Nội dung
Khái niệm
Chứng Khí nghịch là tên gọi chung cho các chứng trạng gây nên do khí cơ thăng, giáng, xuất, nhập của Phế, Can, Tỳ mất bình thường, xuất hiện tình trạng nguyên khí đáng lẽ nên giáng lại không giáng, nên vào lại không vào, thăng lên vô độ, khí lưu thông không thuận mà lại nghịch lên gây nên bệnh. Chứng Khí nghịch chủ yếu là Thực chứng, nó có liên quan tới các nguyên nhân bệnh như ngoại tà, thực trệ, hỏa nhiệt, đàm trọc và tình tự ức uất v.v…
Biểu hiện chủ yếu của chứng Khí nghịch trên lâm sàng là khái thấu khí nghịch lên, suyễn thở gấp gáp, hoặc có tiếng nấc liên tục, ợ hơi không ngớt, lợm lòng nôn mửa, phiên vị thổ huyệt, hoặc nhức đầu chóng mặt, rêu lưỡi mỏng nhớt hoặc vàng nhớt, chất lưỡi đỏ, mạch Hoạt Sác hoặc Huyền Sác.
Chứng Khí nghịch xuất hiện tản mác trong các bệnh “Khái thấu” “Suyễn chứng”, “Ách nghịch”, “Ẩu thổ”, “Phiên vị”.
Cần chẩn đoán phân biệt “Chứng Trúng phong thủy nghịch”, “chứng Khí nghịch hư suy sau khi mắc bệnh”, “chứng Khí trệ”, “chứng Khí bế”.
Phân tích
– Trên lâm sàng, chứng Khí nghịch nên nhận rõ bệnh biến của Tạng Phủ và tính chất của bệnh tà. Ví dụ như Phế khí nghịch gây nên Khái thấu, vô luận Khái thấu thuộc ngoại cảm hay nội thương, tất cả đều do bệnh tà xâm phạm tạng Phế, ảnh hưởng đến công năng tuyên tán và túc giáng của Phế làm cho khí bị úng tắc không vào được cơ thể, khí nghịch lên mà không giáng xuống. Nếu ngoại cảm khái thấu do Phế khí nghịch lên, xu thế triệu chứng gấp gáp mà bệnh trình ngắn, đầu tiên là bệnh ở Phế, phần nhiều biểu hiện Thực chứng. Nếu là phong hàn khái thấu, thấy các chứng trạng đau đầu, mũi tắc chảy nước mũi, không mồ hôi sợ lạnh, khớp xương đau nhức, mạch Phù Khẩn, điều trị theo phép sơ giải phong hàn, khơi thông Phế khí, cho uống bài Hạnh tô tán (ôn bệnh điều biện)gia giảm. Nếu là phong nhiệt khái thấu, có các chứng nhức đầu phát sốt, ra mồ hôi, sợ gió, đau họng, mạch Phù Sác, điều trị theo phép sơ giải phong nhiệt, tuyên thông Phế khí, dùng bài Tang cúc ẩm (ôn bệnh điều biệt) gia giảm.
Nếu nội thương khái thấu do Phê khí nghịch lên, xu thế bệnh chậm và bệnh trình khá dài, đầu tiên là các bệnh từ các Tạng Phủ khác rồi liên luỵ đến Phế, phần nhiều biểu hiện hư chứng, hoặc chứng Hư Thực lẫn lộn. Nếu Tỳ hư liên luỵ đến Phế, đa số là do Tỳ mất sự kiện vận nên không hóa được đàm trọc, Tỳ là cái nguồn sinh ra đàm, Phế là cái dụng cụ chứa đàm; đàm trọc nghịch lên thì úng trệ, tắc nghẽn Phế khí, biểu hiện các chứng khái thấu nhiều đàm, mỏi mệt yếu sức, vùng bụng trướng đầy, ăn không thấy ngon, rêu lưỡi nhớt, mạch Hoạt, điều trị theo phép kiện tuyên giáng Phế khí, cho uống Nhị trần thang, (Hòa tễ cục phương)hợp với Lực quân tử thang (Phụ nhân lương phương) hoặc dùng Bình Vị tán (Hòa tễ cục phương) gia giảm. Nếu Can hỏa phạm Phế, đa số Can uất hóa hỏa, tính của hỏa bốc lên, Phế khí cũng đi theo, khí với hỏa nghịch lên, xuất hiện chứng ho khan, tăng giảm tùy thuộc biến động của tình tự, mặt đỏ đắng miệng, đau sườn, thậm chí khạc ra huyết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác, điều trị theo phép bình Can tả hỏa, thanh túc Phế khí, cho uống Thanh kim hóa đàm thang (Thống chỉ phương) hoặc Tả bạch tán (Tiểu nhi dược chứng trực quyết) hợp với Đại cáp tán(Nghiệm phương) gia giảm. Nếu Thận không nạp khí, phần nhiều vì ho kéo dài mà liên luỵ đến Phế thận; Phế chủ thì thở ra, Thận chủ thì hút vào, Thận hư không nạp khí, ra nhiều vào ít, khí nghịch không thuận, xuất hiện chứng trạng khái thấu, mà thở gấp hoặc ho suyễn nghịch lên, động làm thì suyễn tăng, hoặc ho mà mỏi lưng, són đái, nên điều trị cả Phế và Thận, vừa tư Thủy vừa củng cố Kim, dùng bài Bách hợp cố kim thang, (Y phương tập giải) gia giảm.
– Lại như khí nghịch dẫn đến Suyễn chứng, phần nhiều do Phế khí nghịch lên gây nên, biện chứng trên lâm sàng nên chia Hư và Thực. Thực suyễn phần nhiều do ngoại tà, đờm trọc và Can khí là những nguyên nhân làm cho con đường lưu thông của Phế bị nghẽn trở, tạo nên khí nghịch lên mà thành suyễn, biểu hiện chứng trạng thở thô, tiếng cao mà suyễn, phát bệnh khá nhanh, mạch sác có lực. Nếu do phong hàn gây bệnh, có chứng thở suyễn ho ra đàm loãng trắng điều trị nên giải biểu tán hàn, tuyên Phế dẹp cơn suyễn, cho uống Tam ao thang (Hòa tễ cục phương) gia giảm. Nếu do phong nhiệt gây bệnh, có chứng thở suyễn ho ra đàm vàng dính, nặng hơn thì cánh mũi phập phồng, điều trị nên thanh nhiệt giải biểu tuyên Phế bình suyễn, dùng bài Ma hạnh thạch cam thang,(Thương hàn luận) gia giảm. Nếu do đàm nhiệt úng tắc ở Phê mà suyễn thì thấy đàm nhiều mà dính, tiếng suyễn sùng sục, hoặc đàm có mùi tanh hôi, ngực khó chịu buồn nôn; điều trị nên thanh hóa đàm trọc, giáng khí bình suyễn, dùng bài Nhị trần thang hợp với Tam tử dưỡng thân thang (Hàn thị y thông) hoặc dùng Định suyễn thang (Nhiếp sinh chúng diệu phương) gia giảm. Nếu Can khí thăng phát thái quá mà suyễn thì thấy tinh thần ức uất, thở suyễn tăng hay giảm tuỳ theo sự biến động của tình tự, ngực khó chịu, mất ngủ, điều trị nên khai uất giáng khí bình suyễn, uống bài Ngũ ma ẩm tử(Y phương tập giải) hoặc dùng thêm Việt Cúc hòan(Đan Khê tâm pháp) gia giảm. Hư suyễn phần nhiều do nguyên khí bất túc, sự ất nạp của Phế Thận mất bình thường, biểu hiện lâm sàng là hô hấp khiếp nhược, tiếng thở suyễn nhẹ, mạch Nhược vô lực. Nếu là khí suyễn chủ yếu do Phế hư thì có các chứng trạng Tỳ Phế khí hư, suyễn gấp đoản hơi, thiểu khí yếu sức và biếng ăn… điều trị theo phép bổ thổ sinh kim, cho uống Bổ Phế thang(Vĩnh loại kiềm phương) hoặc Tứ quân tử thang (Hòa tễ cục phương) gia giảm. Nếu khí suyễn lấy Thận hư làm chủ yếu, thì có chứng trạng Thận không nạp khí, Phế Thận cùng mắc bệnh, suyễn gấp đoản hơi, há miệng so vai, hễ động làm thì suyễn tăng, điều trị theo phép bổ Thận nạp khí, cho uống bài Kim quỹ thận khí hòan (Kim Quỹ yếu lược) hoặc Sâm Cáp tán (Trung y phương tễ lâm sàng thủ sách) gia giảm.
Bệnh Suyễn tuy chia ra hư, thực nhưng lâm sàng phần nhiều do ngoại cảm mà xúc động thành chứng hư thực lẫn lộn, biểu hiện là suyễn gấp thuộc Phế hư, đàm và khí ứng tắc ở phía trên và thận khí hư suy ở dưới thì thấy suyễn gấp mà nhiều đàm. ngực khó chịu, ra mồ hôi, động làm thì suyễn tăng, lưng gối mềm yếu, đó là các chứng hậu “trên thực dưới hư” điều trị phải giáng nghịch khí mà hóa đàm trọc, ấm Thận nguyên mà thu về cái khí trôi nổi, dùng bài Tô tử giáng khí thang (Hòa tễ cục phương) gia giảm. Vì vậy Hư suyễn có thể do ngoại cảm mà phát cơn đột ngột, Thực suyễn có thể từ ốm lâu mà chuyển thành Hư, lại vì chứng suyễn là bệnh thuộc mạn tính, nói chung chủ chương “khi phát cơn thì chữa ở Phế, lúc bình thường thì điều lý Tỳ Thận” được coi là nguyên tắc điều trị.
– Lại như bệnh Ách nghịch (nấc) là do Vị khí không hòa giáng khí nghịch lên trên đến nỗi khỏang cách bất lợi, trong họng có tiếng nấc liên tục không tự kiềm chế được: Mục ách nghịch trong sách Cảnh Nhạc tòan thư có nêu rõ “Lý do gây nên Nấc, tất cả đều là khí nghịch” lâm sàng phần nhiều thấy hàn tà ngưng tụ ở Vị hoặc Vị Phủ có thực nhiệt, đàm và khí câu kết thuộc về Thực chứng. Còn Tỳ Vị khí hư,Vị âm bất túc thuộc về Hư chứng rất ít thấy (Đối với người cao tuổi, mắc bệnh lâu, nguyên khí suy bại, cũng xuất hiện ách nghịch liên tục dân đến chính khí muốn ly thoát, cũng phải coi trọng, vì phần nhiêu là dấu hiệu sắp nguy, phải dùng ngay biện pháp ôn Thận nạp khí để dẹp cơn nấc). Cho nên nguyên tắc chữa chứng Ách nghịch nên lấy hòa Vị giáng nghịch làm chủ yếu, cho uống bài Tòan phúc đại giả thang (Thương hàn luận) hoặc Đinh hương thị đế tán (Chứng nhân mạch trị) gia giảm.
– Bệnh Âu thổ là do khí cơ thăng giáng của Tỳ Vị ở trung tiêu mất điều hòa, Vị mất hòa giáng, khí nghịch lên trên đến nỗi buồn nôn, lờm lợm chỉ muốn mửa, vì vậy mục Âu thổ sách Thánh tế tổng lục có nói “Âu thổ là do Vị khí nghịch lên mà không giáng xuống”. Lâm sàng nên chia ra Hư Thực, về Thực chứng có thể do hàn, nhiệt thực, khí, huyết ở Vị phủ, làm cho khí không thuận mà nghịch lên, phát sinh nôn mửa; về Hư chứng có thể do Tỳ Vị khí hư hoặc Vị âm bất túc dẫn đến sự thăng giáng ở trung tiêu không điều hòa mà nghịch lên phát sinh Ẩu thổ. Nếu do hàn ngưng đọng ở Vị phủ thì chất nôn mửa ra trong loãng, Vị quản đau, ưa ấm ưa xoa bóp, điều trị nên ôn trung chỉ ẩu, cho uống Tiểu Bán hạ thang (Thương hàn luận) hợp Lương phụ hòan (Lương phương tập dịch) gia giảm. Nếu do Vị nhiệt nung nấu, thì nôn mửa, hơi trong miệng nồng nặc, đau vùng Vị và khát nước ưa uống lạnh, táo bón, điều trị nên thanh tiết Vị phủ, điều trung chỉ ẩu, cho uống Điều vị thừa khí thang (Thương hàn luận) gia giảm. Nếu đàm trọc nghẽn ở trong thì ẩu thổ ra đàm rãi, chóng mặt, hồi hộp, điều trị nên dùng các bài Nhị trần thang hoặc Ôn đảm thang (Thiên kim phương) gia giảm. Nếu do đồ ăn tích đọng ở trong lại có bệnh sử thương thực, xuất hiện Âu thổ có mùi hăng chua, bụng trướng đầy, điều trị theo phép tiêu cực chỉ ẩu, dùng Bảo hòa hòan, (Đan Khê tâm pháp) gia giảm. Nếu do Can khí phạm Vị, có chứng nôn mửa nuốt nước chua, đau sườn đắng miệng, ợ hơi, điều trị theo phép tân khai khổ giáng, cho uống Tả kim hòan(Đan Khê tâm pháp) giá giảm. Nếu do Can khí thăng phát thái quá, khí uất hóa hỏa, hun đốt đường Lạc của Vị, đường Dương lạc bị thương thì huyết tràn lên trên, có chứng Âu thổ ra máu tươi hoặc sắc máu tía tối, khát nước, đắng miệng, tâm phiền không yên, điều trị nên tả Căn hỏa, thanh Vị nhiệt và lương huyết chỉ ẩu, cho uống bài Long đởm tả Can thang(Lan thất bí tàng) gia giảm. Nếu Tỳ vị hư hàn, Vị không hòa giáng mà gây bệnh, có chứng ẩu thổ mà ưa ấm, mỏi mệt, chân tay lạnh, ăn kém, đại tiện lỏng, sắc mặt trắng bệch, chất lưỡi nhạt, điều trị nên ôn trung kiện Tỳ, hòa Vị giáng nghịch, dùng bài Lý trung hòan (Thương hàn luận) gia giảm. Nếu Vị âm bất, trúc Vị không được nhu nhuận mà Vị khí nghịch lên, có chứng nôn khan mà khô miệng, lưỡi đỏ và tróc rêu lưỡi, điều trị theo phép tư dưỡng Vị âm để giáng nghịch chỉ ẩu, dùng bài Dưỡng vị thang (Chứng trị chuẩn thằng) gia giảm.
– Bệnh Phiên Vị cũng thuộc Tỳ Vị hư hàn. Vị khí nghịch lên đến nổi sáng ăn tối thổ, tối ăn sáng thổ, đồ ăn ứ đọng không tiêu, đều ỉa do Vị bị lạnh không ngấu nhừ được thủy cốc, Tỳ hư không kiện vận gây nên, điều trị theo phép ích khí ôn trung, hòa Vị khỏi nôn, cho uống Đinh hương thấu cách tán (Hòa tễ cục phương) gia giảm. Còn như Can khí thăng phát thái quá đến nỗi khí nghịch xông lên, đều nằm rải rác trong các bệnh nói trên, ở đây xin miễn nói thêm.
Vì nguyên nhân gây nên chứng này khá nhiều, ngòai những nguyên nhân ngoại cảm, nội thương như đã nói ở trên, còn có quan hệ nhất định đến thời tiết, như môn Âu thổ uế sách cổ kim y thống nói: “Bỗng nhiên ẩu thổ, chắc chắn là có tà khí ẩn náu ở Vị Phủ; ở mùa Trưởng Hạ thì do thử tà can thiệp, ở mùa Thu Đông thì do phong hàn xâm phạm. Âu thổ đã như vậy, bệnh Suyễn lại càng rõ hơn, thường là khi giao mùa Đông Xuân hoặc Hạ Thu, vào lúc khí hậu nóng lạnh đột biến, rất dễ phát sinh khí nghịch mà suyễn gấp. Cho nên trong biện chứng lâm sàng, cũng nên căn cứ vào đặc điểm của bệnh tà theo thời tiết khác nhau mà luận trị. Trên lâm sàng, phát sinh chứng này cũng thường ảnh hưởng của tình tự, mừng giận sợ hãi đột ngột cũng dễ tạo nên nghịch loạn khí cơ, nhất là khí dễ nghịch lên khí có xúc động giận dữ, xuất hiện các chứng trạng chóng mặt, khạc ra máu, đau sườn, đắng miệng và ợ hơi. Các trường hợp uống, ăn bừa bãi, hoặc ăn quá nhiều món sống lạnh, ăn các món ôi thiu kém phẩm chất, cũng làm tổn hại Vị khí, làm cho Vị mất hòa giáng mà xuất hiện chứng bụng trướng đầy đau và ẩu thổ. Cho nên tình tự thỏai mái, ấm lạnh thích nghi, ăn uống điều độ, có thể ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự phát sinh chứng này.
Như vậy thì biết, chứng Khí nghịch là một loại biến hóa bệnh lý do sự thăng giáng vào ra của khí có không bình thường, có thể do khí trệ hoặc khí hư gây nên. Có thể là đầu tiên có chứng Can uất khí trệ hoặc do bệnh biến Vị khí hư yếu, lại thêm vào tình tự giao động, ăn uống không điều độ, khiến cho khí trệ mà nghịch lên; khí hư mà mất điều hòa, xuất hiện các chứng bệnh ho, suyễn, nôn, oẹ, nấc, v.v. Nếu do Vị khí nghịch lên, ẩu thổ không ngớt, tân dịch suy tổn, nguyên khí hao tổn lớn, càng có thể xuất hiện dấu hiệu chính khí hư thoát rất nguy. Cũng có thể do khí cơ nghịch loạn, tà khí úng thịnh làm che lấp các khiếu ở trên, xuất hiện các chứng trạng của chứng Khí bế như hôn mê, hàm răng cắn chặt, hai tay nắm chặt v.v…
Chẩn đoán phân biệt.
– Chứng Trúng phong thủy nghịch với chứng Khí nghịch: Cả hai đều có triệu chứng nghịch lên phát sinh nôn mửa. Nhưng chứng Trúng phong thủy nghịch là trong quá trình ngoại cảm nhiệt bệnh, xuất hiện chứng phát nhiệt phiền khát, khát muốn uống nước, lại do uống nước nhiều quá, nước không chảy xuôi mà ngược lên gây mửa. Điều 74 sách Thương hàn luận nói “Trúng phong là phát sốt 6-7 ngày không giải mà phiền, có chứng của biểu và lý, khát muốn uống nước, nước vào thì mửa, gọi là Thủy nghịch, bài Ngũ linh tán chủ chữa bệnh ấy”. Vì thế, điểm chủ yếu chẩn đoán phân biệt giữa hai chứng này là: Chứng Trúng phong thủy nghịch là trong bệnh Ngoại cảm nhiệt bệnh xuất hiện chứng phát nhiệt ở Biểu, ở Lý có chứng phiền khát và biểu lý cũng mắc bệnh. Vì khát mà uống nước, uống nước quá nhiều ứ đọng ở trong, cho nên nước uống vào không xuống, ngăn cách lên trên, thủy nghịch lên mà thổ. Một đằng tại khí. Một đằng tại thủy. Mặt khác, chứng Trúng phong thủy nghịch là do uống nước quá nhiều, Tỳ không kiện vận mà thủy ẩm ứ đọng ở trong, nước tràn nghịch lên trên, nên chủ yếu là mửa ra nước trong. Còn chứng khí nghịch, bộ vị bệnh biến ở Vị, Vị khí nghịch lên, chủ yếu là mửa ra cặn bã ăn uống. Chứng Trúng phong thủy nghịch điều trị theo pháp vận Tỳ hóa ẩm và đạm thấm lợi thủy. Chứng Thủy nghịch điều trị theo phép hòa Vị giáng nghịch, lý khí chỉ ẩu.
– Chứng Khí nghịch sau khi mắc bệnh bị hư suy với chứng Khí nghịch: cả hai đều có hiện tượng Vị khí nghịch lên. Chứng Khí nghịch sau khi mắc bệnh bị hư suy là chỉ sau khi bị ngoại cảm nhiệt bệnh đã khỏi, chính khí đã yếu, dư nhiệt chưa sạch, Vị khí hư yếu nên mất sự hòa giáng, xuất hiện các chứng trạng tinh thần mỏi mệt yếu sức, hư suy thiểu khí, khí nghịch muốn măn không thấy ngon, lưỡi nhạt rêu lưỡi mỏng, mạch Tế Nhuyễn vô lực. Còn chứng khí nghịch là do tà khí phạm Vị, Vị khí nghịch lên xuất hiện chứng lợm giọng buồn nôn. Loại trên là chứng sau khi mắc bệnh tà khí đã rút mà chính khí cũng hư thuộc Hư chứng; Loại sau là Thực chứng. Chứng chủ yếu của loại trên là hư suy thiểu khí lại vì dư tà chưa sạch mà có triệu chứng “khí nghịch muốn thổ”; Loại sau chứng chủ yếu là Âu thổ. Hai loại này có hư thực nặng nhẹ khác nhau.
– Chứng Khí trệ với chứng Khí nghịch. Biểu hiện chủ yếu của chứng Khí trệ là đau cục bộ, trướng đầy và lấy trướng làm chính, lúc nặng, lúc nhẹ, bộ vị đau không cố định, thường ảnh hưởng tới kích thích tình tự tinh thần, có liên quan tới công năng sơ tiết của can không bình thường. Chứng Khí nghịch do khí cơ đáng giáng mà không giáng, đáng vào mà không vào, khí thăng lên vô độ, khí không thuận mà lại nghịch lên, biểu hiện chủ yếu là khái, suyễn, uế, ẩu; Bệnh cơ và biểu hiện lâm sàng khác nhau rất xa. Khí trệ không thư sướng ảnh hưởng tới sự hòa giáng của khí cơ, có thể diễn biến thành chứng khí nghịch, chứng khí nghịch có biểu hiện khí trệ, chứng khí trệ thường là giai đoạn tiền đề của chứng khí nghịch, mà chứng khí nghịch lại là một bệnh biến đặc thù của “khí” cho nên phân biệt hai chứng này không khó.
– Chứng khí bế và chứng khí nghịch cả hai đều là bệnh biến của khí cơ nghịch loạn, và cũng đều bị ảnh hưởng do xúc động của tinh thần tình tự. Nhưng chứng Khí bế là do tà khí úng thịnh, chín khiếu bế tắc nên xuất hiện biến hóa về thần trí, có các chứng trạng thần trí hôn mê, thở thô đờm khò khè, hàm răng cắn chặt, hai tay nắm chặt, đặc điểm phân biệt với chứng khí nghịch là một bệnh cơ của chứng Khí bế do khí cơ loạn, thanh khiếu bế tắc, còn chứng Khí nghịch thì bệnh cơ là khí cơ nghịch loạn, công năng của Tạng Phủ không điều hòa; hai là chứng Khí bê trên lâm sàng lấy chứng trạng về thần chí làm chính, biểu hiện là hôn mê; còn chứng Khí nghịch biểu hiện lâm sàng là khí cơ thăng giáng nghịch loạn, lấy khí nghịch lên trên làm chính như các chứng trạng ho, suyễn, nấc, chóng mặt, đau đầu v.v… Ba là điều trị chứng Khí bế nên khai bế thông khiếu; điều trị Khí nghịch lên bình nghịch giáng khí.
Trích dẫn y văn
– Giận thì khí nghịch, nặng hơn thì nôn ra máu hoặc ỉa chảy, đó là vì khí dồn lên trên (cử thống luận – Tố Vấn).
– Bệnh ở vị là khí nghịch, là oẹ, là sợ (Tuyên minh ngũ khí thiên – Tố Vấn).
– Phế chủ khí: Tà khí lấn Phế thì Phế trướng, Phế trướng thì Phế quản không lợi, không lợi thì khí đạo bị rít cho nên suyễn nghịch khí dồn lên, hơi thở không thông (Thông khí minh tức hậu – Chư bệnh nguyên hậu luận).
– Khí nghịch là bệnh thuộc hỏa. Cho nên sách Nội kinh nói: các loại nghịch xông lên, đều thuộc về hỏa. Lại nói: thế nào là nghịch mà loạn ? trả lời: thanh khí ở âm, trọc khí ở dương… Cho nên khí loạn ở tâm thì là tâm phiền, lìm lịm cúi gục đầu. khí loạn ở phế thì cúi ngửa suyễn tức, phải nén tay mới thở được. Khí loạn ở trường vị thì là hoắc loạn. Khí loạn ở kinh thận thì tay chân quyết lạnh, khí loạn ở đầu thì là quyết nghịch, đầu nặng chóang váng ngã lăn, như vậy thì biết lý do của khí loạn đều là do hỏa nhiệt xông lên trên, khí không được thuận gây nên bệnh. Nhưng điều trị khí nghịch chỉ có một pháp tán hỏa, mà tán hỏa trước tiên phải giáng khí, khí giáng thì hỏa sẽ tự thanh, hỏa thanh sẽ dẹp được nghịch vậy (Chư khí – Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc).
– Phế chủ khí, một hô một hấp, thăng lên, giáng xuống, số lần thở của doanh vệ luôn được lưu thông, thì làm sao mà suyễn được. Chỉ có trường hợp tà khí ẩn náu, đờm rãi tràn đầy, hô chẳng được hô, hấp chẳng được hấp, vì thế mà khí dồn lên gấp gáp vít lấp Phê quản, tranh nhau rối loạn như nồi nước sôi, hình trạng của suyễn thể hiện đã đầy đủ(Khái thấu phương luận-Nhân trai trực chỉ phương).
– Xung mạch bắt nguồn từ Bào trung tức là Quan nguyên, mạch của nó đi theo Túc thiếu âm Thận kinh, kèm bên rốn đi lên hội ở yết hầu, mà thận mạch phía trên lại liền với Phế. Nếu hàn khí ẩn náu thì mạch không thông, mạch không thông thì khí cũng nghịch, cho nên suyễn động phản ứng ở tay (Tật bệnh 66 – Loại kinh).
Khí nghịch ở dưới thì xông thẳng lên trên; không do khí thì không có Nấc, không do Dương cũng không gây Nấc, đó là cái nguồn gốc sinh ra Nấc tất cả phải từ khí gây nên (Ách nghịch-Cảnh nhạc tòan thư).