Phân loại ngộ độc thức ăn từ thảo mộc

Thông thường việc phân loại là dựa theo chất độc có trong thảo mộc. Phân loại là nhằm nắm bắt được đặc tính của ngộ độc thức ăn, do có thể có đôi chút biên động, nên cần phân định rõ ràng mấy loại ngộ độc thức ăn có ý nghĩa đặc biệt trong công tác điều trị. Thông thường phân làm 6 loại như sau:

  1. Ngộ độc thức ăn do loại thực vật có chứa kiềm sinh vật.
  2. Ngộ độc thức ăn do thực vật có chất độc Glucozit gây nên.
  3. Ngộ độc thức ăn do thực vật có chất độc lòng trắng trứng gây nên.
  4. Ngộ độc do nấm độc.
  5. Nitrite gây nên bệnh xanh bủng.
  6. Viêm da do dị ứng ánh sáng từ thảo mộc.

Biểu hiện ngộ độc thức ăn từ thảo mộc có chứa kiềm sinh vật và cách điều trị

Có rất nhiều loại thực vật có chứa kiềm sinh vật, nhiều loại thuốc từ thảo mộc có kiềm sinh vật để điều trị bệnh. Ngộ độc thức ăn do kiềm sinh vật không nhiều lắm, chỉ có kiềm của Long Quỳ, trong thực vật kiềm của cây ô đầu, Hyoscine, v.v…

Cà độc dược là loại thực vật tiêu biểu có chứa Hyoscine. Cả thân cây đều có độc, hạt cà độc dược hàm lượng nhiều nhất, Thường là do hạt cà độc dược hay lẫn và hạt đỗ, nên khi chế biến hạt đỗ nếu không chú ý phân biệt thì sẽ bị ngộ độc. Loại độc tính này giống như tác dụng của Atropin.

Khoai tây lên mầm là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra ngộ độc thức ăn do kiềm Long Quỳ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra ngộ độc kiềm ô đầu là ăn nhầm rễ củ thảo ô. Rễ củ thảo ô giống củ khoai rừng, khi non lại giống củ cà rốt rừng. Có người không biết độc tính của ộ đầu, đã đi đào củ ô đầu về tưởng là củ khoai đã ăn vào nên bị ngộ độc.

Biểu hiện lâm sàng của các ca ngộ độc thức ăn do kiềm sinh vật tạo thành có một số đặc điểm chung như sau:

Đầu tiên là phải có một thời kỳ ủ bệnh, thường không dài lắm, chỉ sau 1 đến 3 giờ là bệnh phát. Tiếp theo là các triệu chứng về dạ dày xuất hiện sớm nhất. Biểu hiện là buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, miệng lưỡi và dạ dày đều có cảm giác nóng bỏng. Đa số đều có biểu hiện mang tính toàn thân, chứng đau đầu, chóng mặt, toàn thân mệt mỏi, ăn uống giảm sút…, có các triệu chứng khác nhau ở hệ thần kinh trung ương, biểu hiện là hưng phấn trước rồi bị ức chế. Đầu tiên có biểu hiện bồn chồn, khó chịu, có khi bị co giật, co rút, người bị nặng dần dần còn có mê sảng, thèm ngủ, ngủ mê mệt, thậm chí là hôn mê.

Có loại cà độc dược có tác dụng giống như Atropin, ngoài các triệu chứng ở hệ thần kinh trung ương ra thì con người bị dãn ra, nhịp tim đập nhanh, mạch máu ở da hằn to lên, huyết áp lúc đầu tăng, sau lại giảm… Kiểm Long Qùy cũng có tác dụng gây hưng phấn. Khi bị ngộ độc ô đầu thì thấy chảy nước dãi, mắt lòa, tứ chi bị tê liệt, đổ mồ hôi, nói năng khó khăn, v.v… còn có thể có hiện tượng hoạt động khác thường không theo quy luật của tim như buồng tim run rẩy, tiếng đập yếu ớt. Tỷ lệ tử vong nhiều thường do hệ hô hấp bị ức chế gây nên.

Biểu hiện ngộ độc thức ăn từ thảo mộc có chất cyanogen glucozit và cách chữa trị

Các loại thảo mộc có chứa Cyanogen Glucozit chủ yếu gồm có đào nhân, hạnh nhân, sắn, … Bệnh phát khi ngộ độc đào nhân, hạnh nhân tương đối nhanh, sắn thì tương đối chậm. Biểu hiện lâm sàng là thấy miệng đắng, phùi bọt mép, váng đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn oẹ, mệt mỏi, hồi hộp, v.v…; người bị nặng buồn bực, khó thở và yếu dần, tiếp theo là tinh thần không tỉnh táo, mắt lờ đờ, con ngươi dãn to, cuối cùng là chết do tê liệt hô hấp. Ngộ độc hạnh nhân đắng còn có thể dẫn đến bệnh viêm thần kinh, biểu hiện là tê liệt các đầu chi, cảm giác và xúc cảm giảm, sức căng cơ giảm, bị co rút ở mức độ nhẹ, sức phản xạ chậm chạp, v.v…

Điều trị: Đầu tiên cho rửa dạ dày, dùng nước sạch hoặc dung dịch Potassium Manganate 0,02%. Sau khi rửa xong dùng Sodium Thiosulfate 5 đến 10 g để rửa lại. Rồi rửa gián đoạn bằng dung dịch Ferrous Sulfate, tiếp đó cho hút sạch chất Cyanogen Glucozit biến thành chất Ferrocyanide lắng đọng.

Ngoài việc điềụ trị tích cực và điều trị đúng bệnh ra, còn phải theo các bước kháng độc Cyanogen dưới đây: đầu tiên phải nhanh chóng cho hút Ethyl Nitrite cách 2 đến 3 phút cho hút 1 lần, hút liên tục vài lần, cần phải tranh thủ thời gian. Rồi dùng 10 đến 20 ml Sodium Nitrite tiêm từ từ vào tĩnh mạch. Sau đó dùng 25 đến 50 ml Sodium Thiosulfate 50% để tiêm chậm vào tĩnh mạch. Sau 30 đến 60 phút, căn cứ vào tình hình lại dùng 1/2 liều thuốc ấy tiêm tiếp.

Điều trị cơ lý kể trên trước tiên là nhân tạo ra chứng huyết sắc tố sắt cao, men ôxy hóa từ tế bào bằng hình thức tách Cyanogen để Cyanogen hóa huyết sắc tố sắt cao. Khi Sodium Thiosulfate kết hợp với Cyanogen sẽ tạo ra muối Sulfo-Cyanogen được bài tiết ra ngoài cơ thể, đồng thời trở về huyết sắc tố sắt cao, làm cho huyết sắc tố bình thường, chức năng tổng hợp ôxy được khôi phục.

Ngộ độc thức ăn từ thảo mộc biểu hiện của anbumin độc

Chất anbumin độc chủ yếu tồn tại trong các hạt thực vật như hạt thương nhĩ tử, ké đầu ngựa hạt thầu dầu. Độc tính của chất anbumin độc cực mạnh. Nó gây tổn thương cho gân, thận, gây suy gan, thận rất nặng.

Thương nhĩ sinh trưởng rất dễ, có thể gặp rất nhiều ở nông thôn, nên ngộ độc thương nhĩ cũng rất nhiều. Thực tế hạt thương nhĩ có độc. Sau những cơn mưa mùa xuân thì thương nhĩ nẩy mầm, thường mọc thành từng khóm, bề ngoài rất giống với mầm đậu nành, lúc này độc tính đang mạnh nhất.

Biểu hiện lâm sàng của ngộ độc thương nhĩ là gây tổn thương nhiều đến các hệ thống, như gây tổn thương cho hệ thống thần kinh, gan, thận. Triệu chứng ở hệ thống thần kinh là có đau đầu, mệt mỏi, thèm ngủ, buồn hực, giật mình, hôn mê. Cũng có thể có căng cơ hoặc thư giãn, sức phản xạ cơ bắp tăng cường hoặc giảm, người mắc bệnh nặng còn bị tê liệt hô hấp. Áp lực dịch tuỷ não gia tăng, anhumin gia tăng và lượng tế bào giảm. Những biểu hiện trên đây cho thấy hệ thống thần kinh trung ương đã bị tổn thương khắp nơi. Nổi bật là chức năng gan bị tổn thương, gan to, sờ vào đau, hoàng đản, đường tiêu hóa thường hay xuất huyết, cuối cùng là sinh ra hôn mê gan. Biểu hiện tổn thương của thận là ít đi tiểu, có máu trong nước tiểu hoặc bí tiểu tiện kèm theo huyết áp tăng cao, chứng tăng urê huyết, ngộ độc, v.v… Ngoài ra còn một số biểu hiện khác như suy tim, khí thũng phổi, v.v…

Nguyên tắc chữa trị: cần sớm cho nôn ngay, rửa dạ dày và thụt. Khi điều trị tích cực cần chú ý cân bằng các dịch thể và bảo vệ gan. Điều trị theo triệu chứng bệnh cần căn cứ vào kết quả kiểm tra xử lý đúng từng triệu chứng như phù não, suy tim, xuất huyết đường tiêu hóa, suy gan, thận, sốc. Ngoài ra còn có thể sử dụng thêm một số thuốc đông y để giải độc như Cam thảo, Canh đậu xanh, Tử kim đĩnh, Kim hoa thảo, v.v…

0/50 ratings
Bình luận đóng