Định nghĩa

Viêm niêm mạc lót trong các xoang ở mặt.

Căn nguyên

Viêm xoang cấp: thường là hậu quả của viêm mũi do cúm hoặc do dị ứng, hoặc do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Dễ bị mắc viêm xoang do bơi ở bể bơi và lặn (chịu sang chấn do áp lực), bị pô lýp. Có thể bị viêm xoang sau khi nhổ răng hoặc do bị áp xe răng. Các vi khuẩn hay gặp nhất là phế cầu và các liên cầu, Heamophilus influenzae: còn ở các khoa hồi sức tăng cường là tụ cầu vàng và các vi khuẩn Gram âm. ống thông đặt ở mũi trên 48 giờ là nguyên nhân gây viêm xoang, ở bệnh viện hay gặp nhất. Hay gặp viêm xoang mạn tính tái phát.

Viêm xoang mạn tính có mủ: các mầm bệnh thông thường là tụ cầu, liên cầu, Heamophilus Có khi do vi khuẩn kỵ khí. Rối loạn vận động của các tế bào lông có thể giữ vi khuẩn lại và làm bệnh trở thành mạn tính. Thường bị ở nhiều xoang (viêm đa xoang).

Triệu chứng

VIÊM XOANG CẤP (KÉO DÀI < 4 TUẦN):

  • Nhức đầu, nặng về buổi sáng, giảm đi về chiều tối. Đau liên tục hoặc theo nhịp đập, vị trí đau và hướng lan tuỳ thuộc vào xoang bị viêm.
  • Tắc một bên mũi, chảy nước mũi. Chảy nước mũi ở phía sau có thể gây viêm họng, ho.
  • Bị nặng: sốt, triệu chứng toàn thân.

VIÊM XOANG MẠN TÍNH

  • Thường là không có triệu chứng
  • Nước mũi có mùi hôi, chảy cả phía trước và phía sau, không đau, có thể gây ho khan.

Các thể theo vị trí xoang

Viêm xoang trán: đau nhức ở trên hốc mắt, đau chói khi ấn vào góc trên – trong của hốc mắt. Soi mũi thấy có mủ ở khe giữa. Chẩn đoán xác định bằng chụp điện quang và soi thấu quang (các xoang trán bị mờ). Viêm xoang trán “bị tắc” có thể dẫn đến áp xe não hoặc viêm màng não.

Viêm xoang sàng: có viêm xoang mở (soi mũi sau thấy chất nhầy ở cuối các cuốn và ở vòm họng) và viêm xoang kín, có hình ảnh lâm sàng như khối u tuyến yên (nhức đầu dai dẳng, sâu, khó chữa). Mức độ nặng của bệnh có liên quan đến xoang bị viêm có gần dây thần kinh thị giác và nền sọ hay không. Chụp điện quang và nhất là chụp cắt lớp cho thấy xoang sàng bị mờ, có thành dày và sàn hố yên bị xói mòn.

Viêm xoang trên hốc mắt: chảy nước mắt và sợ ánh sáng.

Viêm xoang dưới hốc mắt: đau lan xuống răng.

Viêm xoang hàm: đau khi ấn vào má.

Viêm xoang do răng: hay gặp, chảy mủ và mủ thường thôi.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Tăng bạch cầu ở thể cấp và có vi khuẩn sinh mủ trong nước mũi (việc xác định không có ý nghĩa chẩn đoán).

Xét nghiệm bổ sung: Soi thấu quang, chụp điện quang và chụp cắt lớp thấy xoang bị viêm mò. Viêm xoang hàm: soi mũi thấy mủ chảy từ khe giữa.

Biến chứng (hiếm):

  • Viêm tuỷ xương, viêm màng não do vi khuẩn, áp xe não.
  • Nhọt hốc mắt (mắt lồi, đau), lỗ rò hốc mắt.
  • Nang nhầy: trong hốíc xoang có dịch bị giữ và tích lại dẫn đến làm giãn xoang và đôi khi làm thành xương bị xói mòn.
  • Tắc xoang tĩnh mạch hang (xem thuật ngữ này).

VIÊM XOANG CẤP TÍNH:

  • Biểu trị toàn thân: nghỉ ngơi, thuốc giảm đau.
  • Kháng sinh: amoxicillin (40 mg/kg/ngày) hoặc amoxicillin + acid clavulanic   hoặc

Sulfamethoxazol + trimethroprim hoặc Cefuroxim axetil (uống 250 mg, ngày 2 lần)

  • Điều trị tại chỗ: nhỏ mũi, khí dung hoặc phun thuốc có chất gây co mạch để làm giảm sung huyết khe giữa và làm thông mủ.
  • Chỉ chọc dò xoang hàm nếu bị viêm xoang tắc gây đau nhiều.
  • Điều trị răng gây viêm xoang do răng.

VIÊM XOANG MẠN TÍNH: kháng sinh đặc hiệu dựa trên kháng sinh đồ, chọc dò xoang để tháo mủ. Nếu các biện pháp này không có tác dụng thì phải vi phẫu để dẫn lưu.

0/50 ratings
Bình luận đóng