I.  ĐỊNH NGHĨA

Sinh thiết u dưới da và cân cơ là thủ thuật nhằm lấy một phần hoặc toàn bộ tổ chức u dưới da hay cân, cơ để phục vụ cho xét nghiệm mô bệnh học giúp chẩn đoán xác định bệnh.

II.  CHỈ ĐỊNH

  • Các khối u hay thương tổn dưới da (kén sán, u xơ, u mỡ,…)
  • Các bệnh cân cơ: viêm bì cơ, viêm đa cơ, u cơ.

III.  CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không

IV.  CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ: 1 người
  • Điều dưỡng viên: 1 người

2.  Dụng cụ

  • Bàn dụng cụ.
  • Dao điện (để cầm máu).
  • Bộ dụng cụ vô khuẩn bao gồm:
    • Dao: số 10 hay số
    • Kẹp phẫu tích: 1 cái
    • Kìm cặp kim: 1 cái
    • Kéo: 1 cái
    • Móc Gillies: 2 chiếc
  • Thuốc và vật tư tiêu hao:
    • Dung dịch sát khuẩn: povidin 10%.
    • Dung dịch nước NaCl 9%.
    • Thuốc tê: xylocain 1% (1-2 ống).
    • Gạc vô khuẩn: 1 gói
    • Bơm tiêm 5ml: 1 cái
  • Chỉ khâu: 1 sợi bằng chỉ không tiêu nylon hoặc bằng ethylon 0 hay 5.0; Chỉ tiêu Vicryl 4.0.
  • Tấm vải (vô khuẩn) có lỗ phủ vùng mổ (bằng vải hay bằng giấy): 1 cái
  • Găng vô khuẩn: 1 đôi
  • Giá để ống xét nghiệm.
  • ống đựng bệnh phẩm (có formol 10%).
  • Bút vẽ không xóa.

3.  Người bệnh

  • Tư vấn và giải thích cho người bệnh:
    • Tình trạng bệnh.
    • Sự cần thiết phải làm sinh thiết.
    • Các bước thực hiện.
    • Các biến chứng không mong muốn có thể xảy
    • Thời gian trả kết quả.
  • Kiểm
    • Hỏi tiền sử dị ứng của người bệnh: đặc biệt với thuốc tê như lidocain,
    • Các bệnh rối loạn đông máu.
    • Sử dụng các thuốc chống đông.
    • Các bệnh mạn tính: hen phế quản, các bệnh tim mạch, tiểu đường.
    • Hỏi tiền sử choáng phản vệ của người bệnh.
    • Tình trạng ăn uống trước khi làm thủ thuật.

4.  Hồ sơ bệnh án

  • Kiểm tra chỉ định của bác sĩ: hồ sơ bệnh án và phiếu xét nghiệm.
  • Các thuốc đã dùng.
  • Kiểm tra tình trạng máu chảy, máu đông.

V.  CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Nơi thực hiện thủ thuật

Phòng mổ hoặc phòng tiểu phẫu.

2.  Chuẩn bị người bệnh

  • Lựa chọn thương tổn cắt sinh thiết.
  • Tư thế người bệnh thoải mái, thuận lợi cho việc tiến hành thủ thuật.
  • Bộc lộ rộng nơi cắt sinh thiết.

3.  Người thực hiện

Đội mũ, mang khẩu trang, rửa tay, đeo găng vô khuẩn.

4.  Tiến hành thủ thuật

  • Dùng bút vẽ đánh dấu vị trí thương tổn nhất là các thương tổn sâu dưới da di động.
  • Sát khuẩn da vùng cắt sinh thiết.
  • Trải tấm vải (vô khuẩn) có lỗ phủ vùng mổ.
  • Gây tê tại chỗ.
  • Tiến hành sinh thiết:
    • Dùng dao phẫu thuật rạch da dài
    • Người phụ dùng móc Gillies mở rộng vết mổ.
    • Bộc lộ tổ chức cần sinh thiết (u dưới da, cân cơ).
    • Phẫu thuật lấy một phần tổ chức nếu thương tổn lớn. Mảnh sinh thiết cần đủ lớn để có thể làm mô bệnh học, ít nhất với kích thước 3 x 4cm.

Lưu ý:

  • Trường hợp khối u nhỏ từ 0,5 – 1cm, có thể phẫu tích lấy toàn bộ thương tổn.
  • Cho mảnh sinh thiết vào ống đựng formol có ghi rõ tên tuổi người bệnh như trong phiếu xét nghiệm bằng bút không xóa.
  • Kiểm tra cầm máu: nếu chảy máu, cầm máu bằng dao điện.
  • Khâu tổn khuyết: khâu hai lớp, mũi rời.
  • Lau sạch thương tổn bằng dung dịch nước NaCl 9%.
  • Băng thương tổn bằng gạc vô khuẩn.

VI.  THEO DÕI

  • Để người bệnh nằm tại chỗ từ 5 đến 10 phút. Cho người bệnh về giường nếu không có biểu hiện gì bất thường như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn.
  • Thay băng hàng ngày.
  • Cắt chỉ sau 7 ngày đối với sinh thiết

VII.  XỬ TRÍ TAI BIẾN

Choáng phản vệ:

  • Cho người bệnh nằm đầu thấp.
  • Cởi bỏ quần áo chật.
  • Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở, nhịp tim, sắc mặt, tình trạng tri giác.
  • Ngậm kẹo.
  • Cho người bệnh uống nước trà đường pha loãng.
  • Sau 5 đến 10 phút tình trạng người bệnh không cải thiện, chuyển cấp cứu
0/50 ratings
Bình luận đóng