Một số bệnh da lành tính thường gặp không thể giải quyết bằng thuốc mà cần phải can thiệp ngoại khoa. Sau đây một số bệnh da lành tính thường gặp.

MỤN CÓC PHẲNG

Cần tránh tiếp xúc trực tiếp với thương tổn để hạn chế sự lan truyền của siêu vi.

Nên hạn chế cạo lông trên những vùng da có thương tổn vì bệnh sẽ lây lan nhanh

Cần cân nhắc trước khi điều trị vì thương tổn có thể biến mất. Hơn nữa điều trị mụn cóc phẳng có nguy cơ để lại sẹo xấu.

Khi thương tổn xuất hiện ở bộ phận sinh dục, cần liên hệ với bệnh nhiễm qua đường tình dục.

Các phương pháp điều trị:

Nếu thương tổn rải rác có thể thoa trực tiếp acid salicylic từng thương tổn mỗi ngày. Điều trị này bị hạn chế do sự kích thích nên hiện tại không áp dụng.

Thoa kem Tretinoin 0.025%, 0.05%, hoặc 0.1% lên toàn bộ thương tổn lúc đi ngủ. Điều trị có thể lâu dài, cần phải trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Nitrogen lỏng hoặc chạm rất nhẹ với kim đốt điện, laser CO2 có thể thực hiện cho kết quả nhanh.

U HẠT SINH MỦ

U hạt sinh mủ thường gặp ở trẻ em và thanh niên. Nguyên nhân không rỏ, chấn thương da hoặc hormone được xem là những yếu tố quan trọng vì u hạt sinh mủ có thể xảy ra nơi bị tổn thương và trong suốt thời kỳ mang thai.

Thương tổn phổ biến ở đầu, cổ và ngón tay. u hạt sinh mủ tồn tại mãi nếu không điều trị, mặc dù có một vài thương tổn thoái hóa trong vòng 6 tháng, u hạt sinh mủ có thể tái phát sau điều trị.

Phương pháp điều trị

U hạt sinh mủ được điều trị bằng đốt điện hay laser và tiếp sau là dùng nạo cạo (curette) để làm sạch đáy và bờ của thương tổn.

U MỀM LÂY

U mềm lây là do nhiễm DNA virut thuộc họ virut thủy đậu và là trình trạng nhiễm virut tại chổ, tự giới hạn ở da. Nguy cơ truyền bệnh thấp hơn herpes virus và papilloma virus.

U mềm lây có thể xảy ra bất cứ tuổi nào. Thương tổn có khuynh hướng xảy ra trên những vùng cơ thể khác nhau với những nhóm tuổi khác nhau.

U mềm lây khó điều trị ở người suy giảm miễn dịch. Thương tổn thường nhiều hơn và lan tỏa. Kích thước thương tổn khá lớn và xuất hiện dai dẳng.

Cần tránh tiếp xúc trực tiếp với thương tổn để hạn chế sự lan truyền của siêu vi.

Tùy thuộc vào vị trí thương tổn, bệnh nhân được khuyên không nên cạo râu ở vùng thương tổn do có thể dẫn đến tự lây nhiễm.

Khi thương tổn xuất hiện ở bộ phận sinh dục cần liên hệ đến bệnh nhiễm qua đường tình dục và thăm khám bạn tình, cần điều trị và dùng bao cao su để tránh lây lan.

Thương tổn tự lành ở người khỏe mạnh và một số có nguy cơ có sẹo sau điều trị, nên quyết định điều trị phải dựa trên từng cá nhân.

Thương tổn riêng biệt thường tự lành trong vòng 6-9 tháng nhưng có thể kéo dài đến 24 tháng.

Các phương pháp điều trị:

  1. Nạo để lấy đi lỏi nhiễm trùng ở trung tâm. Phương pháp này giúp làm sạch thương tổn ngay tức thì. Nạo đặc biệt hữu ích cho thương tổn vùng sinh dục.
  2. Phẫu thuật lạnh với nitrogen lỏng. Nitrogen lỏng làm đông và phá hủy thương tổn hiệu quả, hiếm khi tạo sẹo.
  3. Thoa kem Tretinoin (0.025%, 0.05%) tại chỗ. cần điều trị liên tục một tháng hoặc nhiều hơn. Tretinoin có thể gây kích thích tại chỗ.
  4. Điều trị u mềm lây bằng laser có kết quả thật tốt. Thường không để lại sẹo và gây rối loạn sắc tố da.
  5. Có thể điều trị đơn giản bằng cách dùng vật bén nhọn (thí dụ như lưỡi dao mỗ) để lẩy nhân của thương tổn và sau đó chấm Iode (Betadine).

Đối với trẻ em

Thương tổn vùng quanh mắt do tự lây nhiễm rất phổ biến, đặc biệt ở trẻ con. Những thương tổn này tốt nhất nên để tự lành. Điều trị hoàn toàn không cần thiết vì thương tổn tự lành do phát triển miễn dịch trung gian tế bào.

Trộn lẫn prilocaine và lidocaine (EMLA) hoặc lidocaine 4%, nên thoa 60-90 phút trước khi làm các thủ thuật nitrogen lỏng hoặc nạo.

MÓNG CHỌC THỊT HAY MÓNG QUẶM

Trong cuộc sống hằng ngày, người ta luôn làm đẹp, làm móng tay hay móng chân là điều phụ nữ quan tâm hàng đầu, trong đó: cắt móng, cắt phần mềm quanh móng, sơn móng tay móng chân, thông thường móng tay ít khi có biểu hiện móng quặm, nhưng móng quặm ở ngón chân, đặc biệt ngón chân cái khóe trong và khóe ngòai ngón chân cái thường gặp móng quặm nhiều nhất.

Các hình thức móng quặm thường gặp:

  • Móng quặm ở phần xa: thường xảy ra sau khi cắt móng làm thuận lợi cho sự hình thành một gờ hay cựa móng còn sót lại gây ra sự nhô cao của mô mềm phần xa.

Biểu hiện lâm sàng bằng sưng nhẹ vùng rìa ngón, đi lại cảm thấy hơi đau trong trường hợp nầy có thể xử trí nội khoa không cần phải gây tê chỉ cần cắt phần rìa ngòai của móng có cựa móng phần móng chọc vào thịt ở mép bên ngón.

Trong thể đau đơn thuần, vùng bên ngón bị chôn vùi vào mô viêm, gây tê tại chỗ luồn vào gốc ngoài một mèche bétadine để bảo vệ thượng bì.

  • Giai đoạn xuất hiện một chồi thịt, ngoài cách chăm sóc trên còn phải cắt đi chồi thịt và cách chăm sóc kháng khuẩn hàng ngày.
  • Trong giai đoạn nhiễm trùng phần ngón sưng to nhiễm trùng có mủ chồi thịt, lúc nầy có thể có dạng như một u hạt sinh mủ, cần điều trị triệt để, thực hiện theo 2 thì: thì đầu cắt đi phần cựa móng, sau đó cần nạo đi phần mô hạt viêm. Thường thì người ta có thể đốt điện hay dùng tia laser để đốt đi phần bên nến móng để không bị tái phát lại móng quặm.

NHỮNG RỐI LOẠN TĂNG SỪNG CỦA VÙNG GAN CHÂN : CHAI CHÂN

Phần nầy bàn đến căn nguyên và điều trị các tổn thương dầy sừng của vùng gan chân , là hậu quả của cọ sát, áp lực hay xuất hiện trên vùng xương bàn ngón, cần phân biệt với những rối loạn nội tại của vùng da như các bệnh lý về da hay nhiễm nấm tinea hoặc do mụn cóc.

Nguyên nhân do xương: phần khớp xương bàn ngón, ở vị trí các xương bàn, bàn chân Mor­ton, khớp bàn đốt ngón cái, hậu quả của chấn thương, bàn chân vẹo trong hay ngoài.

Bệnh hệ thống Viêm đa khớp dạng thấp Viêm khớp vẩy nến

Tổn thương da Mụn cóc Mắt cá chân Da dầy sừng

Nguyên nhân do mô mềm:

Teo mô mỡ vùng gan chân, sẹo gan chân sau chấn thương

Nguyên nhân cơ hoc

Bán trật hay trật khớp bàn đốt

Chai chân do biến dạng Ngón cái vẹo ngoài (Hallux valgus) sau mổ chuyển gân Nguvẽn nhân do thầy thuốc

Sau mổ trên vùng khớp bàn ngón (như là sau chuyển gân )

Mổ Ngón cái vẹo ngoài (Hallux valgus)

Dầy Sừng Gan Chân

Khám nhiều bàn chân có chai chân người ta nhận thấy rằng tình trạng chai chân nói chung dễ chẩn đóan, tuy nhiên chẩn đoán có khi không rõ ràng và người ta cần xem các nguyên nhân khác.

Hình dáng bàn chân cũng cần được quan tâm đến vì những biến dạng không bình thường cần được hướng dẫn hoặc cấp giầy thích hợp nhằm tránh những tì đè tăng áp lực bất thường như bàn chân sụp vòm gan chân, bàn chân bẹt, bàn chân vẹo trong hoặc những biến dạng bàn chân có thay đổi trục xương bàn chân. Những biến dạng nầy không nhất thiết phải có chỉ định ngoại khoa nhưng đa số là điều trị nội khoa bảo tồn.

Biến dạng vẹo bàn chân ngựa (equinus deformity) của vùng khớp mắt cá chân sẽ ảnh hưởng đến việc chịu sức nặng lên trên vùng đầu khớp xương bàn ngón, thường gây ảnh hưởng đến chai chân ở vùng xương bàn 1, 2 và 3. Hậu quả là bệnh nhân rất đau khi đi lại, đặc biệt là ở những bệnh nhân lớn tuổi, thường có kèm theo mô mỡ vùng gan chân. Trường hợp bệnh nhân có bàn chân mất cảm giác như trong bệnh lý tiểu đường, hay tổn thương thần kinh ngoại biên thì loét gan chân có thể gặp.

Bàn chân bẹt không thường xuyên gây ra chai chân ngay dưới đầu xương bàn chân, nếu có thể biến dạng ngón cái vẹo ngoài (hallux valgus deformity), tuy nhiên, bệnh nhân có thể có chai chân dọc theo mặt gan chân trong của ngón cái ở vùng khớp bàn đốt.

Biên dạng bàn chân trước vẹo trong, phần gan chân ngoài sẽ tiếp xúc nhiều với bờ ngoài gan chân và thường gây ra chai chân ở vùng xương bàn ngón V.

Biến dạng bàn chân xoay ngoài, qua đó vùng bàn ngón cái sẽ gập so với các vùng bàn ngón khác và gây ra chai chân lan rộng đối diện ngay vùng đầu xương bàn ngón cái.

Chẩn Đoán

Việc đánh giá bàn chân bệnh nhân dầy sừng chai chân cần hỏi kỹ về bệnh sử và điều kiện xuất hiện và kiểu giầy bệnh nhân mang có làm trầm trọng và loại giầy gì bệnh nhân ghi nhận mang giảm đau và những phương thức điều trị trước đó.

Khám bệnh nhân ở tư thế đứng, quan sát cẩn thận hình dáng vị thế của các ngón, tính chất của khớp bàn ngón và vòm gan chân dọc vị trí. Và tầm hoạt động khớp cổ chân, ngang qua xương cổ chân và cần ghi nhận khớp xương bàn ngón. Hình dạng gan chân cũng cần được đánh giá kỹ.

Vị trí của chai chân và tính chất được mô tả. Mụn cóc gan chân thường khu trú có dạng khảm cho thấy lấm chấm đen xung quanh có chai chân, cắt phần da dầy thì thấy rướm máu li ti ở những chấm li ti đen, thường mụn cóc gan chân không ở vị trí ở đầu xương bàn nhưng mụn cóc thường thấy ở rải rác vùng gan chân.

Vùng da dầy sừng cần được khám cẩn thận vị trí trong đó thì đầu xương bàn và tính chất đặc trưng. Vùng chai chân có một nhân trắng nằm ngay dưới vùng chai chân vùng dầy sừng gan chân ngay dưới.

Để dễ dàng nhận định thương tổn và đảm bảo cho chẩn đoán chắc không phải là mụn cóc gan chân, thì thương tổn cần được gọt mỏng bằng dao số 17. Lạng phần da dầy có thể nhận định được kích thước bờ của chai chân, vì định vị rõ chai chân sẽ góp phần xác định bờ xung quanh cần phải cắt bỏ, ngược lại khi lạng da thấy phần chai chân nầy có những lỗ nhỏ li ti lan tỏa không định rõ bờ giới hạn của vùng da gan chân như vậy mụn cóc có vùng da dầy da tăng sừng nhưng có những mạch máu gây xuất huyết thường biểu hiện ở những chấm đen trên nền chai chân khác xa với tính đặc trưng của chai chân thường không có mạch máu cung cấp thì chắc chắn không phải là mụn cóc. Cách lạng da cũng đủ để cho thầy thuốc xác định được bờ của chai chân, vì chai chân luôn khu trú rõ, đối lại với chai chân lan rộng không có bờ giới hạn rõ.

Điều trị bảo tồn

Hai chân được lạng da với con dao bén. Khi cắt chai chân, người ta cố lấy đi mô tăng sừng với phần da dầy không thể cùng lúc lấy đi phần da chai, ngay một lúc mà nếu cần phải tiên hành lạng da nhiều lần cho phép lấy đi phần da dầy. Một vùng da chai giống như hạt đậu thường kích thước từ đường kính 2-3 mm thì có thể lấy đi trong lần đầu tiên.

Sau khi đã cắt phần chai chân, dùng một miếng nâng đỡ mềm vùng xương bàn để làm giảm áp lực tác động trên xương bàn nầy. Miếng nâng đỡ mềm nầy cũng có thể sử dụng ngay từ lúc đầu, cung cấp trang bị giầy cho bệnh nhân theo kích thước giầy. Nếu giầy quá chật sẽ bó chặt chân. Do đó, không thể mang thêm lớp độn. Với những bệnh nhân nầy cần mang giầy thích hợp sao cho có thể lót thêm lớp đệm cho giầy, cần khuyến khích bệnh nhân mang giầy rộng, mềm khi có vùng chai chân đáng kể, vùng đệm cho gan bàn chân thì được đặt phía trước vùng chai chân. Khi thực hiện như thế điều quan trọng nhất là giáo dục hướng dẫn cho bệnh nhân là miếng nâng đỡ nầy có thể cảm thấy bất tiện và cần thời gian làm quen từ 1 tuần đên 10 ngày.

Bệnh nhân cần được tái khám định kỳ, để chỉnh miếng nâng đỡ vùng xương bàn. Nếu bệnh nhân có bàn chân biến dạng như vẹo trong hay vẹo ngòai hay sụp vòm gan chân thì cần cung cấp dụng cụ chỉnh hình thích hợp in khuôn bàn chân thì mang lại lợi ích hơn. Dụng cụ chỉnh hình không được sử dụng cho đến khi người bệnh đã ý thức với miếng nâng đỡ mềm xem coi bệnh nhân có đáp ứng tốt với dụng cụ chỉnh hình không. Nếu chai chân tiếp diễn và có triệu chứng thì cần can thiệp phẫu thuật.

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật được tiến hành ở vùng gan chân chai dựa trên tính chất chai chân .

Một chai chân âm thầm với vùng da dầy trung tâm được quan sát thấy ngay vùng đầu xương bàn và ngay dưới vùng xương vừng đối với ngón chân cái.

Phương pháp điều trị ngoại khoa là ưu điểm nhất vì lấy nhân mắt cá khi sẹo hình thành thì hiếm khi tái phát vì nhân mắt cá đã lấy trọn sẹo lành nhanh chỉ là một sẹo thẳng dài và sẽ hạn chế kích thích

Phẫu thuật chai chân gồm các bước

  • Thì một: cắt da chai để xác định nhân mắt cá chân, sau khi cắt phần chai chân chúng ta sẽ định vị được vùng chai chân chân có nhân là mắt cá chân màu trắng, nhân trắng nầy cùng với phần chai chân sẽ kích thích các đầu dây thần kinh nhạy cảm của vùng gan chân nên bệnh nhân đau thường thì bệnh nhân đến muộn vùng chai chân đã rộng và khó mà may lại được thì đầu.
  • Thì hai: định vị được mức độ lan rộng của mắt cá.
  • Thì ba: lấy nhân mắt cá.
  • Thì 4: may da lại bằng chỉ Nylon 2/0 kim tam giác.

Phòng ngừa : không đi chân đất.

Giầy phòng ngừa: cấp cho bàn chân có chai chân ở vùng đối diện với chỗ dầy chai chân có một miếng lót đệm.

0/50 ratings
Bình luận đóng