Uốn ván là một bệnh nhiễm khuẩn nặng, kèm theo những cơn co giật, phát sinh sau những tổn thương ở da.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN

  1. Tác nhân gây bệnh uốn ván là Clostridium tetani. Đó là một trực khuẩn sinh bào tử và yếm khí (như tác nhân gây bệnh hoại thư khí và bệnh botulinum). Trực khuẩn uốn ván tạo ra một ngoại độc tố mạnh, tác dụng lên hệ thần kinh (tetano-spasmin).

Bào tử của trực khuẩn uốn ván rất bền vững (như bào tử của trực khuẩn than). Dung dịch clorua Hg 1% và dung dịch phenol 5% giết chúng sau 8-10 giờ ; dung dịch focmalin 1% giết chúng nhanh hơn. Bào tử chết sau 2 giờ khi đun nóng 90° và chết sau 30 phút khi đun sôi.

Trong đất và trên các vật dụng (đinh rỉ, dụng cụ đồng áng) bào tử của chúng sống được nhiều năm.

  1. Bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng:

Người bị nhiễm khuẩn khi tác nhân gây bệnh rơi vào vết thương cùng với đất hoặc mảnh quần áo. Khi đó, bệnh uốn ván có thể phát sinh, nếu trong vết thương có những diều kiện yếm khí. Chính vì vậy mà bệnh hay phát sinh ở những người bị tai nạn giao thông hoặc chấn thương trên đồng áng. Trong trường hợp này, bào tử uốn ván nở, rồi sinh sản trong vết thương và bài xuất ra ngoại độc tố. Ngoại độc tố lan truyền theo dây thần kinh và theo máu gây tổn thương ở tổ chức thần kinh. Độc tố uốn ván tác dụng lên hệ thần kinh gây những cơn co giật cứng và co giật rung, làm tiêu huỷ hồng cầu. Thời kỳ ủ bệnh thuờng là 1-2 tuần lễ, nhưng cũng có thể ngắn hơn (2-3 ngày) hay dài hơn. Bệnh thường kết thúc bằng tử vong ; nếu bệnh khỏi, thì có miễn dịch lâu bền.

  1. Chẩn đoán:

Chẩn đoán bệnh thường căn cứ vào bệnh cảnh lâm sàng đặc biệt. Chẩn đoán bằng xét nghiệm rất khó khăn, vì việc phân lập tác nhân gây bệnh từ vết thương rất lâu.

QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỄM

  1. Nguồn truyền nhiễm:

Clostridium phổ biến trong thiên nhiên. Chúng thường trú trong ruột các loài nhai lại và đôi khi có mặt cả trong ruột người mà không gây hậu quả tai hại nào. Cùng với phân, chúng sẽ rơi vãi vào đất và các đồ dùng bẩn.

  1. Đường truyền nhiễm:

Mức độ mắc bệnh tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn của đất. Trong đa số trường hợp nguyên nhân bệnh uốn ván là những chấn thương trên đồng áng hoặc tai nạn giao thông. Uốn ván dễ xảy ra trong trường hợp nạo thai bất hợp pháp và cắt rốn bằng dao, kéo bẩn hay băng rốn cho trẻ sơ sinh ở gia đình. Trong thời gian chiến tranh, mức độ mắc bệnh uống ván tăng vọt do vết thương vì bom đạn.

Sau cùng uốn ván ẩn (cryptogenic tetanus) là hậu quả của tự nhiễm.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Ngày nay, bệnh uốn ván chỉ còn những trường hợp đơn phát. Mức độ mắc bệnh tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn của đất và vào nhiều yếu tố khác nhau như không tiến hành phòng uốn ván khi xử lý các vết thương và khi phẫu thuật, như phụ nữ không sinh đẻ ở nhà hộ sinh. Trong những trường hợp này, tỷ lệ chết từ 84-96%.

PHÒNG BỆNH UỐN VÁN

Chủ yếu là đề phòng các chấn thương và tạo miễn dịch chủ động và bị động cho những nhóm người có nguy cơ bị uốn ván.

Trong các vùng mà tỷ lệ mắc bệnh cao (1-6 cho 100.000 dân) thì phải tiêm giải độc tố (anatoxin) cho toàn dân chúng làm nông nghiệp.

Trong các vùng khác có tỷ lệ mắc bệnh không cao (dưới 1 cho 100.000 dân) và tại thành thị, có thể chỉ tiêm giải độc tố cho những nhóm người sau đây:

  • Công nhân đường sắt và đường thuỷ, công nhân xây dựng, công nhân làm đất, công nhân mỏ than bùn, công nhân vệ sinh cống rãnh, công nhân công trình lọc nước.
  • Bộ đội và công nhân công nghiệp quốc phòng, thanh niên dân quân tự vệ luyện tập chuẩn bị tòng quân.
  • Nhân viên các phòng xét nghiệm làm việc với môi trường nuôi cấy trực khuẩn uốn ván.

Nên tiêm chủng giải độc tố uốn ván được hấp phụ và tinh chế. Tiêm dưới da 2 lần (1 và 2ml) cách nhau 2-3 tuần lễ. Tiêm chủng lại 2ml sau một năm, sau này cứ 5-10 năm lại tiêm một lần 2ml.

Tốt hơn cả là kết hợp tiêm giải độc tố uốn ván với vacxin khác. Thí dụ nếu tiêm cho trẻ em có thể kết hợp tiêm chông bạch hầu-ho gà và uốn ván ; nếu tiêm cho người lớn có thể tiêm chống bạch hầu-thương hàn và uốn ván.

Đối với những người bị chấn thương mà chưa được tiêm giải độc tố uốn ván, thì phải tạo miễn dịch bị động-chủ động trong những trường hợp sau đây: – vết thương bị nhiễm đất, mảnh quần áo

  • Gẫy xương hở
  • Vết thương sâu do đâm hoặc mảnh bom
  • Vết bỏng

Tiêm dưới da huyết thanh chống uốn ván (1.500-3.000 đơn vị) sau 15 phút tiêm lml giải độc tố ucín ván ở chỗ khác sau 2 tuần lại tiêm 2ml giải độc tố.

Đối với những người bị thương mà đã tiêm giải độc tố, nếu bị thương nhẹ, thì chỉ cần tiêm một lần 2ml giải độc tố ; nếu bị thương nặng, thì phải tiêm huyết thanh chống uốn ván (3.000 đơn vị) và sau 15 phút tiêm 2ml giải độc tố.

Phụ nữ nạo thai bất hợp pháp, phải tiêm huyết thanh và giải độc tố để phòng uốn ván. Nếu phải sinh đẻ ở nhà mà không có nữ hộ sinh, thì nên tiêm cho mẹ huyết thanh + giải độc tố và tiêm cho trẻ sơ sinh một liều huyết thanh để phòng uốn ván.

Khi tiêm huyết thanh, không được quên làm giải dị ứng theo phương pháp Besredka.

Thành công của việc phòng bệnh là ở chỗ bản thân dân chúng phải hiểu sự nguy hiểm của bệnh uốn ván và các điều kiện làm phát sinh ra bệnh. Cho nên công tác giải thích, tuyên truyền vệ sinh có một ý nghĩa lớn.

0/50 ratings
Bình luận đóng