Đái Mạch

Tên Huyệt:

Huyệt nằm ở trên đường vận hành của mạch Đới (ở ngang thắt lưng), vì vậy gọi là Đái Mạch.

Tên Khác:

Đới Mạch.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Điên Cuồng’ (Linh khu.22).

Đặc Tính:

Huyệt thứ 26 của kinh Đởm.

Huyệt giao hội với Mạch Đới

Huyệt trở nên mẫn cảm (ấn đau) với người bị huyết trắng (đới hạ) kinh niên.

Vị Trí huyệt:

Tại trung điểm của đầu xương sườn thứ 11 và 12, ngang với rốn.

Giải Phẫu:

Dưới da là cơ chéo to, cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng, mạc ngang, phúc mạc, Đại trường hoặc Thận.

Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.

Tác Dụng:

Điều Đới Mạch, tư Can Thận, lý hạ tiêu, lợi thấp nhiệt.

Chủ Trị:

Trị lưng và thắt lưng đau, thần kinh gian sườn đau, bàng quang viêm, màng trong tử cung viêm, kinh nguyệt rối loạn, bạch đớùi.

Phối Huyệt:

1. Phối Hiệp Khê (Đ.43) trị bụng dưới cứng đau, kinh nguyệt không đều (Tư Sinh Kinh).

2. Phối Bạch Hoàn Du (Bàng quang.30) + Gian Sử (Tâm bào.7) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) trị xích bạch đới (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Huyết Hải (Tỳ 10) trị kinh nguyệt không đều (Tư Sinh Kinh).

4. Phối cứu Quan Nguyên (Nh.4) trị Thận suy (Ngọc Long Ca).

5. Phối Khí Hải (Nh.6) + Ngũ Xu (Đ.27) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) trị xích bạch đới (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu)

6. Phối Âm Lăng Tuyền (Tỳ 9) + Bạch Hoàn Du (Bàng quang.30) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) trị bạch đới lượng nhiều (Châm Cứu Học Thượng Hải).

7. Phối Địa Cơ (Tỳ 8) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) + Trung Cực (Nh.3) thấu Khúc Cốt (Nh.2) trị màng trong tử cung viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

8. Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Khiêu Dược + Thận Tích + Tứ Cường trị bại liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng 0, 5 – 1 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

0/50 ratings
Bình luận đóng