TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN BẰNG XÉT NGHIỆM

  1. Tác nhân gây bệnh

Sốt ban địa phương là Rickettsia mooseri rất gần với Prowazeki mooseri không khác prowazeki về phản ứng ngưng kết, kháng huyết thanh của mooseri và kháng huyết thanh của prowazeki đều làm ngưng kết Proteus OX-19. R.mooseri khi tiêm cho chuột lang vào màng ruột sẽ gây viêm tinh hoàn và màng tinh hoàn. Đó là phản ứng Neil-Mooser ; R. mooseri sông lâu được ở ngoài cơ thể và có thể tồn tại hơn một năm trong phân khô của bọ chét.

Bệnh sinh: cơ chế sinh bệnh về căn bản giống như sốt ban lưu hành

  1. Chẩn đoán:

Người ta phát hiện sốt ban địa phương bằng phản ứng huyết thanh, nhưng huyết thanh người bệnh ngưng kết cả R.mooseri lẫn Prowazeki vì hai loại Rick­ettsia đều có cấu trúc kháng nguyên giống nhau.

Phản ứng kết hợp bổ thể làm với hai loại Rickettsia chỉ khác nhau rất ít về hiệu giá.

Phản ứng Weil-Félix làm với Proteus OX-19 chỉ có giá trị tương đối. Để phát hiện sốt ban địa phương chủ yếu là làm phản ứng Neil-Mooser

QUÁ TRÌNH DỊCH

  1. Nguồn truyền nhiễm:

Nguồn truyền nhiễm của sốt ban địa phương là súc vật, chủ yếu là chuột cống. Nhiễm khuẩn không làm chết chuột, nên Rickettsia sống lâu trong cơ thể chuột ; chúng lưu hành trong máu và được bài xuất ra ngoài theo nước tiểu.

Ngoài chuột cống, một vài súc vật khác như chó, mèo, chuột nhắt, đôi khi cũng có thể truyền bệnh.

  1. Đường truyền nhiễm:

Bệnh truyền từ chuột sang người bằng bọ chét cua chuột (Xenopsylla cheopis và Ceratophyllus fasciatus) đôi khi bằng bọ chét của người (Pulex irritans).

Bọ chét không truyền ngay khi đốt, qua nốt cắn, mà bằng phân của bọ chét làm nhiễm khuẩn vết sây sước ở da. Đôi khi người có thể bị lây bằng niêm mạc mắt khi tay bẩn dụi vào mắt.

Nước tiểu của chuột chứa Rickettsia, đôi khi có thể truyền bệnh bằng cách làm bẩn thức ăn.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Sốt ban địa phương có tính tản phát, ít khi trở thành vụ dịch nhỏ. Bệnh ít khi gây tử vong.

Sốt ban địa phương thấy ở. khắp nơi, nhưng chủ yếu ở những vùng có khí hậu nóng , có lẽ làm cho bọ chét sinh sản mạnh. Những vùng có ổ sốt ban địa phương đồng thời cũng là vùng có ổ dịch hạch chuột, ổ sốt ban địa phương thường thấy ở các hải cảng, tuy cũng thấy sâu trong đất liền. Bệnh không những có ở thành phố, mà cả ở nông thôn là nơi có nhiều chuột.

Bệnh có tính theo mùa và thường xảy ra trong mùa nóng là mùa hoạt động mạnh của bọ chét

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH

  1. Biện pháp phòng bệnh chung:

Biện pháp chủ yếu là diệt bọ chét ở đồ đạc, nhà cửa và diệt chuột

Cần giữ gìn thức ăn khỏi bị chuột làm bẩn, nhất là ở những nơi có nhiều chuột.

  1. Biện pháp đặc hiệu:

Trong trường hợp đặc biệt, có thể tiêm vacxin sống chế với R.mooseri như vacxin Blanc (chế bằng phân khô bọ chét) và vacxin Laigret (chế bằng não khô chuột bạch). Đó là những vacxin thường dùng để phòng chống sốt ban lưu hành.

5/51 rating
Bình luận đóng