Gây mê đường tĩnh mạch là đưa thuốc mê vào bằng đường tĩnh mạch. Đây là một cuộc mê tạo nên một trạng thái lâm sàng có tính chất hồi phục và đảm bảo: mất tri giác, giảm đau, bảo vệ thần kinh và dãn cơ.
Sử dụng một loại thuốc mê tĩnh mạch hoặc phối hợp thuốc giảm đau trung ương.
Mục lục
I. CHỈ ĐỊNH:
- Các phẫu thuật ngắn .
- Không có nhu cầu giảm đau nhiều.
- Không có nhu cầu dãn cơ.
- Gây mê cho người bệnh ngoại trú.
- Nội soi đường tiêu hoá, tai mũi họng và soi hút.
II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Không có phương tiện hồi sức.
- Người có dạ dày đầy.
- Các phẫu thuật lớn, kéo dài.
- Các phẫu thuật cần phải chỉ huy hô hấp.
III. CHUẨN BỊ:
- Cán bộ chuyên khoa: bác sĩ gây mê, cử nhân gây mê, KTV gây mê.
- Phương tiện
- Khay tiêm, bơm tiêm vô khuẩn
- Các phương tiện truyền tĩnh mạch.
- Các phương tiện cấp cứu hô hấp: mặt nạ, bóng Ambu, đèn soi thanh quản, ống nội khí quản
- Thuốc giảm đau trung ương (dán nhãn ghi rõ tên thuốc, hàm lượng trong 1 ml, nồng độ thuốc)
- Người bệnh:
+ Người bệnh có đủ các xét nghiệm tiền phẫu.
+ Người bệnh được sử dụng các thuốc chống nôn, trào ngược: ondansetron, primperan, kháng acid…
+ Người bệnh đồng ý.
+ Nằm ngửa, một tay dang để tiêm truyền
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1- Đặt đường truyền tĩnh mạch.
2- Tiêm thuốc mê tĩnh mạch.
- Thiopental 2,5%: khởi mê 3- 5 mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm.
duy trì mê: 1/3 liều đầu (50 – 100mg).
- Propofol: khởi mê 2,0 – 2,5 mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm trẻ em: 3,0 – 3,5 mg/kg
duy trì mê: 1/3 liều khởi mê hoặc truyền liên tục bằng bơm điện.
- Ketamin: khởi mê 1 – 4mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm
duy trì mê: bằng ½ liều khởi mê theo triệu chứng tĩnh của người bệnh trẻ em: khởi mê 2mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm
duy trì mê 1mg/kg tiêm tĩnh chậm
Nguyên tắc liều duy trì tiêm cách quãng, hoặc sử dụng bơm điện truyền liên tục.
IV. THEO DÕI:
Nhất là các triệu chứng hô hấp, tuần hoàn (chú ý: không để tụt lưỡi, cản trở hô hấp. Có các biện pháp đề phòng suy hô hấp).
V. TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ:
Gây mê sâu (ngộ độc thuốc) biểu hiện các triệu chứng hô hấp và tuần hoàn. Xử lý: theo nguyên nhân.