Nội dung

1. GIỚI THIỆU

1.1. Định nghĩa

  • Rong kinh:vẫn ra huyết đúng theo chu kỳ, nhưng thời gian hành kinh dài hơn  7 ngày, lượng máu kinh ít, trung bình hoặc nhiều.
  • Rong huyết: ra huyết không đúng theo chu kỳ,  thời gian  ra huyết kéo dài  hơn 7 ngày, lượng máu kinh ít, trung bình hoặc nhiều.

1.2. Tần suất mắc

11-13% trong ở phụ nữ, 24% ở độ tuổi 36-40.

1.3. Yếu tố nguy cơ

Rong kinh – rong huyết có thể do nguyên nhân thực thể hay nguyên nhân chức năng.

1.3.1. Nguyên nhân thực thể

  • Liên quan đến thai: sảy thai, thai lưu, thai ngoài tử cung, bệnh nguyên bào  nuôi.
  • Bệnh đường sinh dục: UXTC, polyp nội mạc tử cung, TSNMTC
  • Do sử dụng thuốc: estrogen, aspirin, heparin, tamoxifen, dụng cụ tử cung.
  • Do thể tạng: giảm tiểu cầu, bệnh tự miễn, bệnh bạch cầu, bệnh gan, bệnh thận, bệnh tuyến giáp.
  • Do chấn thương đường sinh dục, dị vật đường sinh dục

1.3.2. Nguyên nhân chức năng: chia theo nhóm tuổi.

  • Tuổi dậy thì: rối loạn phóng noãn
  • Tuổi quanh mãn kinh: chu kỳ không phóng noãn
  • Tuổi sinh sản và mãn kinh: thường là do nguyên nhân thực thể hơn.

2. CHẨN ĐOÁN

2.1. Lâm sàng

2.1.1. Xác định nguồn gốc máu chảy

Khám phụ khoa: xác định nguồn gốc chảy máu là từ tử cung hay tổn thương   CTC, âm đạo, âm hộ, niệu đạo, trực tràng.

2.1.2. Xác định nguyên nhân máu chảy

  • Hỏi bệnh sử, khám lâm sàng để tìm nguyên nhân thực thể (nếu có).
  • ChNn đoán xuất huyết tử cung do rối loạn chức năng chỉ  được xác định sau  khi loại trừ ..các nguyên nhân thực thể và thể tạng, hệ thống.

2.1.3. Xác định lượng máu mất

Đánh giá dựa vào lâm sàng, có thể kết hợp với công thức máu (Hb, Hct)

2.2. Cận lâm sàng

  • Huyết học: công thức máu, chức năng đông máu, Ferritin huyết thanh
  • Sinh hoá: SGOT, SGPT, BUN , Creatinin
  • N ội tiết: FSH, prolactin máu, progesterone, chức năng tuyến  giáp,  bhCG (định tính hoặc định lượng)
  • Hình ảnh học: siêu âm phụ khoa, MRI
  • Khác: phết tế bào cổ tử cung, nạo sinh thiết tầng, nội soi buồng tử cung

3. ĐIỀU TRỊ (Phụ lục 1)

4.TÀI LIỆU THAM KHẢO

4.1. Tiếng Việt

1. Sở y tế TP Hồ Chí Minh Bệnh Viện Từ Dũ (2015), Phác đồ điều trị sản phụ  khoa 2015, N hà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 141-143.

4.2. Tiếng Anh

  1. Hacker N eville F, Gambone Joseph C, Hobel Calvin J, Hacker and Moore’s Essentials of Obstetrics and Gynecology. Philadelphia, PA: Saunders, 2010, Elsevier.
  2. Marret H, Fauconnier A, Chabbert-Buffet N , et al. (2010), Clinical practice guidelines on menorrhagia: management of abnormal uterine bleeding before menopause, European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology, 152 (2), pp. 133-137.

Những tác hại nguy hiểm của hiện tượng rong kinh

Rong kinh là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu cơ thể mất đi trong thời gian hành kinh lớn hơn 80ml. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường chỉ kéo dài trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày.

Hiện tượng rong kinh có thể gây ra những tác hại rất nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể của chị em do lượng máu bị mất đi quá nhiều gây ra tình trạng thiếu máu và kéo theo những triệu chứng khó chịu khác như mệt mỏi, đau bụng, khó thở, nhức đầu, chóng mặt,….

Khi lượng máu trong cơ thể bị mất đi quá nhiều, các vi khuẩn nguy hiểm sẽ có điều kiện và cơ hội xâm nhập vào vùng kín gây viêm nhiễm, từ đó tạo thành các mầm bệnh nguy hiểm cho vùng kín.

Đặc biệt, rong kinh còn là biểu hiện của một số căn bệnh phụ khoa cực kỳ nguy hiểm như: U xơ cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, các nguy cơ nhiễm khuẩn, ung thư biểu mô… Nếu không điều trị kịp thời, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em.

Nguyên nhân của bệnh rong kinh

Rong kinh có thể xảy ra ở các bạn gái trong độ tuổi dậy thì do cơ thể vẫn còn đang phát triển và chưa hoàn thiện trưởng thành. Tuy nhiên, với các bạn gái đã đến tuổi trưởng thành và bị rong kinh thì nguyên nhân chủ yếu thường là do rối loạn Hormone, khi nồng độ Estrogen trong cơ thể tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn, chất Progesterone không được tiết ra để cân đối Estrogen. Trong khi đó, nội mạc tử cung dày lên, các mạch máu lại không phát triển kịp thời gây ra triệu chứng hoại tử, bong tróc từng mảng nhỏ và gây ra hiện tượng chảy máu kinh dài ngày.

Bên cạnh đó, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài cũng có thể do rất nhiều nguyên nhân khác liên qua đến các loại bệnh như: Polyp nội mạc tử cung, u xơ tử cung, rối loạn đông máu,…

Điều trị rong kinh bằng cách nào?

Nếu hiện tượng rong kinh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ thì không cần phải điều trị. Nếu các bạn gặp phải trường hợp máu ra quá nhiều, hoặc bạn bị thiếu máu thì có thể sử dụng thuốc ngừa thai để điều trị hiện tượng rong kinh, đồng thời hãy uống bổ sung thêm chất sắt cho cơ thể.

Song song đó, bạn cũng cần áp dụng và duy trì chế độ ăn lành mạnh với các loại thực phẩm giàu vitamin B cho cơ thể như cá, thịt bò, trứng, sữa… và các loại rau xanh, củ quả trong các bữa ăn hàng ngày.

Tăng cường rèn luyện sức khỏe cơ thể với các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, Yoga, đạp xe đạp để tăng sức đề kháng cho cơ thể và duy trì chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt phù hợp.

Nếu đã thử điều trị rong kinh bằng cách biện pháp kia mà không hiệu quả thì phải đến gặp bác sĩ nhằm được điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm có hại cho sức khỏe cơ thể về sau.

5/53 ratings
Bình luận đóng