Mỏm tim đập
Mỏm tim đập là do tim bị nâng lên khi co lại lúc tâm thu, có thể sờ thấy được ở khoảng liên sườn 5 bên trái, phía trong đường giữa đòn 2 cm. Bàn tay đặt lên vùng này nhận thấy có cú dội vào lúc tâm thu. Ớ một số người thì chỉ thấy mỏm tim đập nếu nằm nghiêng sang trái.
VỊ TRÍ: hơi vào trong nếu người mảnh; hơi ra ngoài nếu người thấp. Nếu để bệnh nhân nghiêng sang trái thì chỗ mỏm tim đập sẽ dịch ra ngoài 2 -4 cm. Ngoài ra, vị trí mỏm tim đập có thể bị dịch chuyển do tràn dịch màng phổi hoặc tràn khí màng phổi. Nếu tim to thì vị trí mỏm tim đập có thể ra tới đường nách trước. Vị trí mỏm tim đập lệch sang phải làm nghĩ đến tim phải to. Nếu lệch xuống thấp thì rất có thể là tim trái to.
LỰC: mỏm tim đập mạnh hay yếu đi thường gặp trong béo phì, khí phế thũng, tràn dịch màng ngoài tim, suy tim. Mỏm tim đập mạnh khi xúc cảm, gắng sức, ưu năng tuyến giáp, phì đại tâm thất trái (huyết áp cao, bệnh van hai lá hoặc van động mạch chủ).
LỆCH CHỖ: vị trí đập lệch sang trái và xuỗng dưới trong phì đại thất trái; lệch sang phải (ở khoảng liên sườn 3 – 4) khi tâm thất phải to.
DẠNG ĐẬP: dạng đập bình thường là dạng điểm hoặc phang.
- Đập kiểu vòm: trên phạm vi một đường tròn đường kính 2 – 3 cm; có cảm giác như có quả bóng căng lên – xẹp xuống dưới bàn tay. Gặp trong phì đại thất trái.
- Dạng đập trải rộng: trên một diện tích rộng như lòng bàn tay; gặp trong tim bị giãn và phình thành động mạch chủ.
- Dạng đập thành khối: làm rung cả nửa ngực bên trái.
- Dạng có hai trung tăm: gặp trong hẹp hai lá có động mạch phổi to, hở hai lá – hở van động mạch chủ, phình thành động mạch chủ.
ĐẬP LÀM HAI THÌ: có cảm giác chạm nhẹ trước khi thấy nẩy; đây là tiếng ngựa phi có thể sờ thấy được, dễ nhận thấy hơn sau gắng sức hoặc cũng có thể là dấu hiệu của bệnh phì đại cơ tim.
ĐẬP Ở ĐÁY: có thể sờ thấy đáy tim nâng lên hạ xuống nhịp nhàng ở bên trái xương ức, chỗ khoảng liên sườn 2 ở người gày. Đây là do động mạch phổi bị giãn gây ra. Nếu có đập ở đáy tim, phía bên phải xương ức thì cần nghĩ đến phình động mạch chủ.
ĐẬP Ở BÊN PHẢI: có thể phát hiện tim nằm bên phải.
Bảng 14.3. Tiếng rung do van (rung miu)
|
Rung là cảm giác xúc giác kéo dài, giống như khi sờ lên lưng mèo đang gầm gừ (rung miu). Là các rung động có tần số thấp của tim hoặc của động mạch được truyền qua lồng ngực. Người ta sờ thấy rung miu ở nơi có tiếng thổi. Rung thường rõ lên sau khi gắng sức hoặc ở một vài tư thế. Sờ là phương pháp kém nhậy so với nghe nên chỉ phát hiện được các hiện tượng rung một cách thô mà thôi, cần chú ý khi có tiếng thổi có kèm theo rung nhưng cũng nên biết rằng các tiếng thổi mạnh không nhất thiết bao giờ cũng có rung kèm theo. Khám rung tốt hơn nếu áp lòng bàn tay (các khớp bàn tay-ngón tay) lên vùng trước tim.
Rung của van tim có thể sờ thấy được
Là lồng ngực bị chấn động ngắn do những rung động nhanh được truyền từ các van tim đã bị cứng đóng lại. Tuỳ theo vị trí, người ta thấy:
Ở mỏm tim: khi bị hẹp van hai lá người ta thấy rung tương ứng với tiếng tim thứ nhất. Đó là tiếng đóng van hai lá đã bị cứng lại và làm cho tiếng đóng van có tiếng vang. Những thay đổi sinh lý và bệnh lý (trạng thái tim bị kích thích, ưu năng tuyến giáp, người trẻ, gắng sức) có thể làm cho tiếng thứ nhất mạnh lên và có thể sờ thấy được.
Ở đáy tim: có khi thấy rung tương ứng với tiếng thứ hai mạnh lên hoặc phân đôi. Hiện tượng này là bình thường ở trẻ em nếu có ở bên trái xương ức. Nếu có ở người lớn thì phải nghĩ đến tăng áp lực động mạch phổi. Nếu có ở bên phải thì có thể là do huyết áp cao có xơ hoá van động mạch chủ.
Các rung động bình thường sờ thấy được
Ngoài mỏm tim đập đã mô tả ở trên, ở người bình thường, còn có thể thấy các rung động sau đây:
Động mạch phổi: có thể thấy khoảng liên sườn 3 bên trái nâng lên lúc tâm thu ở người rất gày.
Lõm xuống khi tâm thu: thấy ở dọc theo phần dưới xương ức (xem dấu hiệu Broadbent), do tâm thất phải thu lại.
Đập ở vùng thượng vị lúc tâm thu: rất khu trú, do động mạch chủ bụng đập (cần phân biệt với mạch đập của gan).
Đập cùng với tiếng thứ ba: có ở người trẻ và do tâm thất đầy máu nhanh.