Mục lục
Định nghĩa
Bàng quang không hết nước tiểu do tổn thương hệ thần kinh trung ương hoặc hệ thần kinh ngoại biên.
Sinh lý bệnh
- Sinh lý học động tác tiểu tiện: tiểu tiện là một động tác phức tạp, kết quả của tương tác giữa các xung động thần kinh tự chủ và không tự chủ. Hệ thống làm đóng mở bàng quang gồm nhiều cơ thắt chịu sự chi phối của các kích thích và ức chế lên các thụ quan alpha và bêta của các cơ này. Hệ thống thần kinh chi phối bàng quang có thể bị tổn thương ở các mức não, tủy sống hoặc thần kinh- cơ ngoại biên tại bàng quang.
Nói chung, rối loạn bẩm sinh ở tủy làm giảm trương lực bàng quang, còn tổn thương mắc phải thì gây tăng trương lực bàng quang. Ngay sau chấn thương tủy sống, trương lực bàng quang giảm, sau đó trương lực bàng quang tăng hoặc giảm.
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương:tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, xơ cứng tủy sống rải rác.
- Tổn thương tủy sống bẩm sinh: gai đôi, thoát vị màng não.
- Tổn thương tủy sống mắc phải: nguyên nhân hay gặp nhất gây rối loạn thần kinh bàng quang nặng là tổn thương tủy có liệt nửa thân hoặc liệt tứ chi, nhất là viêm tủy ngang và đứt ngang tủy sống.
- Chấn thương: trung tâm động tác tiểu tiện là ở các đoạn tủy S2-S4 (tương ứng với đốt xương sống D12-L1 về mặt giải phẫu).
Trong trường hợp bị chấn thương tủy sống, người ta phân biệt:
+ Tổn thương “cao” (đoạn ngực và cổ): trương lực bàng quang tăng, bàng quang sẽ thải nước tiểu tự động hoặc theo phản xạ mỗi khi đầy.
+ Tổn thương “thấp” (đoạn cùng và thắt lưng): trương lực bàng quang giảm.
- Các tổn thương khác ở tủy sống: tabès, xơ hốc tuỷ, u tuỷ, thoát vị đĩa đệm, chẩy máu tủy sống, xơ hoá bên gây teo.
- Tổn thương của hệ thần kinh ngoại biên:viêm đa dây thần kinh (tiểu đường, thiếu máu ác tính), bàng quang phì đại (thoái hoá cơ bàng quang không rõ nguyên nhân).
- Thuốc: các thuốc liệt thần kinh, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc an thần và kháng cholin có thể ảnh hưởng lên sự co bóp của bàng quang.
Triệu chứng
Ứ đọng nước tiểu ít hoặc nhiều, đái dầm hoặc đái rắt.
BÀNG QUANG TRONG SỐC: trong các chấn thương tủy sống cấp có liệt nửa thân, bàng quang bao giờ cũng bị mất trương lực trong những tuần lễ đầu. Có ứ đọng nước tiểu do bàng quang giãn.
BÀNG QUANG TĂNG TRUƠNG Lực (tổn thương “cao” trên các đoạn S2- S4): dung tích bàng quang giảm. Đái dầm là do cơ bàng quang co ngoài ý muôn (bàng quang tự động) hoặc do phản xạ gây co bóp khi bị kích thích ở thân thể (bàng quang phản xạ).
Có phản xạ hành-thể hang (ấn vào dương vật hoặc âm vật làm co cơ thắt ngoài của hậu môn).
BÀNG QUANG GIẤM TRUƠNG Lực (tổn thương “thấp” ở dưới các đoạn S2-S4): dung tích bàng quang tăng. Đái dầm do bàng quang bị giãn. Không có phản xạ hành-thể hang.
Xét nghiệm bổ sung
Chẩn đoán cơ chế sinh lý bệnh gây rối loạn thần kinh bàng quang bằng các xét nghiệm thường dùng (chụp siêu âm, chụp đường niệu qua tĩnh mạch, chụp niệu đạo-bàng quang); ngoài ra làm các xét nghiệm chuyên khoa (đo áp lực bàng quang, ghi điện cơ đồ cơ thắt).
Biến chứng
Gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang và trào ngược bàng quang-niệu đạo làm dễ bị nhiễm khuẩn cấp và mạn tính ở đường tiết niệu cũng như bị sỏi bàng quang và sỏi thận.
Tiên lượng
Rất hiếm khi khỏi hẳn. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến suy thận, urê huyết cao và tử vong.
Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt với đái dầm về mặt căn nguyên.
Điều trị
- Bàng quang giảm trương lực sau chấn thương tủy sống cấp tính: đặt ngay thông trường diễn để tránh bàng quang bị giãn.
- Biện pháp chung:uống nhiều nước, chế độ ăn uông ít calci, vận động và cố gắng dậy sớm để tránh tạo sỏi ở đường niệu.
Các thuốc kháng cholin chổng co thắt (ví dụ oxybutynin) có thể tốt trong trường hợp có co thắt bàng quang; cần theo dõi tác dụng phụ của các thuốc này.
Điều trị và phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Phục hồi chức năng cơ thắt bàng quang
+ Các bài tập co và giãn các cơ nâng hậu môn.
+ Kích thích điện chức năng qua một điện cực đặt ở âm đạo (phụ nữ) hay trực tràng (nam giới). Mục đích là cải thiện trương lực của các cơ thắt.
+ Phương pháp tâm lý-hành vi (thư giãn, v.v…): có ích trong trường hợp đái rắt và khó tiểu tiện do cơ thắt không giãn hết.
+ “Phản hồi sinh học”: giúp bệnh nhân nhận biết các cơ chịu trách nhiệm gây đái rắt và gây tiểu tiện để tự đánh giá mức độ co của các cơ này.
– Các biện pháp đặc biệt: mổ tạo hình ở các trung tâm chuyên khoa về tiết niệu hoặc ở trung tâm chuyên về liệt tứ chi.