Khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta rất thiếu cân đối, lượng canxi cung cấp không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể, việc sử dụng sữa và các chế phẩm của sữa trong cộng đồng còn rất ít và hầu hết đều tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các vùng nông thôn, vùng núi, biên giới, hải đảo chế độ dinh dưỡng vừa không đủ về lượng vừa thiếu cân đối về thành phần các chất dinh dưỡng và vi chất. Chế độ ăn có sữa và các chế phẩm từ sữa ở các khu vực này còn chưa phổ biến.

-Khối lượng xương đỉnh ở người trưởng thành khá thấp, tỷ lệ giảm mật độ xương và loãng xương khá cao trong cộng đồng.

-Hiểu biết về bệnh loãng xương của cả cán bộ y tế cấp cơ sở và trong cộng đồng còn rất hạn chế nên các biện pháp dự phòng chưa đầy đủ; bệnh nhân chưa chủ động đi khám bệnh và thầy thuốc chưa phát hiện bệnh sớm; chưa đủ kiến thức và kỹ năng hướng dẫn điều trị nên khi gãy xương do loãng xương xuất hiện thường đã ở giai đoạn muộn; các biện pháp điều trị hiệu quả không cao, chi phí cho điều trị tốn kém và nhiều biến chứng nguy hiểm đi kèm.

-Đa số người dân lao động chưa tham gia bảo hiểm y tế, ngay cả những người có thẻ bảo hiểm y tế cũng rất khó tiếp cận các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại, sử dụng các thuốc điều trị loãng xương được bảo hiểm y tế quy định khá chặt chẽ và việc sử dụng các thuốc này mới chỉ quy định cho phép một số bác sĩ thuộc chuyên khoa về cơ xương khớp được kê đơn, sử dụng cho bệnh nhân và khi đó mới được bảo hiểm y tế thanh toán. Do vậy thực tế có nhiều bệnh nhân chưa được chẩn đoán, chưa được tư vấn chuyên khoa và thậm trí chưa tiếp cận được các biện pháp điều trị, chẩn đoán phù hợp với tình trạng bệnh, không có khả năng sử dụng thuốc điều trị lâu dài khi có bệnh, chưa có giải pháp và nhân lực về chuyên môn cũng như các chính sách phù hợp để đương đầu với những khó khăn về bệnh tật và kinh tế của đa số người bệnh.

Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương nhất là ở cổ xương đùi và cột sống
Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương nhất là ở cổ xương đùi và cột sống

 

Những điểm đáng lưu ý về tỉ lệ loãng xương và nguy cơ gãy xương:

-Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương nhất là ở cổ xương đùi và cột sống.

-Tỉ lệ loãng xương tăng nhanh theo lứa tuổi.

-Những người trên 80 tuổi thì cứ 3 phụ nữ thì 1 người bị gãy cổ xương đùi và cứ 5 người năm có 1 người gãy cổ xương đùi.

-Số người gãy xương do loãng xương những thập niên gần đây tăng gần gấp đôi theo các số liệu thống kê.

-Gãy xương do loãng xương bắt buộc phải chi phí lượng lớn ngân sách cho việc chăm sóc sức khỏe.

Cơ chế bệnh sinh của gãy xương do loãng xương

Mật độ xương thấp (hay mật độ khoáng của xương thấp) là một trong các yếu tố quan trọng nhất gây ra gãy xương do loãng xương. Mật độ xương (bone mineral density) được xác định bằng lượng mô khoáng trên một đơn vị diện tích (g/cm2) qua kiểm tra bằng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Với một số kỹ thuật khác, mật độ xương biểu hiện lượng chất khoáng trên đơn vị thể tích xương (g/cm3). Mật độ khoáng của xương ở người lớn được xác định bằng cả mật độ xương đỉnh lúc trưởng thành và tình trạng mất xương các năm tiếp theo. Hai quá trình này chịu ảnh hưởng của hiện tượng tái cấu trúc xương, hiện tượng này bị chi phối bởi yếu tố di truyền (gen) và yếu tố môi trường.

Gãy xương do loãng xương xảy ra do hậu quả của chấn thương có thể nhẹ hoặc nặng tác động lên các xương đã bị giảm về chất lượng và sức mạnh của xương. Mặc dù có mối liên quan chặt chẽ giữa mật độ khoáng của xương (BMD) và nguy cơ gãy xương nhưng cũng có nhiều yếu tố cơ học khác cũng đóng vai trò quan trọng quyết định sức mạnh của xương và nguy cơ tuyệt đối gây gãy xương. Do vậy rất khó đánh giá một cách chính xác và lượng hóa được nguy cơ gãy xương: Bao gồm tốc độ tái cấu trúc xương, kết cấu của xương xốp, vỏ xương và độ dầy của bè xương, hình dạng của xương, và các chỉ số kết cấu của xương. Hiện nay người ta tập trung nghiên cứu các đo đạc, lượng hóa cấu trúc xương bằng các phương pháp như: Chụp cắt lớp vi tính định lượng và cộng hưởng từ (QCT và MRI).

Tuy vậy các nghiên cứu về chất lượng xương cho thấy giảm mật độ khoáng của xương và giảm sức mạnh của xương là nguyên tố gây gãy xương do loãng xương. Ngã, tổn thương phần mềm và hệ cơ xương là yếu tố bệnh sinh cơ bản của gãy xương do loãng xương.

 Sơ đồ cơ chế bệnh sinh gãy xương do loãng xương
Sơ đồ cơ chế bệnh sinh gãy xương do loãng xương

Điều trị loãng xương cần đạt 2 mục tiêu là dự phòng mất xương và tránh nguy cơ ngã.

Hiện nay người ta thấy có thể rằng gãy xương có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của hệ cơ xương ở phụ nữ sau mãn kinh cũng có thể coi là loãng xương, trừ gãy xương ở mặt và gãy xương do chấn thương bởi tai nạn giao thông.

0/50 ratings
Bình luận đóng