Dạ minh sa
Dạ minh sa

DẠ MINH SA

Tên Việt Nam:

Phân con dơi

Tên Hán Việt khác:

Thiên thử thỉ, Thử pháp, Thạch can (Bản Kinh), Hắc sa tinh (Bản Thảo Cương Mục), Thử chân, Thiên lý quang, Thiên thử thỉ, Hắc sát ốc, Lạn sa tinh, Lạn tử tinh (Hòa Hán Dược Khảo), Phi thử thỉ (Sinh Sản Biện), Phục dực thỉ (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).

Tên khoa học:

Faeces vespertiliorum, Excrementum vespertilii,

Tên gọi:

  • Dơi ngày ẩn núp, đêm ra bắt muỗi ăn, phân nó trông nhấp nhánh như cát nên có tên.
  • Phục: ẩn núp, dực: cánh, thỉ: phân, ban đêm mới bay ra kiếm mồi nên gọi là Phục Dự

Mô tả:

Dạ minh sa là phân của các loài dơi như con Vespertilia superans Thomas thuộc họ Vespertilionidae (Dơi muỗi). Dơi gồm những thú cỡ nhỏ hay trung bình là thú độc nhất có khả năng bay, chi trước biến đổi thành cánh, đó là một màng da rộng, có nhiều vị thể xúc giác, có cơ nhỏ, ít lông nối liền cánh tay, bàn tay và ngón tay với mình, chi sau và đuôi. Dơi ăn sâu bọ, ăn cá, ăn quả hay mật hoa. Thường đi ăn đêm, ở nước ta có dơi lá mũi Rhinolophus và Hipposideros, dơi nhà Pachyotus Kuhli thuộc họ Dơi muỗi; Loài dơi tai ta Plecotus auritus L. thuộc họ Dơi muỗi.

Địa lý:

Có khắp nơi trong nước Việt Nam, ở kẽ nóc nhà, đền chùa, hốc cây to.

Thu chọn:

Chọn vào mùa đông.

Phần dùng làm thuốc:

Phân con dơi lâu năm trong đó có mắt muỗi. Phân khô là những bột nhỏ 2 đầu nhọn màu nâu đen sáng bóng nhẹ xốp, mùi hôi đặc biệt. Không lẫn tạp chất nhiều là tốt.

Bào chế:

  • Khi dùng đem phân lọc nước sạch đất vấn, chỉ lấy những chất lấp lánh thôi, phơi khô cách giấy sao qua để dùng. Những chất lấp lánh này là mắt của muỗi nó ăn vào (Bản Thảo Cương Mục).
  • Ngâm nước đánh tan khuyấy kỹ, gạn bỏ cặn đầu, rồi để lắng lấy cặn phơi khô tán bột (dùng sống), hoặc nhặt bỏ tạp chất rửa đãi nhanh, phơi khô tẩm ít rượu để một lúc sao khô (mới sao thì mềm, sau cứng lại) có thể sao đen tồn tính (Trung Dược Học).

Tác dụng:

Hoạt huyết, sáng mắt thanh can tả nhiệt đồng thời có tác dụng hoạt huyết tiêu tích.

Tính vị:

Vị cay, tính lạnh.

Quy kinh:

Vào kinh Can.

Tác dụng, Chủ trị:

Sáng mắt. Trị động kinh, lừ đừ muốn ngủ, nhức đầu, choáng váng, thong manh.

Bảo quản:

Đậy kín trong lọ màu, tránh ẩm, tránh chất kiềm như vôi…

Liều dùng: Từ 3 – 6g

Kiêng kỵ:

Đàn bà có thai cấm dùng, không có ứ nhiệt cấm dùng.

Ghét Bạch liễm, Bạch vi (Bản Thảo Kinh Sơ).

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị chướng ế ở mắt, dùng Dạ minh sa tán bột cho vài gan lợn nấu ăn luôn trước đó (Trực Chỉ Phương).

+ Sưng tấy chảy mủ, dùng Dạ minh sa 1 lượng, Quế nửa lượng, Nhũ hương 1 phân tán bột, 1/2 lượng đường cát khô trộn với nước giếng xức vào (Trực Chỉ Phương).

+ Mủ thối chảy từ lỗ tai ra, dùng Dạ minh sa 2 chỉ, Xạ hương 1/4 muỗng cà phê, đổ vào trong tai (Thánh Huệ Phương).

+ Trị thong manh không nhìn rõ, dùng Dạ minh sa sao vàng với gạo nếp một lượng, Bách diệp (sao) 1 lượng tán bột trộn mật làm viên bằng hạt ngô đồng uống với Trúc diệp trước khi ngủ lần 20 viên, đến canh năm gà gáy sáng uống 20 viên, liên tục cho đến khi bớt (Thánh Huệ Phương).

+ Trị sốt rét không dứt, dùng Dạ minh sa tán bột uống nước trà nguội lần 1 chỉ. Có phương khác trị sốt rét cơm không định kỳ, lâu ngày không khỏi, dùng Dạ minh sa 50 viên, Châu sa nửa lượng, Xạ hương 1 chỉ tán bột, viên với cơm bằng hạt đậu xanh lớn, uống trước khi lên cơn lần 10 viên với nước sôi (Thánh Huệ Phương).

+ Sốt rét trước khi có thai, dùng Dạ minh sa 3 chỉ tán bột uống với rượu nóng lúc đói (Kinh Nghiệm Bí Phương).

+ Ho không dứt, dùng dơi bỏ cánh, chân, tẩm rượu nướng tán bột 1 chỉ, dùng sau khi ăn với nước sôi (Thọ Vực Thần Phương).

+ Các loại cam độc, dùng Dạ minh sa 5 chỉ bỏ vào bình, thịt nạc heo 3 lượng xắt lát bỏ vào trong bình, đổ nước sắc chín lấy thịt nước ra cho ăn. Muốn hết thai độc trong bụng mẹ lấy Sinh khương 4 lượng, để cả vỏ xắt lát sao, với bột Hoàng liên một lượng trộn hồ làm viên bằng hạt đậu xanh với nước cơm, ngày 3 lần (Toàn Aáu Tâm Kính Phương).

+ Đau nhức răng, dùng Dạ minh sa (sao), Ngô thù du nấu lấy nước tẩm rồi sao, 2 vị bằng nhau tán bột, trộn nhựa cóc làm viên bằng hạt mè, gói trong vải lần ngậm 2 viên, súc ra nước nhớt thì bớt, không nên nuốt vì độc (Phổ Tế Phương).

+ Trẻ con mắt bị tước mục (quáng gà), dùng Dạ minh sa sao tán bột trộn mật heo viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 5 viên với nước cơm. Có bài khác gia thêm Hoàng cầm, lượng bằng nhau, tán bột lấy nước cơm sắc với gan heo, uống nước lần nửa chỉ (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).

+ Hôi nách, dùng bột Dạ minh sa trộn nước đậu xị xức vào (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).

+ Trị chứng thong manh. Dạ minh sa, Trắc bá diệp, các vị bằng nhau tán bột, trộn với mật trâu trước khi ngủ dùng với nước Trúc diệp, uống lần 5 chỉ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị chứng dạ manh: Dạ minh sa, Thạch quyết minh, mỗi thứ 5 chỉ, gan heo 2 lượng, sắc với nước vo gạo. Ăn gan heo và uống nước thuốc (Quyết Minh Dạ Linh Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị sình bụng ngũ cam, mắt khô sáp ngủ nhiều: Dạ minh sa 4 chỉ, Hồ hoàng liên, Long đởm thảo, Khổ luyện căn bạch bì, mỗi thứ 2 chỉ, Can thiềm 2 cái (đốt tồn tính), Lô hội, Thanh đại, Xạ hương mỗi thứ 5 ly. Tất cả tán bột trộn đều trộn bột hồ làm viên, lần uống 10 đến 15 hạt, ngày 2 lần (Dạ Minh Đơn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tham khảo:

  • Dạ minh sa và con dơi đều là thuốc vào kinh quyết âm can, huyết phậ Có tác dụng hoạt huyết, tiêu tích. Vì vậy, chuyên trị được chứng mắt bị ế, chướng, manh. Ngược, sài, cam, kinh, lâm đới, loa lịch, sưng tấy, đều là bịnh của quyết âm (Bản Thảo Cương Mục).
  • Dạ minh sa tức là phân chuột trời (Thiên thử: chuột trời) giống dơi ăn muổi phân giơi là mắt muỗi, nhập vào kinh Can, có tác dụng hoạt huyết. Phàm người đau mắt có màng là do can có huyết tích, công lên mắ Muỗi hút máu người, lấy giống ăn máu chữa máu nên có công hiệu. Người ta cũng dùng Dạ minh sa đốt lên để trừ muỗi (Bản Thảo Cầu Chân).
0/50 ratings
Bình luận đóng