Mục lục
Đởm Du
Tên Huyệt Đởm Du:
Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào (du) Phủ Đởm, vì vậy gọi là Đởm Du.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh khu.10)
Đặc Tính Huyệt Đởm Du:
Huyệt thứ 19 của kinh Bàng Quang.
Thuộc nhóm huyệt Tứ Hoa (Đởm Du + Cách Du).
Huyệt Bối Du của kinh Túc Thiếu Dương Đởm .
Vị Trí Huyệt Đởm Du:
Dưới gai sống lưng 10, đo ngang ra 1, 5 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới da là cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang gai, cơ ngang sườn. Bên trái là Phổi, bên phải là Gan.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh ay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 10 và nhánh của dây sống lưng 10.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D10.
Tác Dụng Huyệt Đởm Du:
Khứ thấp nhiệt, thanh Đởm hoả, tiết tà nhiệt ở Can.
Chủ Trị Huyệt Đởm Du:
Trị lưng đau, gan viêm, túi mật viêm, nôn mửa .
Phối Huyệt:
1. Phối Thương Dương (Đại trường.1) + Tiểu Trường Du (Bàng quang.27) trị miệng khô, lưỡi khô, ăn uống không được (Thiên Kim Phương ).
2. Phối Giải Khê (Vị 41) trị hồi hộp lo sợ (Thần Cứu Kinh Luân).
3. Phối Hành Gian (C.2) + Kiến Lý (Nh.10) + Thận Du (Bàng quang.23) + Thượng Cự Hư (Vị 37) + Vị Du (Bàng quang.21) trị dạ dày co thắt (Trung Quốc Châm Cứu Học).
4. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Nội Quan (Tâm bào.6) trị giun chui ống mật (Châm Cứu Học Thượng Hải).
5. Phối Cách Du (Bàng quang.17) trị nấc cụt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Đởm Nang Huyệt trị túi mật viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối A Thị Huyệt + Côn Lôn (Bàng quang.60) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị Hysteria (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Dương Cương (Bàng quang.48) trị mắt vàng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
9. Phối Âm Lăng Tuyền (Tỳ 9) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Nội Đình (Vị 44) + Thái Xung (C.3) trị hoàng đản thể dương (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
10. Phối Chí Dương (Đc.10) + Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị gan viêm truyền nhiễm cấp (Châm Cứu Học Việt Nam).
Cách châm Cứu Huyệt Đởm Du:
Châm xiên về cột sống 0, 5-0, 8 thốn – Cứu 3-5 tráng – Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú
: Không châm sâu.
Tham Khảo:
“Chứng miệng có vị đắng là do rối loạn Đởm, khiến Đởm hư, khí tràn lên, thành chứng miệng đắng, nên châm ở huyệt Đởm Du”(Tố vấn.47, 24).
Thiên ‘Thích Cấm Luận’ ghi: “Nếu châm Đởm Du bừa bãi, gây tổn thương Đởm, một ngày rưỡi chết. Lúc mới phát động gây nôn oẹ” (Tố vấn.52).
“Nôn khan nên cứu Đởm Du” (Cứu Pháp Bí Truyền).