CÂU HỎI

Bạn thăm khám một bệnh nhân cũ. Bệnh nhân nam, 76 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp, tai biến mạch não, đái tháo đường kiểm soát bằng chế độ ăn, suy tim có rối loạn tâm thu thất trái với EF là 30%.

Bệnh nhân không có triệu chứng mới gì. Khám lâm sàng thấy mạch không đều, ECG có rung nhĩ. Trước khi đó, bệnh nhân không có rung nhĩ. Bạn đề nghị bệnh nhan chấp nhận làm can thiệp khử rung dòng trực tiếp (DCCV). Điều trị kháng đông thích hợp nhất cho bệnh nhân này là?

A. Warfarin để đạt INR 2.0-3.0, sau khi làm DCCV nếu không thành công.

B. Cho aspirin 325mg/ngày, trong 3 tuần trước khi làm DCCV, siêu âm tim qua thực quản, DCCV (nếu không chống chỉ định) và sau đó không dùng aspirin nếu DCCV thành công.

C. Truyền heparin, warfarin tĩnh mạch, DCCV (nếu không chống chỉ định), sau đó ngừng warfarin nếu DCCV thành công.

D. Truyền heparin tĩnh mạch, siêu âm qua thực quản, tiến hành DCCV sau đó dùng warfarin ít nhất 1 tháng sau khi làm DCCV.

TRẢ LỜI

Kháng đông là rất quan trọng cho các bệnh nhân rung nhĩ được xem xét điều trị bằng khử rung bằng điện hay hóa chất. Nếu thời gian rung nhĩ không rõ hoặc lớn hơn 24h thì tăng nguy cơ hình thành huyết khối và đột quỵ. Khi DCCV được tiến hành, 1 trong 2 phương pháp được áp dụng. Đầu tiên là truyền heparin sau đó siêu âm tim qua thực quản. Một khi APPT đạt yêu cầu, DCCV có thể tiến hành nếu không có huyết khối trên siêu âm tim qua thực quản. Thứ 2 là dùng wafarin trong ít nhất 3 tuần, sau đó nếu INR > 1,8 trong 2 lần xét nghiệm thì DCCV có thể tiến hành an toàn. Sau khi tiến hành DCCV thì nên tiếp tục dùng kháng đông ít nhất 1 tháng sau đó.

Đáp án: D.

0/50 ratings
Bình luận đóng