Paracetamol

Tên khác: acetaminophen.

Biệt dược:

Aferadol ® (Oberlin).

Claradol 500® (Roche Nicholas).

Dafalgan ® (Upsa).

Doliprane ® (Theraplix).

Dolko ® (Therabel Cucien).

Efferalgan ® (Upsa).

Geluprane ® (Theraplix).

Gynospasmine ® (Synthelabo).

Mcdgis ® (Smith Kline Beccham).

Oralgan ® (P. Fahre).

Panadol ® (Smith Kline Beccham).

 

Paracetamol • tên thông dụng. Paralyoc ® (Farmalyoc).

Propacetamol (tương tự với paracetamol).

Pro. Dafalgan ® (Upsa).

Tính chất:    paracetamol là một

thuốc giảm đau và hạ sốt thực tế không có tính chất chống viêm ở các liều khuyên dùng; ở các liều đó, tác dụng giảm đau tương tự với acid salicylic.

Chỉ dịnh

  • Để giảm các cơn đau có cường độ vừa.
  • Để hạ nhiệt khi sốt.
  • Với liều thông dụng, paracetamol không có tác dụng chống viêm.
  • Có thể thay thế aspirin cho người bệnh bị dị ứng với dẫn xuất salicylic, đang có rối loạn về đông máu, đang điều trị chống đông theo đường uống (liều lượng có thể hiệu chỉnh) hay có tiền sử loét dạ dày – tá tràng.
  • Paracetamol được dung nạp ở đường tiêu hoá tốt hơn

Liều dùng

Theo đường uống:

  • Người lớn: 0,5 – 1,0 g/lần, 1 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất là 4h (tối đa 3g mỗi ngày trong 3 – 4 lần); không cho dùng liên tục quá 10 ngày mà không theo dõi về y tế.
  • Trẻ em (6 đến 13 tuổi): 15mg/kg mỗi 6 giờ một lần (60mg/kg/ngày).
  • Trẻ em (13 đến 15 tuổi): 0,5g/lần, 1 – 3 lần/ngày mỗi lần cách nhau ít nhất 4 giờ (tối đa 30mg/kg/ngày).

Đường trực tràng:

  • Người lớn: 600mg/lần, tối đa 4 lần/ngày.
  • Trẻ em: 20 – 30mg/kg trong 24 giờ.

Thận trọng

  • Với người lớn, không vượt quá lg/lần và 3g/24 giờ chia làm 3 – 4 lần, cách nhau ít nhất 4h.
  • Tăng khoảng cách các lần dùng lên 8 giờ nếu độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 10ml/phút.
  • Không phối hợp với aspirin hay thuốc chống viêm không steroid khác.
  • Không được dùng quá 10 ngày mà không theo dõi về y tế.
  • Lời khuyên cho người bệnh: hỏi ý kiến thầy thuốc khi bị vàng da, nước tiểu màu vàng sẫm và mẩn da.

Chống chỉ đinh

  • Có dị ứng với thuốc.
  • Biểu hiện suy gan hay suy thận, nghiện rượu mạn tính.

Thiếu máu tan huyết.

Tác dụng phụ (hiếm với liều thông

dụng)

  • Các phản ứng dị ứng ngoài da.
  • ức chế tuỷ xương: thiếu máu, hạ bạch cầu (viêm họng, sốt), giảm thrombin trong máu (chảy máu).
  • Tổn thương,gan: thay đổi kết quả xét nghiệm chức năng gan, viêm gan hoại tử, thường biểu hiện quá liều ở người nghiện rượu và suy dinh dưỡng.

— Đôc với thân: thiểu niêu, đau thắt lưng, cơn đau quặn thận, nước tiểu đục, suy thận (khi dùng kéo dài).

Tương tác:    với các thuộc họ

salicylic và chống viêm không steroid khác (sự phối hợp ố liều cao làm tăng nguy cơ độc cho thận); với các thuốc uống chống đông máu (với liều cao, paracetamol làm tăng tác dụng chống đông); với các thuốc họ barbituric (giảm tác dụng của paracetamol).

Ngộ độc cấp xem ngộ độc paracetamol.

các biệt dược có phối hợp

THÀNH PHẦN. Có rất nhiều biệt dược có chứa paracetamol phối hợp với các hoạt chất khác:

Actifea ®, Actron ®, Afebryl 0, Algisédcd ®, Algotropyl ®, Arhum ®, Calgluquine ®, Céfaline ®, Céquinil ®, Claradol     ®,       Codoliprane    ®,

Contragrippine ®, Coquelusedal ®, Di. Antalvic ®, Fébrectol ®, Fébrispir ®, Fervex ®, Gélumaline ®, Gynospasmine ®, Hexapneumine ®, Humex ®, Hyrvalan ®, Lamaline ®, Latépyrìne ®, Libradol ®, Lindilane ®, Malgis ®, Meusuosedyl ®, Novacétol ®, Orcdgan ®, Panadol ®, ProntaLgine ®, Propofan ®, Rectoplexil       ®,

Rhinofébral ®, Rinurel ®, Rinutan ®, Salgydal ®, Sédarène ®, Sédigrippal ®, Supador ®, Suppomaline ®, Toplexil ®, Trophirès ®, Véganine ®, Veralydon ®.

5/52 ratings
Bình luận đóng