phối Quy Lai (Vị 29) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị dịch hoàn sa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
31. Phối Quan Nguyên (Nh.4) trị tiểu dầm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
29. Phối Huyết Hải (Tỳ 10) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) trị kinh nguyệt không đều (Châm Cứu Học Thượng Hải).
30. Phối Hoành Cốt (Th.11) + Kỳ Môn (C.14) + Thuỷ Đạo (Vị 28) trị kinh nguyệt khó (Châm Cứu Học Thượng Hải).
31. Phối cứu Thuỷ Phân (Nh.9) trị bụng trướng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
32. Phối Uỷ Trung (Bàng quang.40) [xuất huyết] trị tiểu khó (Châm Cứu Học Thượng Hải).
33.Phối Bàng Quang Du (Bàng quang.28) [cứu] trị tiểu khó, tiểu gắt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
34. Phối Khí Hải (Nh.6) + Trung Cực (Nh.3) trị kinh bế (Châm Cứu Học Thượng Hải).
35. Phối Khí Hải (Nh.6) + Trung Quản (Nh.12) trị kinh nguyệt quá kỳ, bụng dưới đau kèm có huyết tím bầm, có cục (Châm Cứu Học Thượng Hải).
36. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thận Du (Bàng quang.23) trị đẻ khó (ngang) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
37. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Cực (Nh.3) trị sinh xong bị huyết vận (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Cách châm Cứu:
Châm thẳng 1- 1, 5 thốn. Cứu 5-7 tráng, Ôn cứu 10-20 phút.
Có thể châm xuyên sang huyệt Tuyệt Cốt (Đ.39).
Trị bệnh ở chân: hướng mũi kim ra phía sau.
Trị bệnh toàn thân: hướng mũi kim lên phía trên.
Ghi Chú: Có thai không Châm Cứu (Đồng Nhân Châm Cứu Du Huyệt Đồ).
Tham Khảo:
“Kinh sợ không ngủ được: Tam Âm Giao chủ trị” (Giáp Ất Kinh).