Rối loạn tri giác: có thể nông hoặc sâu, ngắn hoặc dài, đặc biệt là do các nguyên nhân trong sọ hay nguyên nhân nội tiết.
Ý THỨC U ÁM: giảm mức độ cảnh giác.
NGỦ NHIỀU (xem thuật ngữ này): giấc ngủ kéo dài và sâu bất bình thường, chỉ có thể đánh thức bệnh nhân bằng kích thích mạnh.
LÚ LẪN (trạng thái lú lẫn cấp): bệnh nhân có ý thức lẫn lộn về thế giới bên ngoài, tư duy chậm và không phù hợp, ý nghĩ rời rạc và không nhớ gì về những điều đã xảy ra lúc đang bị lú lẫn. Các rối loạn xảy ra nhanh, trong thời gian tương đối ngắn (ngày hoặc giờ); thường kèm theo ác mộng. Vào ban ngày, mức độ cảnh giác thường thay đổi vào ban ngày nhưng thường nặng thêm vào buổi tối.
MÊ SẢNG CẤP (cơn mê sảng): là thể nặng của lú lẫn; có giảm mức độ cảnh giác và rối loạn nặng về nhận thức và về các chức năng trí tuệ; thường có sợ hãi và kích động. Thường là mất định hướng hoàn toàn; hay có ảo giác nhất là ảo giác thị giác. Mê sảng có thể do sốt, do phẫu thuật ở người cao tuổi, não bị nhiễm độc hay bị nhiễm khuẩn, do thiếu thuốc (rượu, ma tuý) hay do hội chứng não cấp. Mê sảng cấp do rượu: xem ngộ độc rượu cấp.
SỮNG SỜ: hoạt động thể xác và tâm thần bị giảm rất nhiều, bệnh nhân chỉ đáp ứng lại các kích thích khá mạnh và được lặp đi lặp lại bằng cách mở hai mắt nhưng lại tỏ ra không hiểu gì những điều người ta nói với mình.
HÔN MÊ: trạng thái trong ướ bệnh nhân mất ý thức, không đáp ứng lại các kích thích, ngay cả kích thích mạnh; các chức năng thực vật ít nhiều vẫn còn. Hôn mê có thể sâu hay nông.
CHẾT NÃO: Tất cả mọi chức năng của não bị ngừng hoàn toàn và không đảo ngược được; vẫn còn đời sống thực vật (“trạng thái thực vật”). Dùng hô hấp viện trợ và tuần hoàn ngoài cơ thể có thể làm cho việc chẩn đoán phân biệt hôn mê sâu và chết não gặp khó khăn. Tiêu chuẩn để xác định chết não về mặt pháp lý ở mỗi nước một khác. Nói chung, người ta yêu cầu phải có:
- Mất ý thức hoàn toàn và mất mọi hoạt động tự phát.
- Mất các phản xạ của tất cả các dây thần kinh sọ (giác mạc, đồng tử, tiền đình-mắt v.v…). Có thể còn phản xạ tủy (cơ ở thân và ở chi).
- Hoàn toàn mất các cử động hô hấp tự phát (sự sống phụ thuộc vào việc duy trì hô hấp viện trợ).
- Điện não đồ phẳng ngay cả khi đã khuếch đại tối đa (2 đường ghi, mỗi lần 10 phút, cách nhau 12 giờ).
- Giãn đồng tử hai bên (có thể không hoàn toàn nhưng dù sao cũng không có co đồng tử).
- Hoàn toàn mất đáp ứng với kích thích gây đau.
- Thời gian theo dõi phải đủ (24 giờ).
Ngoài ra, bệnh nhân không bị làm hạ thân nhiệt hay chịu ảnh hưởng của một chất hướng thần kinh (thuốc ngủ, thuốc liệt thần kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau) và không có rối loạn chuyển hoá sâu. Trạng thái này có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm; ví dụ, sau chấn thương sọ não.
HỘI CHỨNG “LOCKED IN” (Hội chứng “bị khoá”): trạng thái hôn mê giả trong đó bệnh nhân hoàn toàn bị liệt nhưng tỉnh táo và chỉ có thể giao tiếp được bằng các cử động của mắt. Ví dụ, nếu bảo bệnh nhân mở mắt thì bệnh nhân làm được.
Khám bệnh nhân hôn mê
Trước khi thăm khám bệnh nhân, cần chắc chắn là đường thở của bệnh nhân thông suốt, bệnh nhân có thở và động mạch cảnh có đập. Thực vậy, nếu bệnh nhân bị sốc hay bị ngừng tim-ngừng thở thì cần phải có ngay các biện pháp hồi sức. Nếu bệnh nhân bị chấn thương thì cần phải chắc chắn là bệnh nhân đang không bị chảy máu (tìm chảy máu trong). Chấn thương sọ có thể có gãy đốt sống cổ, mọi cử động của đầu gây nguy hiểm.
HỎI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH: có bị chấn thương sọ não gần đây, tình trạng sức khoẻ trước đây (tiểu đường, bệnh thận, bệnh tim, huyết áp cao, động kinh, nghiện ma tuý), thường dùng insulin, thuốc chống đông hay thuốc khác; hôn mê đột ngột hay từ từ, mới uống rượu, thuốc ngủ, thuốc an thần hay các chất khác. Bị nhức đầu dai dẳng hay bị co giật trước khi hôn mê gợi ý cho thấy có thể do xuất huyết trong sọ. Có đau vùng trước tim, hồi hộp và mệt thỉu hoặc ngất trước khi bị hôn mê thường do nguyên nhân tim mạch.
KHÁM
- Đầu: mặt sung huyết (rượu), hồng (nhiễm độc CO), vết thương, chảy máu hay chảy dịch não tủy qua mũi hay tai (chấn thương), sẹo (động kinh). Mặt mất cân xứng, hai mắt lệch, miệng lệch như ngậm tẩu (cơn đột quỵ não có liệt nửa người).
- Mắt:
+ Đồng tử: co thành điểm (ngộ độc thuốc phiện hay chất chống cholinesterase, chảy máu ở gian não). Đồng tử cố định, mỏ trung bình hay hơi giãn (ngộ độc benzodiazepin, barbituric hay thuốc an thần khác). Giãn hai đồng tử (ngộ độc thuốc kháng cholin, tổn thương trung não hai bên). Hai đồng tử mở không đều (tổn thương khu trú trong sọ, bên có đồng tử giãn là bên có tổn thương; ví dụ, bị máu tụ dưới màng cứng).
+ Liệt mắt một bên: thường hay gặp trong xuất huyết dưới màng nhện.
+ Khám đáy mắt: phù gai thị (tăng áp lực nội sọ), bệnh võng mạc (tiểu đường hay cao huyết áp), có củ ở màng mạch (viêm màng não lao).
- Da: mảng da có vân, ban đỏ dạng tinh hồng nhiệt (hôn mê do barbituric), ban xuất huyết và mụn ở mũi, môi (viêm màng não-tuỷ), toát nhiều mồ hôi (hôn mê do hạ đường huyết).
NGỬI HƠI THỞ: mùi rượu, urê, aceton.
THÂN NHIỆT (đo ở trực tràng): cao 41-42°c (viêm màng não, bệnh nhiễm khuẩn, say nắng, tổn thương các trung tâm điều nhiệt) hay hạ thân nhiệt (hôn mê do ngộ độc rượu, barbituric, phù niêm, hạ đường huyết).
MẠCH: chậm (tăng áp lực nội sọ, chẹn nhĩ-thất) hay rất nhanh (cơn tim nhanh kịch phát hoặc tim nhanh có loạn nhịp dẫn đến rối loạn tuần hoàn não). Nếu nghi ngờ hôn mê là do loạn nhịp tim thì phải làm ngay điện tâm đồ.
HUYẾT ÁP: cao (đột quỵ, bệnh não gây cao huyết áp, urê huyết cao, phù não- màng não) hay hạ thấp (hôn mê tiểu đường, ngộ độc tượu, barbituric, ngất, thỉu).
HÔ HẤP: chậm (thuốc phiện, barbituric, tăng áp lực nội sọ) hay nhanh (nhiễm acid trong tiểu đường hay urê huyết cao). Nhanh và sâu (nhiễm acid trong tiểu đường hay urê huyết cao, tổn thương thân não). Thở kiểu Cheyne-Stokes (bệnh não do chuyển hoá). “Thở hỗn loạn” hay “mất đồng bộ” nếu hành não bị tổn thương. Phồng một bên má lúc thở ra (“hút tẩu”) gặp trong liệt nửa người.
KHÁM THẦN KINH
- Triệu chứng màng não bị kích thích:cứng gáy, dấu hiệu Kernig và dấu hiệu Brudzinski, phồng thóp ở trẻ nhỏ. cần chọc dò tủy sống để phát hiện viêm màng não hay xuất huyết dưới khoang nhện.
- Dấu hiệu khu trú:các dấu hiệu sau đây thường cho thấy có liệt nửa người:
+ Mất vận động tuỳ ý ở một bên.
+ Mặt mất đối xứng (dấu hiệu Maris và Foix): làm rõ liệt nửa mặt bằng cách ấn mạnh và đều lên bờ sau hai nhánh lên của xương hàm dưới.
+ Đầu và mắt bị lệch về một bên.
+ Trương lực cơ ở một bên giảm rõ so với bên kia.
- Phản xạ đầu-mắt hay phản xạ mắt-tiền đình:giữ hai mi mở, quay đầu đột ngột sang phải và sang trái.
Bình thường, mắt di chuyển ngược với hướng quay của đầu (hiện tượng “mắt búp bế hay dấu hiệu Cantelli), sau đó từ từ trở về vị trí trung tâm. Có phản xạ này bình thường chứng tỏ các cấu trúc dưới lều (thân não, cầu não, hành não) không bị tổn thương.
- Duỗi cứng mất não:tứ chi và cổ duỗi cứng, hàm nghiến chặt, cổ ngửa. Do tổn thương ở thân não, trừ các nhân tiền đình.
HỘI CHỨNG REYE: bệnh nhân dưới 20 tuổi, các xét nghiệm gan không bình thường, tiền sử: có nhiễm virus hay đã dùng aspirin.
CƠN MẤT TRÍ NHỚ: chủ yếu là mất trí nhớ gần; mất định hướng thời gian rõ hơn là mất định hướng không gian; không có dấu hiệu khu trú.
LOẠN LỜI: bệnh nhân tỉnh táo nhưng tỏ ra lú lẫn vì không giao tiếp được với xung quanh do nhầm lẫn trong dùng từ hay chỉ nhớ được một vài phần của từ (mất ngôn ngữ cảm giác của Wernicke).
HẠ THÂN NHIỆT VÀ TĂNG THÂN NHIỆT: xem thuật ngữ.
Xét nghiệm cận lâm sàng
- Dịch não tuỷ: phản chỉ định chọc dò tủy sống nếu có phù gai thị hay có dấu hiệu tắc nghẽn hố trên, nếu có nghi ngờ bị ápxe hay khối u não. Có thể thấy tăng áp lực dịch não tuỷ, xuất huyết hay tăng tế bào (viêm màng não).
- Nước tiểu (lấy qua ống thông):
+ Có aceton niệu: hôn mê do tiểu đường hay nôn kéo dài.
+ Có đường niệu: hôn mê do tiểu đường, đột quỵ não, viêm màng não, nhồi máu cơ tim.
Các nguyên nhân chính gây trạng thái lú lẫn và hôn mê
NGỘ ĐỘC RƯỢU CẤP, BỆNH NÃO WERNICKE, HỘI CHỨNG KORSAKOFF: xem các bệnh này.
HẠ ĐƯỜNG HUYẾT: ở người bị tiểu đường, tiêm insulin hay uống thuốc giảm đữờng huyết; đôi khi uông cùng với rượu. Đường huyết dưới 40 mg/100 mĩ(2,2 mmoì/1). Cho uống hay truyền glucose vào tĩnh mạch cho kết quả nhanh.
TIỂU ĐƯỜNG: đường huyết cao, nhiễm acid – ceton (xem hôn mê do tiểu đường), hôn mê có mau ưũ trương.
QUÁ LIỀU DẪN CHẤT THUỐC PHIỆN (heroin, morphin và các chất thay thê):
- Tiền sử: có nghiện ma tuý, vết tiêm chích, đồng tử nhỏ như chấm.
- Đáp ứng nhanh khi được tiêm naloxon.
NGỘ ĐỘC THUỐC CẤP TÍNH: benzodiazepin, barbituric và các thuốc an thận, thuồc ngủ khác: đồng tử mỏ trung bình, cố định. Nhiều thuốc khác và nhiều chất độc có thể gây lu lẫn và mê sang cấp.
NHIỄM ĐỘC CO: oxy liệu pháp cấp cứu.
HỘI CHỨNG THIẾU THUỐC: có tiền sử
- Nghiện ma tuý (các thuốc gây phụ thuộc).
- Lạm dụng thuốc ngủ và thuốc an thần (barbituric, benzodiazepin …)
- Ngộ độc rượu mạn tính.
NHỒI MÁU CƠ TIM, TÌNH TRẠNG SỐC, BỆNH NÃO GÂY CAO HUYẾT ÁP: xem các bệnh này.
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỚI: chấn động não, tụ máu ngoài và dưới màng cứng (xem bệnh này).
BỆNH NÃO DO CHUYỂN HOÁ (dấu hiệu thần kinh dao động, khoảng tỉnh, đôi khi có rung giật nhãn cầu, rung giật cơ, tuần hoàn bàng hệ):
- Hôn mê có urê huyết cao: suy thận cấp.
- Suy gan: bệnh não do gan.
- Tăng thán huyết, thiếu oxy máu: suy hô hấp cấp.
- Suy tim: giảm cấp máu cho não, thở nhịp Cheyne-Stockes.
- Rối loạn điện giải và mất nước: giảm và tăng natri huyết, giảm và tăng calci hiuyết.
- Sốt cao, nhất là ở người già.
VIÊM MÀNG NÃO, VIÊM NÃO-MÀNG NÃO, XUẤT HUYẾT DƯỚI MÀNG NHỆN: dấu hiệu màng não bị kích thích (cứng gáy, dấu hiệu Kernig, nhức đâu, sôt trong viêm màng não). Có rối loạn dịch nao tuỷ.
ĐỘNG KINH TÂM THẦN HAY TRẠNG THÁI LÚ LAN KÉO DÀI SAU CƠN ĐỘNG KINH: tiền sử có động kinh.
TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO: triệu chứng thần kinh khu trú hay bất thường không đối xứng, ngủ gà, hay gặp liệt nửa người.
KHỐI U HAY ÁPXE NÃO: đặc biệt là nếu có thoát vị.
Đánh giá mức độ hôn mê (thang Glasgow)
ĐÁP ỨNG CỦA MẮT (MỞ MẮT): tự động (= 4 điểm); theo lòi bảo (= 3 điểm); khi đau (= 2 điểm); không mở (= 1 điểm).
TRẢ LỜI (một câu hỏi): bình thường (= 5 điểm); lẫn (= 4 điểm); dùng từ đơn độc (= 3 điểm); ú ớ thành âm (= 2 điểm); không trả lòi (= 1 điểm).
ĐÁP ỨNG VẬN ĐỘNG Ở CHI TRÊN (theo mệnh lệnh hay do bị kích thích gây đau): làm đúng (= 6 điểm); có thực hiện bước đầu (= 5 điểm); chỉ gấp được đơn giản (= 4 điểm); gấp một cách động hình (= 3 điểm); duỗi một cách định hình (= 2 điểm); không có đáp ứng (= 1 điểm).
PHÂN TÍCH: tối đa = 15 điểm; mất vỏ não = 5 điểm; mất não = 3 điểm.
+ Có protein niệu: hôn mê urê huyết cao, hôn mê ở bệnh có sốt.
+ Tỷ trọng riêng: tăng (hôn mê tiểu đường) hoặc giảm (urê huyết cao).
- Máu: các xét nghiệm hữu ích là đường huyết (tiểu đường), urê huyết (urê huyết cao), dự trữ kiềm và pH (nhiễm acid), carboxyhemoglobin (nhiễm độc CO), natri huyết (hạ natri huyết), kali và calci huyết. Phân áp C02 cao (trên 80 mm Hg), phân áp O2 thấp (dưới 40 mm Hg). Cấy máu nếu nghi ngờ có viêm màng não.
- Xét nghiệm chất chứa trong dạ dày nếu nghi bị ngộ độc.
- Xét nghiệm về gan: nếu nghi ngờ có bệnh não do gan.
Xét nghiệm bổ sung
- Chẩn đoán bằng hình ảnh: chụp cắt lồp hay chụp X quang sọ trong trường hợp bị chấn thương sọ não. Chụp X quang phổi nếu nghi ngờ có lao màng não hay có di căn ung thư phổi lên não. Chụp cắt lớp và cộng hưởng từ nếu có tăng áp lực nội sọ để phát hiện khối gây chèn ép cũng như hẹp các động mạch ở nền não.
- Điện não đồ: không thể thiếu được trong hôn mê co nguyên nhân động kinh và trong trường hợp cần chẩn đoán bị chết não. Vô ích trong chẩn đoán tổn thương não lan toả và bệnh não do chuyển hoá.
Điều trị
- Duy trì hô hấp: nếu có khó thở cần xác định do cản trở đường hô hấp hay do trung tâm hô hấp bị ức chế (xem suy hô hấp cấp). Để đường thở được thông, để bệnh nhân nằm nghiêng (hay nằm sấp, mặt quay sang một bên), đầu ngửa. Không được để bệnh nhân nằm sấp và nếu nằm sấp thì không để cổ ngửa quá. Nếu cần thì phải kéo lưỡi và hút các chất dịch ở miệng và hầu. Nếu cần thiết thì phải đặt nội khí quản hay mở thông khí quản.
Chẩn đoán phân biệt hôn mê
NGUYÊN NHÂN RÕ RÀNG
- Hôn mê giai đoạn cuối trong các bệnh nhiễm khuẩn, ung thư và các bệnh khác ở giai đoạn cuối.
- Hôn mê sau chấn thương:
+ Hôn mê ngay: có vết thương ở da, chảy máu hay chảy dịch não tủy ở mũi, tai, đồng tử không đều, dấu hiệu thần kinh khu trú, tim nhanh sau đó chậm, trên phim có vỡ sọ, dịch não tủy có máu hay có tăng áp suất. Chú ý: cần xác định chấn thương là nguyên nhân hay là hậu quả của mất ý thức.
+ Hôn mê xuất hiện sau khoảng tỉnh từ vài giờ đến 1-2 ngày nếu có tụ máu ngoài màng cứng, từ 2-3 ngày đến 2-3 tuần nếu có tụ máu dưới màng cứng. Khoảng tỉnh ỏ người già có thể tới vài tháng sau khi bị chấn thương nhẹ hoặc bị bỏ qua.
- Hôn mê do oxy huyết thấp vì ngừng tim sau nhồi máu cơ tim: điện tâm đồ cho thấy có rung thất, tim chậm và/hoặc có dấu hiệu nhồi máu cơ tim. .
- Hôn mê do tăng thân nhiệt(say nóng) hay do hạ thân nhiệt.
HÔN MÊ CÓ DẤU HIỆU TỔN THUƠNG KHU TRÚ.
- Liệt nửa người ở người già:
+ Xuất huyết não: xảy ra đột ngột, hôn mê sâu, liệt nửa người, huyết áp cao, hay bị hạ thân nhiệt, thỏ rông, dịch não tủy có máu và thường có áp suất cao.
+ Nhũn não: khởi phát không đột ngột, đôi khi trước đó có mất ngôn ngữ, huyết áp không cao lam, dịch não tủy bình thưòng, đôi khi có dấu hiệu thần kinh hai bên.
+ Thiếu máu não tạm thời kiểu tủy sống-nền não: có thể gây hôn mê hay lú lẫn tâm thần (vài phút), có văng nửa thân và lệch đều hai măt.
- Liệt nửa người ở người còn tương đối trẻ(phải khám ngoại thần kinh ngay):
+ Tắc động mạch não: đột ngột, dịch não tủy bình thưòng; tìm xem có hẹp van hai lá, viêm màng trong tim, rung nhĩ không.
+ Khối u hay ápxe não: tiền sử (tiến triển từ từ), dấu hiệu tăng áp lực nội sọ (nhất là phù gai thị), thở kiểu ngáy, dịch não tủy có áp suất cao và tăng protein. Chẩn đoán bằng chụp cắt lớp; chống chỉ định chọc dò tủy sống.
+ Tụ máu tự phát trong não: do vỡ phình động mạch bẩm sinh.
+ Tụ máu ngoài màng cứng hay dưới màng cứng: tiền sử bị chấn thương và có khoảng tỉnh, cần can thiệp ngoại khoa cấp cứu. Chống chỉ định chọc dò tủy sống.
HÔN MÊ CÓ CO GIẬT
- Hôn mê sau động kinh: tiền sử có động kinh, đại tiểu tiện không chủ động, có dấu hiệu cắn lưỡi (mới hoặc cũ). Ghi điện não.
- Cơn cao huyết áp: (bệnh não có cao huyết áp): hôn mê nông, xuất hiện từ từ, có các cơn co giật nối tiếp nhau liên tục; huyết áp cao và võng mạc có tổn thương do huyết áp cao; dịch não tủy bình thường hoặc có áp suất cao. Có thể gặp mọi mức độ từ lú lẫn đơn thuần đến trạng thái sững sờ và hôn mê. Cơn có thể kéo dài nhiều ngày.
- Hôn mê do hạ đường huyết: xem ở dưới.
HÔN MÊ CÓ DẤU HIỆU MÀNG NÃO
- Xuất huyết dưới màng nhện: tiền sử (có nhức đầu trước khi bị hôn mê), cứng gáy, dấu hiệu Kernig, hôn mê nông, sốt, thở như ngáy, dịch não tủy có máu hoặc có màu vàng, huyết áp tăng.
- Viêm màng não cấp do vi khuẩn: hôn mê đột ngột, sốt cao, herpes ở môi, ban xuất huyết (nhiễm não mô cầu), rối loạn dịch não tuỷ, cấy máu dương tính.
- Viêm màng não lao: có tiền sử lao, soi đáy mắt có củ lao, chụp phổi thấy có tổn thương ở phổi, có rối loạn dịch não tuỷ. Hôn mê cho thấy bệnh ở giai đoạn nặng, tiên lượng dè dặt.
HÔN MÊ KHÔNG CÓ DẤU HIỆU THẦN KINH KHU TRÚ
- Hôn mê do ngộ độc thuốc an thần hay thuốc ngủ(barbituric, benzodiazepin, methaqualon v.v…): đồng tử mỏ trung bình hay hơi giãn,
- cố định; rung giật nhãn cầu, hôn mê sâu, huyết áp hạ, thân nhiệt giảm, hoàn toàn mất phản xạ, trong dạ dày, nước tiểu và máu có thuốc.
- Hôn mê do rượu:mặt đỏ, thân nhiệt thấp, huyết áp hạ, hơi thở có mùi rượu, định lượng rượu trong máu (trên 3g/l hay 65 mmol/1).
- Hôn mê có urê huyết cao:mặt vàng nhợt, thường có nhịp thở Cheyne- Stockes, hơi thở có mùi khai, tổn thương ở võng mạc, protein niệu, urê huyết cao (xem suy thận).
- Hôn mê do tiểu đường(xem bệnh này): nhịp thở Kussmall, da khô (mất nước ngoài tế bào), hơi thỏ có mùi aceton, đường niệu, ceton niệu, đường huyết cao, dự trữ kiềm giảm.
- Hôn mê do hạ đường huyết:hôn mê nông hoặc sâu, tăng dần, đôi khi giãy dụa và co giật, toát mồ hôi, tăng phản xạ gân, rung giật cơ, có dấu hiệu Babinski ở cả hai bên, không có đường niệu (lấy nước tiểu sau bàng quang đã rỗng), đường huyết hạ; dùng đường có tác dụng nhanh (với người lớn: tiêm tĩnh mạch 50 ml dung dịch glucose 50%).
- Hôn mê gan(bệnh não do gan): có tiền sử mắc bệnh gan, xuất hiện sau xuất huyết đường tiêu hoá hay sau chọc dò cổ trướng, có vàng da hay vàng da nhẹ, tuần hoàn bàng hệ, ammoniac huyết cao.
- Tiêm tĩnh mạch glucose (50 ml dung dịch 50%) có tác dụng tức khắc đối với hôn mê do tiểu đường.
- Tiêm tĩnh mạch naloxon (0,8-2 mg) có tác dụng tức thì đối với hôn mê do quá liều thuốc thuộc loại thuốc phiện (heroin, morphin v.v…).
- Nếu có co giật, tiêm 5-10 mg diazepam trong 2-3 phút theo đường tĩnh mạch.
- Nếu thân nhiệt cao trên 41°c thì chườm lạnh, quạt mát, lau người nước lạnh và kiểm tra thường xuyên nhiệt độ trực tràng.
- Mỗi giờ phải thay đổi tư thế bệnh nhân một lần để tránh ứ đọng ở phổi. Nếu hôn mê kéo dài, phải đặt ống thông bàng quang và ống thông dạ dày để tránh chướng dạ dày và ngăn ngừa trào ngược có thể gây viêm phổi. Thông dạ dày còn cho phép bù nước và nuôi dưỡng bệnh nhân.