Nguyên lý : ta tạo ra trong ống tai đã vít kín những áp lực khác nhau thông thường là từ + 200 mmH2O qua O rồi chuyển sang áp lực âm cho đến – 400 mmH2O (so với áp lực 1 atmotphe). Các áp lực này sẽ tạo ra những trở ngại, tức là các mức trở kháng thêm vào hệ màng nhĩ – xương con và do đó sức nghe sẽ tăng giảm theo các áp lực đó.

Về nguyên tắc : khi nào áp lực hai bên màng nhĩ bằng nhau thì người ta nghe rõ nhất, lúc đó Volt kế chỉ mức độ thấp nhất.

  • Tai bình thường : nghe rõ nhất lúc áp lực 2 bên màng nhĩ đểu là 1 atm, tức là 0 (không chênh lệch). Nhĩ đồ có hình chóp nón loe, không đối xứng, lật úp đỉnh trở kháng trùng với áp lực 0.
  • Vòi nhĩ hơi bị tắc, áp lực trong hòm nhĩ âm, do vậy nhĩ đó có đỉnh dịch về phía áp lực âm.
  • Trong hòm nhĩ có chất dịch : nhĩ đồ hình đồi, chuyển dịch về phía âm.
  • Tai giữa viêm dính: nhĩ đồ đường thẳng chếch lên về phía trái.
  • Màng nhĩ có sẹo mỏng : nhĩ đồ có 2 đỉnh v.v…

PHẢN XẠ BÀN ĐẠP

Trong hòm nhĩ có cơ búa và cơ bàn đạp có nhiệm vụ bảo vệ thính giác chống lại các tiếng động mạnh. Mỗi khi nghe tiếng động mạnh, dù chỉ nghe một bên tai thì các cơ này ở cả hai tai đều đồng thời co lại, tăng thêm sức trở kháng để ta nghe tiếng động giảm bớt cường độ.

Với mức nghe bình thường 0 dB thì phản xạ bàn đạp ở mức khoảng 85 dB.

Người ta ghi ngay vào biểu đồ sức nghe – Đo phản xạ bàn đạp có nhiều ứng dụng :

  1. Được coi như một phương pháp đo sức nghe khách quan có phản xạ bàn đạp có nghĩa là có nghe, để phát hiện một số trường hợp giả vờ điếc.
  2. Tìm hồi thính.
  3. tìm thoái hóa ngưỡng phản xạ (reflex decay test) có giá trị chẩn đoán tổn thương sau ốc tai, ví dụ u dây VIII.
  4. Xác định vị trí tổn thương dây VII v.v…
5/51 rating
Bình luận đóng