Rau chân vịt nấu với đậu phụ là món ăn truyền thống của người Trung Quốc, vừa thanh đạm, ngon miệng, vừa đơn giản dễ làm, là một món ăn phổ biến hàng ngày được nhiều người ưa thích. Nhưng từ khi hiểu được chút ít về dinh dưỡng học, bắt đầu hiểu được thành phần của thực phẩm thì nhiều người cho rằng chất oxalate có trong rau chân vịt kết hợp với chất calcium có chứa trong đậu phụ thành chất calcium oxalate không hòa tan, nó không có cách gì được cơ thể hấp thu và lợi dụng, do đó mà cho rằng rau chân vịt không nên nấu lẫn với đậu phụ. Thực ra, cách nghĩ và cách nói như vậy thật phiến diện và không khoa học.
Calcium là chất khoáng quan trọng cần thiết đối với cơ thể, nó là thành phần chủ yếu tạo nên xương cốt và răng; hơn nữa, trong hoạt động sinh lí của con người như việc làm đông chắc huyết dịch, điều tiết công năng của tế bào thần kinh, sự co rút cơ tim và cơ thở ngang đều có sự tham dự của calcium. Calcium tồn tại trong rất nhiều loại thực phẩm như đậu phụ, các loại thịt, các loại trứng đều có rất nhiều chất calcium, nói ngay như rau chân vịt, cứ mỗi 100 gam cũng đã có tới 70 mg calcium.
Oxalate là một chất có hại đối với cơ thể con người, nếu ăn lượng lớn vào người sẽ làm bào mòn niêm mạc dạ dày, sau khi cơ thể hấp thu sẽ kết hợp với chất calcium trong cơ thể, hạ thấp nồng độ calcium trong huyết dịch, gây nên bệnh ở tim, huyết quản và ở hệ thống cơ bắp. Nó còn sẽ hình thành sỏi ở hệ tiết niệu, làm tổn hại đến công năng của thận, cho nên cần phải ngăn chặn sự hấp thu nó trong cơ thể. Không chỉ có rau chân vịt có nhiều chất oxalate mà trong rất nhiều loại rau như rau muống, rau giền đều có chứa nhiều oxalate. Thế mà chất calcium lại rất dễ kết hợp với oxalate để thành chất muối oxalate, chất muối này cơ thể không có cách gì hấp thu được. Nếu rau chân vịt không nấu lẫn với đậu phụ, cố nhiên chất oxalate có trong rau chân vịt sẽ không kết hợp với chất calcium để thành muối oxalate được, nhưng oxalate thì lại kết hợp với chất calcium có trong các loại thịt, các loại trứng và trong nhiều thực phẩm khác để thành muối oxalate. Nếu vì để đề phòng sự tổn thất của calcium trong thức ăn mà chỉ ăn riêng mỗi rau chân vịt không thôi, thì chất oxalate có trong rau chân vịt sẽ kết hợp với chất calcium và chất sắt trong cơ thể chẳng phải là đã càng gây tổn thất lớn hơn hay sao. Cho nên, có thể nói chất calcium trong đậu phụ chính là chất giải độc thiên nhiên có tác dụng hóa giải chất oxalate bảo vệ cơ thể.
Có nhiều người để xuất trước khi xào nấu rau chân vịt thì hãy hơ, rang, sấy trước rau chân vịt đó để trừ khử chất oxalate có trong rau chân vịt, nếu vậy, rất nhiều chất dinh dưỡng khác có trong rau chân vịt cũng sẽ bị mất đi do cách làm này. Thế mà rau chân vịt nấu lẩu với đậu phụ thì có thể đạt được cả hai mục đích vừa hóa giải được chất oxalate vừa ăn ngon miệng, cách ăn này rất khoa học.
Do đó có thể thấy rau chân vịt cũng như rau muống, rau giền… ăn cùng với đậu phụ không những có thể tránh được tổn hại của chất oxalate đối với cơ thể mà còn có thể bảo vệ được chất calcium, chất sắt trong thức ăn không bị kết hợp với chất oxalate, do đó mà càng tăng thêm sự hấp thu tốt của cơ thể đối với hai chất này.