Khái niệm

Miệng nhạt nhẽo là chỉ vị giác ở trong miệng giảm sút, tự cảm thấy trong miệng nhạt nhẽo không thể thưởng thức được cái ngon ngọt của đồ ăn, nói chung đều kèm theo chứng trạng ăn không biết ngon hoặc kém ăn. Người xưa còn gọi chứng này là “Khẩu đạm” (Nhạt miệng) hoặc “Khẩu bất tri vị”.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Nhạt miệng do Tỳ Vị hư yếu: Có chứng nhạt miệng, ăn không biết ngon, chán ăn, tinh thần mệt mỏi, đoản hơi yếu sức, bụng bĩ trướng đầy, đại tiện nhão, lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch Hoãn Nhược.
  • Nhạt miệng do thấp ngăn trở Trung tiêu: Có chứng miệng nhạt, dính nhớt, ăn uống vô vị, kém ăn, ngực bụng bĩ đầy, buồn nôn, đại tiện nhão, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc vàng nhớt, mạch Nhu.

Phân tích

– Chứng Nhạt miệng do Tỳ Vị hư yếu và chứng Miệng nhạt do thấp ngăn trở Trung tiêu: Loại trên nguyên nhân là do ăn uống không điều độ hoặc bị mửa nhiều, bị ỉa chảy nhiều hoặc ốm lâu ngày không được chăm sóc tốt dẫn đến khí của Tỳ Vị hư yếu, mất chức năng chuyển hóa phân bố cho nên không muốn ăn uống, miệng nhạt vô vị. Loại sau hoặc là do ngoại thấp xâm phạm vào Tỳ, Vị hoặc tổn thương do ăn uống Tỳ, Vị vận chuyển không mạnh, thấp trọc từ trong sinh ra, thấp ngăn trở Trung tiêu cho nên miệng nhạt dính nhớt, kém ăn, không biết ngon. Loại trên do Tỳ Vị không vận hóa. Loại sau do thấp ngăn trở không vận chuyển. Khi chẩn đoán phân biệt, loại trên ngoài chứng trạng nhạt miệng còn có chứng trạng Tỳ hư như: mệt mỏi, đoản hơi, yếu sức, bụng trướng, đại tiện nhão, lưỡi nhợt, mạch Nhược. Loại sau có kiêm chứng trong miệng dính nhớt, buồn nôn tức ngực, rêu lưỡi nhớt, mạch Nhu là những chứng trạng do thấp ngăn trở Tỳ VỊ. Hai chứng này phân biệt không khó. Loại Tỳ Vị hư yếu điều trị theo phép ích khí kiện Tỳ hòa Vị, chọn dùng phương Hương sa lục quân tử thang gia Tiều ; Cốc nha, Tiêu Mạch nha… Loại thấp ngăn trở Trung tiêu điều trị nên dùng thuốc phương hương tiêu trọc, hóa thấp tỉnh Vị dùng các phương Hoắc phác hạ linh thang, Tam nhân thang.

Vị giác của người ta có liên quan với Ty Vị, Linh khu • Mạch độ thiên có nói: “Tỳ khí thông lên miệng, Tỳ hòa thì miệng có thể biết được vị của Ngũ cốc”. Miệng nhạt vô vị phần nhiều có liên quan đến Tỳ Vị mất sự kiện vận. về nguyên nhân bệnh hoặc là do Tỳ Vị khí hư, hoặc là do Ty Vị bị thấp ngăn trở. Chứng hậu biểu hiện trên lâm sàng có những đặc điểm chẩn đoán phân biệt không khó khăn.

Trích dẫn y văn

  • Chứng Nhạt miệng thường xẩy ra sau khi quá mệt nhọc, đi tả nhiều, ra mồ hôi nhiều và sau khi ôm nặng đều có thể làm cho người ta miệng nhạt vô vị, đâu có phải hoàn toàn đều do Vị hỏa gây nên. Cho nên gặp những chứng này chỉ cần xét nếu không có hỏa chứng và hỏa mạch thì không được coi là lao thương nội nhiệt mà dùng bừa thuốc hàn lương.
  • Tư lự mệt nhọc, sắc dục quá độ phần nhiều có chứng miệng đắng lưỡi ráo, ăn uống vô vị. Cái tai vạ này nếu không do Tâm Tỳ thì cũng do Can Thận gây nên (Cảnh Nhạc toàn thư – Quyển 26).
0/50 ratings
Bình luận đóng