Khái niệm
Khóe miệng chẩy dãi sách Nội kinh gọi là “Diên hạ”, các sách Thương hàn luận, Kim quỹ yếu lược gọi là “Khẩu thổ diên”.
Trẻ em trong miệng chầy dãi thì gọi là “Trệ di” như sách Chư bệnh nguyên hậu luận có viết: “Về bệnh Trệ di là do trẻ em có nhiều dãi chầy ra dòng dòng ở dưới mép, đó là do Tỳ lạnh và có nhiều dịch cho nên như vậy”. Tất cả đều thảo luận ở mục này.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
- Khóe miệng chây dãi do phong trúng đường lạc: Có chứng vùng mặt tê dại, miệng méo mắt xếch, mi mắt không nhắm kín, sợ phong hàn chẩy nước mắt, nước ở trong miệng chảy ra từng lúc, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Huyền.
- Khóe miệng chầy dãi do phong đàm vọt lên: Có chứng trạng miệng chầy dãi không dứt, nửa người tê dại bất toại, miệng mắt méo xếch, lưỡi lệch khó nói hoặc thần chí không tỉnh táo, đầu mắt choáng váng, trong họng có tiếng đờm sùng sục, rêu lưỡi đầy nhớt, mạch Huyền Hoạt.
- Khóe miệng chẩy dãi do Tỳ hư không thu liềm : Có chứng trong miệng chẩy dãi đầm đìa, biếng ăn, tinh thần khiếp nhược, mặt trắng nhợt hoặc bụng trướng có lúc đầy hoặc đại tiện nhão, ỉa chảy, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Nhược.
- Khóe miệng chầy dãi do Tỳ vị nhiệt hun đốt: Có chứng trong miệng chẩy dãi, miệng lưỡi đau hoặc bị loét nát, miệng khô và đắng, táo bón, tiểu tiện đỏ, Tâm phiền kém ăn, đầu lưỡi đỏ hồng hoặc có gai, rêu lưỡi vàng hoặc vàng nhớt, mạch Hoạt Sác.
Phân tích
- Chứng Khóe miệng chẩy dãi do Tỳ Vị bị nhiệt hun đốt và chứng Khóe miệng chẩy dãi do Tỳ hư không thu liễm: Cả hai chứng tuy đều ở tạng Tỳ nhưng nguyên nhân và cơ chế bệnh lại không giống nhau. Tỳ Vị bị nhiệt hun đốt phần nhiều vốn có nhiệt ấp ủ hoặc ăn bừa bãi thức dầu mỡ đến nỗi phục hỏa ở Tỳ Vị bôc lên, hoặc là Tâm Vị hỏa thịnh thúc bách lên Liêm tuyền, tân dịch tràn ra ngoài cho nên thấy chầy dãi. Linh khu – Khẩu vấn thiên có viết: “Trong Vị có nhiệt cho nên chầy dãi”. Còn Tỳ hư không thu liễm là do Tỳ Vị vốn hư hoặc tổn thương về uống lạnh, hoặc trùng tích gây bệnh hao thương Tỳ Vị làm cho Tỳ khí hư hàn không phân bố được tân dịch, khí hư không thu nhiếp được tinh cho nên khóe miệng chầy dãi. Loại trên thường có các chứng trạng miệng lưỡi phá lở, chất lưỡi đỏ hồng, đầu lưỡi và rìa lưỡi nổi gai hoặc môi má loét.nát, Tâm phiền mất ngủ táo bón, tiểu tiện đỏ là những hiện tượng do thực nhiệt, điều trị nên thanh giải Tỳ VỊ thực nhiệt dùng phương Thanh Vị tán hoặc Tả hoàng tán gia giảm. Loại sau thường gặp ở trẻ em miệng chầy ra dãi trong liên miên cả ngày không dứt, ẩm ướt đến áo mặc lại kiêm các hiện tượng Tỳ hư như: mặt nhợt, tinh thần khiếp nhược bụng trướng đại tiện nhão. Điều trị nên ích khi kiện Tỳ, ôn trung thu nhiếp dãi chọn dùng phương Tứ quân tử thang hợp với Cam thảo Can khương thang gia giảm hoặc dùng Ôn Tỳ thang gia giảm. Càng phải chú ý đối với chứng Tỳ hư không thu liễm dứt khoát không được coi chứng chầy dãi không dứt đã vội coi là bệnh do đờm dãi mà chỉ nhằm vào công trục đờm dãi sẽ dẫn đến tai vạ đã hư lại càng làm hư thêm đúng như Ấu khoa thích mê có nói: “Trẻ em nhiều dãi cũng là do Tỳ khí bất túc mất khả năng phân bố tân dịch mà thành bệnh. Nếu không chữa từ gốc bệnh là bổ ích Trung khí mà chỉ lăm le chữa đờm dãi, đờm dãi tuy là bệnh do chất dịch nhưng cũng là chỗ dựa của nguyên khí, loại bỏ không được sẽ biến thành hư thoát”,-nên coi lời nói này là một lời khuyên răn.
- Chứng Khóe miệng chầy dãi do phong trúng đường lạc và chứng Khóe miệng chẩy dãi do phong đàm vọt lên: Cả hai đều có liên quan đến phong tà nên có chứng miệng mắt méo xếch. Nhưng loại trên khóe miệng chầy dãi là do kinh lạc rỗng không, phong tà từ bên ngoài nhân chỗ hư mà xâm phạm vào đường mạch của Túc Dương minh, đường kinh toại bất lợi, miệng méo không ngậm kín, tân dịch mất đi sự giữ gìn gây nên bệnh thuộc loại phong trúng kinh lạc nhẹ chủ yếu là ngoại phong. Loại sau phần nhiều gặp ở các chứng Trúng phong. Điên tật, cơ chế bệnh thuộc loại nội phong kiêm đàm trọc quấy rối ở trên. Nếu phân tích theo chứng trạng thì loại khóe miệng chẩy dãi do phong trúng đường lạc thì bệnh tình khá nhẹ, nói chung thì thấy miệng mắt méo xếch. Còn chứng khóe miệng chẩy dãi do phong đờm vọt lên thì bệnh tình khá nặng có chứng lưỡi bị lệch khó nói, chân tay tê dại bất toại, hoặc ngớ ngẩn hoặc cười liên tục hoặc đột nhiên ngã lăn, tinh thần hoảng hốt, hơn nữa còn có hàng loạt hiện tượng đơm trọc úng thịnh như: trong họng có tiếng đờm sùng sục, rêu lưỡi đầy nhớt, mạch tượng Huyền Hoạt. Phong trúng đường lạc là bệnh nông và nhẹ dễ chữa nên dùng phép sơ phong thông lạc khỏi được méo miệng thì miệng sẽ hết chầy dãi chọn dùng phương Khiên chính tán gia Thiền y, Kinh giới, Phòng phong, Mạn kinh tử, Câu đằng. Còn Phong đàm úng tắc ở trên gây nên chứng Khóe miệng chẩy dãi lại nên phân biệt hư thực hàn nhiệt. Nếu thuộc hư thuộc hàn điều trị nên ích khí hóa đờm dẹp phong thông lạc chọn dùng phương Lục quân tử thang gia Thiên ma, Tần giao, Khương chấp. Nếu có kiêm nhiệt điều trị nên thanh nhiệt hóa đờm lý khí thông lạc dùng phương Đạo đờm thang gia Chi tử, Hoàng cầm, Hoàng liên, Trúc lịch. Chứng này phần nhiều là Bản hư, Tiêu thực phải theo phương châm cấp trị Tiêu đợi khi bệnh tình ổn định lại phải bàn đến các phép kiện Tỳ ích Thận để chữa Bản bệnh.
Trích dẫn y văn
Chứng bệnh của ba loại Trùng đều là miệng chẩy dãi. “Trẻ em đau bụng miệng chẩy ra nước trong đó là Trùng thông” (Đông ỵ bảo giám – Nội cảnh thiên).
Tỳ tuy khai khiếu lên miệng mà tân dịch lại xuất phát từ Thận. Khí của Túc Thiếu âm giao với Dương minh ở trên. Mậu Quý hợp nhau mà sau mới biến hóa được tinh vi của thủy cốc. Khí không giao lên trên thì thủy tà lại theo Nhâm mạch mà lên Liêm tuyền cho nên chẩy dãi. Chỉ cần bổ Túc Thiếu âm để giúp cho sinh khí của Hạ tiêu thăng lên thì Nhâm mạch sẽ thịnh ở dưới mà Liêm tuyền ở trên sẽ thông, nước dãi sẽ chẩy vào bên trong chứ không chẩy bên ngoài nữa (Chân bản đồ thư tập thành – Tạp chứng hội tâm lục).