PHƯƠNG PHÁP PHỔ HỌC
Phương pháp phổ học ngày nay được sử dụng rất nhiều trong phân tích và xác định các chất. Các loại phổ thường được sử dụng trong phân tích dược liệu là: Phổ tử ngoại-khả kiến (ultra violet – visible,UV-Vis), Phổ hồng ngoại (infra red, IR), Phổ khối lượng (mass spectrometry,MS) và Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (nuclear magnetic resonance, NMR). Ngoài ra, các phổ khác trong những chừng mực nhất định cũng được sử dụng (phổ nhiễu xạ đơn tinh thể tia X, phổ huỳnh quang, phổ cận hồng ngoại (near IR, NIR) và Raman, phổ lưỡng cực vòng và tán sắc quay…).
Ưu điểm của các phương pháp phổ là cho biết các đặc điểm cấu trúc của các chất, giúp cho việc xác định cấu trúc các chất chưa biết hay định danh các chất đã biết bằng cách so sánh với phổ chất chuẩn. Chúng cũng được dùng trong xác định hàm lượng các chất khi so sánh độ hấp thu/cộng hưởng của mẫu định lượng với độ hấp thu/cộng hưởng của mẫu chuẩn. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, các phương pháp phổ chỉ ứng dụng được cho các chất tinh khiết. Khi thực hiện trên các hỗn hợp, phổ thu được không thể biện giải được nên ít có ý nghĩa thực tế. Để khắc phục nhược điểm này, việc kết hợp giữa một phương pháp phân tách (thường là sắc ký) với phương pháp phổ là hiệu quả nhất hiện nay trong phân tích, đặc biệt là trong phân tích các hợp chất tự nhiên. Các hệ thống sắc ký hiện đại (như sắc ký lỏng cao áp, sắc ký khí, điện di mao quản…) tách các chất trong một hỗn hợp phức tạp thành các chất tinh khiêt, các máy quang phổ (UV, IR, MS, NMR) nhận biết và cung cấp các thông tin cấu trúc của các chất được tách ra. Việc ghép nối sắc ký – quang phổ phát huy được

thế mạnh và khắc phục được nhược điểm của cả 2 loại thiết bị.

1. Phổ tử ngoại và khả kiến
2. Phổ hồng ngoại
3. Phổ khối lượng
4. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
5. Các loại phổ khác

0/50 ratings
Bình luận đóng