Chứng Tâm dương hư là tên gọi chung cho những chứng trạng do dương khí ở trong Tâm bất túc, khí huyết mất sự vận chuyển ấm áp gây nên. Chứng này phần nhiều do ốm lâu, thể trạng yếu, tuổi cao tạng khí hư suy; hoặc là ra mồ hôi quá nhiều làm hao thương dương khí; hoặc do phú bẩm thể trạng bất túc dẫn đến Tâm dương không mạnh, không làm vận chuyển ấm áp khí huyết; hoặc tư lự quá độ, hao thương tâm thần dẫn đến Tâm làm hao thương dương khí mà thành bệnh.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là hồi hộp, cảm giác vùng Tim như rỗng không, sợ sệt mà động, khó chịu vùng ngực, thân thể tay chân lạnh, đoản hơi thở gấp, tự ra mồ hổi, sắc mặt trắng bệch, mỏi mệt yếu sức, chất lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng hoặc lưỡi non bệu, mạch Tế Nhược hoặc Kết Đại hoặc Trì v.v.
Cần phân biệt chứng này với “chứng Tâm khí hư”, “chứng Tỳ Thận dương hư”,”chứng Tâm Thận dương hư”,”chứng Thủy khí lăng Tâm”.
Phân tích
Chứng Tâm dương hư trong các bệ biểu hiện lâm sàng cũng có đặc điểm riêng và phép trị cũng khác nhau.
– Nếu trong bệnh Tâm quý xuất hiện chứng Tâm dương hư
thì biểu hiện lâm sàng hồi hộp, trong Tâm cảm giác rỗng không, sợ sệt rung động, chứng này đa số do khí và âm ở Tâm bị tổn hại lớn, khí hư âm tổn liên luỵ đến dương dẫn đến Tâm dươngg bất túc, thần không nơi ở yên; hoặc là ẩm tà nghịch lên làm tổn hại Tâm dương mà gây bệnh; điều trị nên ôn thông Tâm dương, dùng bài Quế chi Cam thảo Long cốt Mẫu lệ thang (Thương hàn luận).
– Trong bệnh Hung tý xuất hiện chứng Tâm dương hư, biểu hiện chứng trạng vùng ngực khó chịu, bức bối đoản hơi, mỏi mệt, thậm chí có cơn đau, đa số do Tâm khí bất túc, dương khí ở trong Hung không mạnh, vít lấp tê nghẽn, hoặc là đờm trọc làm nghẽn Tâm dương, dương khí ở vùng ngực không thông, khí huyết bị trở ngại, mạch ở Tâm tê nghẽn gây nên bệnh, điều trị nên ôn trung tán hàn, cho uống Quát lâu giới bạch bán hạ thang (Kim Quỹ yếu lược) hoặc Ngô thù du hoàn (Thánh tế tổng lục).
– Trong bệnh Hư lao xuất hiện chứng Tâm dương hư thì biểu hiện sắc mặt trắng bệch, tự ra mồ hôi, mỏi mệt yếu sức, lưỡi nhạt, mạch Nhược v.v. đó là do Tâm dương bất túc, huyết đi không lợi, Tâm khí không đầy đủ gây nên, điều trị nén ôn dương ích khí, dùng bài Tứ nghịch thang (Thương hàn luận) hợp với Bổ khí vận tỳ thang (Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc).
Tâm là chúa tể của sinh mạng con người, quản lý các Tạng Phủ điều hòa mọi hoạt động, chính như Tà khách thiên sách Linh Khu nói Tâm là đại chủ của năm Tạng sáu Phủ, là chỗ ở của tinh thần”. Trong quá trình diễn biến bệnh cơ của chứng Tâm dương hư yếu thường kèm theo mấy tình huống:
- Do dương khí bất túc, không có sức đẩy cho huyết trôi chảy, dẫn đến huyết ứ phát sinh đau, cho nên chứng Tâm dương hư thường thấy cả chứng đau vùng Tim, chất lưỡi tía tối v.v.
- Khí là soái của huyết, khí đi thì huyết đi, vì Tâm dương bất túc nên khí cũng yếu, khí yếu thì vận hành bất lực cho nên khí trệ, phần nhiều có kiêm chứng vùng ngực khó chịu và đau.
- Do Tâm dương bất túc, không ôn hóa được thủy ẩm, dẫn đến Đàm ẩm ứ ở trong cơ thể, thường thấy các chứng vùng ngực khó chịu, bức bối và đoản hơi v.v. Nếu như thủy khí nghịch lên sẽ làm cho chóang váng.
Khi Tâm dương hư có xu hướng ác hóa, dương khí thoát đột ngột, có thể xuất hiện chứng hậu Tâm dương hư thoát như ra mồ hôi đầm đìa, chân tay quyết lạnh, mạch Vi Nhược muốn tuyệt.
Chẩn đoán phân biệt
– Chứng Tâm khí hư với chứng Tâm dương hư: Tâm khí và Tâm dương đều thuộc dương, cả hai đều thuộc phạm vi hư chứng. Đây là nói công năng của Tâm bất túc. Chứng Tâm dương hư trên cơ sở của chứng Tâm khí hư phát triển mà có. Hồi hộp, đoản hơi, tự ra mồ hôi, mệt mỏi yếu sức là chứng trạng chủ yếu của hai chứng này, nhưng cũng có đôi chỗ khác nhau. Theo nguyên nhân bệnh mà nói, chứng Tâm dương hư hoặc nguyên nhân do Tâm khí, Tâm âm tổn thương lớn, khí hư có thể liên lụy đến dương, âm tổn hại cũng có thể liên lụy đến dương, đến nỗi thần không có nơi nương tựa. Hoặc Tỳ Thận vốn hư không biến hóa được chất nước, chất nước tụ lại thành chứng ẩm, ẩm tà nghịch lên làm hại Tâm dương Hoặc tư lự, lao tâm quá độ, Tâm dương bị tổn hại. Hoặc doanh huyết vốn hư, âm tinh bị hao tốn ngấm ngầm, âm không lấn dương, Tâm dương lại càng bị hư. Hoặc phú bẩm bất túc, sau khi ốm, tạng khí hư yếu không chăm sóc kịp thời đều có thể dẫn đến chứng Tâm dương hư. Chẩn đoán phân biệt với chứng Tâm khí hư: một là phải có thêm hiện tượng lạnh, bởi vì Tâm là quân hoả, là Thái dương ở trong dương, Tâm dương hư th các phần dương đều bị hư, dương hư không làm ấm được cơ bắp, bền chắc tứ chi, dương hư sinh ngoại hàn, cho nên đặc trưng chủ yếu là: cơ thể lạnh, chân tay lạnh. Hai là huyết gặp hàn thì ngưng đọng, cho nên hiện tượng ứ huyết ở chứng Tâm khí hư lại càng rõ rệt. Ba là dương hư không chế được thủy, thủy ẩm ứ đọng ở trong, tràn lên phía trên cho nên chóang váng. Ngoài ra, hồi hộp do Tâm dương hư phải có đặc điểm là: Trong Tám có cảm giác rỗng không sợ sệt mà động; động liên tục. Thiên Âm dương ứng tượng đại luận sách Tố Vấn nói “Âm ở trong giữ gìn cho dương” và “dương ở ngoài do sự điều khiển của âm”. Tâm dương đã hư, bảo vệ bên ngoài không bền, không thể che trở cho Tâm chủ, thì trong Tâm rỗng không, sợ sệt mà động; Cho nên sự khác nhau ở chứng Tâm khí hư là hồi hộp mà chỉ là Tâm hoang, động mà không yên. Chứng Tâm khí hư là chỉ về động lực vận hành huyết dịch của Tâm khí bất túc gây nên. Nguyên nhân phần nhiều do ốm lâu không khỏi, hoặc là tuổi cao tạng khí hư suy, hoặc dùng thuốc hãn, thuốc hạ thái quá, làm tổn thương khí huyết mà gây nên bệnh. Biểu hiện lâm sàng, điều chẩn đoán phân biệt ở chỗ có những đặc trưng như hồi hộp, đoản hơi, mệt mỏi, sắc mặt trắng bệch lưỡi nhạt chất lưỡi bệu, mạch Hư hoặc Tế Nhược…
– Chứng Tỳ Thận dương hư với chứng Tâm dương hư: Chứng Tỳ Thận dương hư là do Mệnh môn hỏa suy không sưởi ấm Tỳ thổ, vừa có triệu chứng Tỳ dương hư như thở yếu biếng nói, mỏi mệt, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, vừa có triệu chứng Thận dương hư như sáng sớm đau bụng, ỉa chảy, lưng đùi mềm yếu, mạch Trầm Tế, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi nhạt v.v. Tuy cũng có chứng chân tay lạnh như Tâm dương hư nhưng có chỗ khác nhau. Chứng Tâm dương hư có triệu chứng minh và chân tay lạnh, hồi hộp, đoản hơi, ngực khó chịu, tự ra mồ hôi, lưỡi nhợt bệu mạch Tế Nhược hoặc Trì, đó là dương khí ở trong Tâm bất túc gây nên giảm yếu sự vận chuyển lưu thông của khí huyết, không kèm theo các chứng của Tỳ Thận dương hư.
– Chứng Tâm Thận dương với chứng Tâm dương hư, cả hai đều có chứng trạng cộng đồng như mình và chân tay lạnh, hồi hộp, chóng mặt biểu hiện cả chứng Tâm dương hư và Thận dương hư, đặc điểm của nó là hồi hộp, suyễn thở, hoa mắt, chóng mặt, sợ rét, sợ lạnh, tiểu tiện không lợi, đau bụng ỉa chảy, mạch Trầm hoặc Trầm Vi. Bởi vì Tâm Thận dương hư, thiếu khả năng cổ vũ, hàn thủy ở hạ tiêu không hóa được đến nỗi thủy tà tràn lên gây nên hồi hộp, tai ù, hoa mắt chóng mặt; Dương hư không sưởi ấm cơ bắp cho nên gân thịt máy động; Dương hư không làm ấm cơ thể cho nên cơ thể lạnh, chân tay lạnh, mức độ so với Tâm dương hư nặng hơn. Ngoài ra, Thận dương bất túc, thủy dịch ứ ở trong thì tiểu tiện không lợi; Dương hư không nuôi dưỡng ấm áp huyết mạch làm cho huyết vận chuyển bị ứ nghẽn cho nên chất lưỡi tía tối… rất dễ chẩn đoán phân biệt.
– Chứng Thủy khí lăng Tâm với chứng Tâm dương hư, cả hai đều có chứng hồi hộp. Loại trên do thủy ẩm nghịch lên; loại dưới do Tâm dương bất túc. Chứng Thủy khí lăng tâm chủ yếu là đàm ẩm làm nghẽn trở Tâm dương, Tâm khí không thư thái, hoặc là thủy ẩm ứ đọng ở trong xâm lấn lên Tâm mà gây bệnh, đồng thời có kiêm các triệu chứng váng đầu, ngực khó chịu, buồn nôn, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Trầm Huyền v.v. so với Tâm dương hư có chỗ khác nhau như có hàn mà không có ẩm, chỉ có hồi hộp mà không có buồn nôn, mạch Tế Nhược hoặc Trì, chất lưỡi nhạt. Chứng Thủy khí lăng tâm với Tâm dương hư do hai loại bệnh cơ gây nên. Một là Tâm dương không mạnh có kiêm cả Tỳ Phế khí hư thì không phân bố được chất nước đọng lại mà thành ẩm, ngoài các chứng hồi hộp đoản hơi và tự ra mồ hôi còn có các chứng chóng mặt, khái thấu nhiều đờm, mạch Trầm Huyền. Hai là Tâm dương không mạnh lại kiêm Thận dương hư yếu thì không chế ước được hàn thủy ở hạ tiêu, đến nỗi thủy tà tràn lên, ngoài các chứng hồi hộp, đoản hơi, còn thấy cả các chứng chóng mặt, cơ bắp máy động, chân tay phù thũng, mạch Trầm v.v.
Trích dẫn y văn
– Chứng hồi hộp không ngoài hai loại. Khí hư là do dương khí hư ở trong, dưới Tâm cảm giác rỗng không, hỏa khí động ở trong mà sinh ra hồi hộp; Huyết hư cũng vậy, ẩm ứ đọng là do nước ứ đọng ở dưới Tâm; Tâm là hỏa mà sợ nước, nước đã ứ đọng ở trong thì Tâm không yên ổn mà thành hồi hộp; Cũng có khi hồi hộp do sau khi hãn, thổ, hạ chính khí bị hư ở bên trong, cũng có khi tà khí xung đột nhau mà hồi hộp; Cũng có khi vinh vệ cạn nguồn mà mạch Kết Đại… trường hợp này phải sinh tân dịch và ích huyết để giúp đỡ cái Hư (Chứng trị chuẩn thằng).