Khái niệm

Lưng gối vô lực là chỉ chứng lưng gối mềm yếu không có sức, nếu là loại nhẹ thì gọi là lưng mềm, gối mềm (Yêu nhuyễn, Tất nhuyễn). Vì hai loại này thường đồng thời phát sinh, cho nên còn gọi chung là lưng gối vô lực, nếu là chứng nặng thì gọi là lưng gối nuy nhược (yếu liệt). Lưng mềm vô lực thường đi kèm với gối mềm vô lực; nhưng chứng gối mềm vô lực có thể phát sinh đơn thuần. Chứng gối mềm vô lực thường do các loại tổn thương ngoại lực, bên trong các khớp gối tổn thương làm cho xương mềm hoặc khớp khôi bị lao tổn gây nên. Vì vậy vùng gối mềm yếu vô lực, là một chứng trạng biểu hiện điển hình về nguyên nhân cơ chế bệnh và phương pháp điều trị khác với chứng Lưng gcíi vô lực.

Lưng gối vô lực nhất là chứng lưng mềm yếu vô lực, thường đồng phát sinh với chứng trạng mỏi lưng thì gọi là Chứng Lưng gối yếu mỏi hoặc chứng lưng mỏi gối yếu: các thiên Hải luận và Quyết khí trong sách Nội kinh có nói chứng “Hĩnh toan”, trong thiên Ngũ long tân dịch biệt có nói: “Vai lưng đau mà mỏi Ống chân”, sách Kim quỹ yếu lược nói: “Chứng Toan tước” thực ra đều là chỉ chứng Lưng đùi yếu mỏi hoặc kiêm chứng đau lưng; chỗ khác nhau là:

“Tất cả các loại mỏi lưng đều do phòng lao Thận hư” (Trương thị y thông) mà chứng Lưng gối vô lực thì ngoài nguyên nhân lao tổn Thận hư, các nguyên nhân khác như Hàn thấp, Thấp nhiệt cũng có thể gây nên bệnh này.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Lưng gối vô lực do Can Thận hư: Có các chứng bộ phận lưng gối vô lực hoặc kiêm chứng mỏi lưng đau lưng lạnh gối, cảm giác ê ẩm bứt dứt liên miên không ngớt sau khi được nghỉ ngơi thì bệnh giảm, hễ mệt nhọc chút ít thì bệnh tăng; chân tay mát lạnh sợ lạnh ưa ấm, tai điếc tai ù, tiểu tiện trong dài hoặc đi vặt nhiều lần, đại tiện nhão hoặc đau bụng ỉa chảy, tóc rụng, răng lung lay, nặng hơn thì di tinh, cảm thấy tinh thần mỏi mệt, khốn đôn, đoản hơi, sau khi lao động bệnh cũng nặng hơn, chất lưỡi nhạt,mạch Trầm Tê.

Lưng gối vô lực do hàn thấp: Có chứng vùng lưng gối mềm yếu, vô lực kiêm chứng lưng lạnh gcíi lạnh hoặc lưng gối ê ẩm nặng nề đau nhức, gặp tiết trời âm u, mưa lạnh ẩm ướt thì bệnh tặng, được ấm thì bệnh giảm nhẹ. Chất lưỡi bình thường hoặc rêu lưỡi trắng mạch Trầm Tế hoặc Hoãn.

Lưng gối vô lực do thấp nhiệt: Có chứng vùng lưng gối vô lực. Chi dưới yếu lực không chịu nổi đi lâu ngồi lâu hoặc kiêm chứng gối sưng đỏ đau, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng hoặc nhớt, mạch Huyền hoặc Sác.

Phân tích

  • Chứng Lưng gối vô lực do Can Thận hư: Lưng gối mềm yếu vô lực là một biểu hiện chủ yếu của chứng Thận hư. Sách Nội kinh viết: “Can chủ cân” “Thận chủ cốt” “Lưng là phủ của Thận”. Thận khí bất túc thì lưng mềm vô lực, mỏi lưng đau lưng, quá mệt nhọc thì bệnh tăng. Can Thận đồng nguyên, Thận khí hư thì Can huyết bất túc gân không được nuôi dưỡng nên xuất hiện chứng gối mềm vô lực. Nặng hơn thì: “ Can khí suy gân không hoạt động được” chân yếu liệt không đi được. Chứng lao tổn mạn tính phần nhiều do vác nặng đường xa hoặc đứng lâu hại xương, đi lâu hại gân gây bệnh. Trên lâm sàng thấy nguyên nhân phần nhiều do phòng thất không điều độ hao thương Thận tinh Can huyết gây nên bệnh. Hoặc do ốm lâu, sau khi mắc bệnh nặng, nguyên khí chưa hồi phục dẫn đến Thận tinh Can huyết bất túc. Gân xương không được nhu dưỡng dẫn đến lưng gối vô lực. Lâm sàng thường gặp biểu hiện phần nhiều là Thận dương bất túc cho nên có thể xuất hiện các chứng trạng về Thận dương bất túc như : chân tay mát, lưng gối lạnh, tai ù tai điếc, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nhão, thậm chí di tinh dương nuy lưỡi nhợt mạch Trầm Tế Vi. Điều trị nên nuôi Can huyêt bổ Thận khí. Lại vì Hạ tiêu Cam Thận bất túc thường có thể khiến cho thấp tà của loại hàn thấp hoặc thấp nhiệt xâm phạm vào vùng lưng gối; cho nên trong phương thuốc chữa Can Thận nên phối hợp với các vị thuốc ôn hóa hàn thấp hoặc thanh hóa thấp nhiệt, dùng các phương Tục đoạn hoàn hoặc Tư âm bổ Thận hoàn gia giảm: cũng có thể thường xuyên uống Lương công tửu.
  • Chứng Lưng gối vô lực do hàn thấp với chứng Lưng gối vô lực do thấp nhiệt: Hai chứng này về nguyên nhân bệnh cảm nhiễm Thấp tà giống nhau nhưng tính chất hàn nhiệt của tật bệnh hoàn toàn khác nhau. Loại trên thuộc hàn chứng loại dưới thuộc nhiệt chứng. Chứng Lưng gối vô lực do hàn thấp là do tà khí hàn thấp ẩn náu ở lưng gối. Nặng về thấp tà thuộc phạm vi thấp tí trong chứng Tý. Sách Nội kinh nói: “Bị thương do thấp, bên dưới bị bệnh trước” cho nên các loại hàn tà ẩm thấp phần nhiều xâm phạm tới lưng gối ở bộ phận dưới cơ thể. Tà khí hàn thấp quấy rối làm trở ngại dương khí có thể xuất hiện các chứng trạng lưng gối vô lực vì nhức mỏi, mạch Trầm Tế hoặc Hoãn và phần nhiều kiêm chứng vùng lưng nặng nề, khớp gối ê mỏi khó chịu, lưng gối cảm giác lạnh gặp ấm thì đỡ, thời tiết mưa lạnh ẩm ướt thì bệnh tăng; Chứng này ở thời kỳ đầu phần nhiều là thực chứng, điều trị theo phép trừ thấp thông tý, cho uống Trừ thấp quyên Tý thang gia giảm. Ôm lâu thường kiêm chứng Can thận đều suy khí huyết bất túc điều trị nên ích Can Thận bổ khí huyết mạnh lưng gối trừ hàn thấp dùng phương Độc hoạt ký sinh thang gia giảm. Vô luận là bệnh mới hay lâu thuộc hư hay thực đều có thể uống Ngũ tích giao gia tửu.
  • Chứng Lưng gối vô lực do thấp nhiệt phần nhiều do tà khí thấp nhiệt lưu trú ở Hạ tiêu gây nên, thường gặp ở chứng Nuy và các bệnh Cước khí. Biểu hiện lâm sàng, phần nhiều là chứng hậu thấp nhiệt, ngoài triệu chứng lưng gối yếu liệt vô lực kiêm các chứng gối và chân sưng đỏ, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Sác thì thực chứng. Nếu kiêm chứng phát sốt ngũ Tâm phiền nhiệt, mồ hôi trộm, khô miệng, lưỡi đỏ, mạch Tế Sác là hư chứng, thực chứng thì cho uống Nhị diệu hoàn, Xương truật tán hoặc Niêm thống thang gia giảm. Hư chứng thì uống Hổ tiềm hoàn gia giảm.

Tóm lại: Chứng Lưng gối vô lực do Can Thận hư tổn bất túc vì mệt nhọc phòng thất không điều độ gây nên bệnh phần nhiều thuộc hư chứng. Chứng Lưng gối vô lực do hàn thấp vì thấp tà ẩn náu ở Hạ tiêu gây bệnh phần nhiều thuộc thực chứng còn chứng Lưng gọi vô lực do thấp nhiệt thì do thấp nhiệt lưu trú ở Hạ tiêu gây bệnh hoặc là thực chứng hoặc là hư chứng nhưng phần nhiều xuất hiện hàn nhiệt lẫn lộn.

Trích dẫn y văn

Lưng mềm yếu do phục nhiệt ở Can Thận điều trị dùng Hoàng bá, Phòng kỷ.

Chứng Giải diệc thiểu hơi không muốn nói, hàn không ra hàn, nhiệt chẳng ra nhiệt, khỏe không ra khỏe, dứt bệnh không ra dứt bệnh… đó là: Tinh khí hư mà Thận tà thực điều trị dùng Trạch tả, Phục linh để sơ Thận thực; Địa hoàng, Ngưu tất, Mạch đông để bổ tinh khí (Mạch nhân chứng trị).

Chứng Giải diệc là bệnh do Can Thận hư… Sở dĩ hai kinh Can Thận bị hư là Can chủ gân, Thận chủ xương, Can hư thì gân mềm yếu không có sức ràng buộc, Thận hư thì xương khô mềm không tự cường được, nên cho uống Tường tiên ký tế đan (Hoàng bá, Hoài sơn, Ngưu tất, Nhân sâm, Đỗ trọng, Ba kích, Ngũ vị, Câu kỷ, Phục linh, Hồi hương, Thung dung, Sơn thù, Viễn chí, Xương bồ, Thục địa, Tri mẫu, Sinh địa, Thỏ ty tử, Mạch đông, Hắc sơn chi, Cam cúc, Trần bì) (Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc- Giải dỉệc chứng).

0/50 ratings
Bình luận đóng