SAROTHAMNUS
Tên khoa học của cây Sarothamnus: Sarothamnus scoparius, họ Đậu – Fabaceae.
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây mọc thẳng, cao tới 2 m, có nhiều cành nhỏ như cái roi với ít lá, toàn cây trông giống như cái chổi. Lá mọc so le, cuống ngắn. Hoa màu vàng cam. Quả ráp có lông ở bên cạnh, khi chín có màu đen.
Cây mọc ở vùng rừng khô và đồng cỏ ở Tây và Trung Âu.
Bộ phận dùng, thu hái và thành phần hóa học
Dùng phần trên mặt đất (Herba Sarothamni scoparii), thường hái vào mùa đông hay lúc cây đã có quả.
Dược liệu có 0,8 – 1,5% alcaloid trong đó alcaloid chính là L-spartein và các alcaloid phụ: Sarothamnin, isospartein, lupanin và hydroxylupamin.
Ngoài ra còn có flavonoid (scoparozit = scoparol + glucose), các amin (dopamin, tyramin, epinin), chất vô cơ.
Tác dụng và công dụng
Spartein có tác dụng điều hòa và tăng co bóp của tim, kích thích cơ trơn của ruột và tử cung.
Scoparozit có tác dụng lợi tiểu.

Dược liệu được dùng để chiết xuất spartein, dùng chữa bệnh liệt tim và duy trì tác dụng trợ tim giữa hai đợt điều trị bằng digitalin. Hoa dùng riêng làm thuốc lợi tiểu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ và cs. (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội.
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học.
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.

justify">Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

0/50 ratings