Bệnh chảy nước dãi là chứng bệnh thường thấy nhất ở trẻ sơ sinh. Trẻ thường chảy nước dãi còn gọi là chứng chảy nước dãi sinh lý ở trẻ, vì trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn phát triển, dịch tuỵ chưa được hoàn chỉnh, cho nên dãi trong miệng trẻ tiết ra nhiều, không thể điều tiết được dịch thể trong miệng, cho nên, trẻ chảy nhiều nước dãi là hiện tượng bình thường. Cùng với việc răng sữa mọc và tuổi nhiều lên, sự phát triển của khoang miệng cũng nhiều hơn, sự tiết dịch tuỵ cũng dần dần bình thường, khi đó, hiện tượng chảy nước dãi sẽ dần dần mất hẳn. Theo Đông y, nguyên nhân khiến trẻ chảy nước dãi là do 2 nguyên nhân, hoặc là thận hư hàn hoặc là thận quá nóng, trong đó chủ yếu là thận không thu dịch. Khi điều trị bệnh, cần áp dụng một loạt các loại dược thảo, dễ dùng mà hiệu quả lại tốt.
Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Trẻ chảy nước dãi là do dương khí trong cơ thể quá nhiều, hoặc ăn mà không tiêu hoá tốt khiến cơ thể nóng, dẫn đến thận tích hoả mà thành. Trong điều trị cần áp dụng những phương pháp làm mát thận, mới có thể điều trị được bệnh.
Các loại trà nên sử dụng
(1) Trà ý dĩ sơn tra
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 100 gam hạt ý dĩ, 20 gam sơn tra tươi (tươi dùng tốt hơn), 650 ml nước. Sắc trong nước sôi lửa vừa trong khoảng 1 giờ, lấy nước đặc uống chia làm 3 lần, uống đường miệng, ngày làm 1 thang, uống liền trong vòng 7 ngày.
Công dụng chữa trị: Mát thận, trừ thấp.
Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng chảy nước dãi nhiều ở trẻ nhỏ.
(2) Trà bạch truật trà xanh
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 1-2 gam trà xanh, 10-12 gam bạch truật, 3-5 gam cam thảo. Cho hai loại nguyên liệu sau vào đun lên lấy nước, sau đó cho thêm lá trà xanh vào là được. Mỗi ngày làm 1 thang, uống như trà.
Công dụng chữa trị: Mát thận, trừ thấp.
Chú ý: Phương trà này trị chứng thận hư, nhưng không hấp thu nước dãi.
(3) Trà gừng tươi thần khúc
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 2 miếng gừng tươi thái mỏng, nửa miếng thần khúc, đương đủ dùng. Cho gừng tươi, thần khúc và đường vào vò, thêm nước sôi ngâm hãm là được, làm trà uống.
Chú ý: Phương trà này thích hợp với những người có triệu chứng tì yếu và lạnh, nước miếng nhiều mà trong, màu trắng không bình thường, đại tiện ra phân khác, nước tiểu trong, chất lưỡi ngấy, bữa lưỡi mỏng trắng v.v…
(4) Trà ích trí nhân bạch truật
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Bạch truật rang 9 gam, ích trí nhân 6 gam, cho nước vào đun rồi chắt lấy nước, uống nhiều như uống trà.
Công dụng chữa trị: Kiện tì hóa thấp.
Chú ý: Phương trà này chủ trị tì dương không đủ, khí không thông.
(5) Trà thanh quả
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Thanh quả 10 gam, cây lan hoàng thảo 15 gam, cỏ bấc đèn 2 gam, sinh địa 15 gam. Cho thêm 400 ml nước sạch, đun cho đến khi còn 100 ml nước cốt là thuốc, sau khi trộn thêm 50 ml nước cốt cày tuyết là có thể uống được, có thể căn cứ theo bệnh mà uống liền từ 7-10 ngày.
Công dụng chữa trị: Giải nhiệt nóng tì.
Chú ý: Phương trà này có tác dụng làm lưu thông chất độc nóng bị nghẽn. Biểu hiện của bệnh là tì nóng, nước miếng nhiều mà lại đặc sánh, phần trước ngực hay bị ướt, ăn quá nhiều, sắc mặt đỏ, đại tiện ra phân khô, tiểu tiện ra ít, lưỡi đỏ, bựa vàng mỏng.
(6) Trà táo tần bì lá trúc
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Táo 5 quả, tần bì 5 gam, lá trúc 5 gam. Cho thêm nước vào táo, tần bì, lá trúc đun thành nước cốt. Mỗi ngày uống một thang, chia làm hai lần uống, uống liền 3-5 thang.
Công dụng chữa trị: Kiện tì ích khí.
Chú ý: Dùng cho trẻ bị chứng tim và tì nóng.
Những điều cần ghi nhớ
Bệnh lí chảy nước dãi thường gặp ở trẻ sơ sinh là nước miếng chảy ra không bình thường, nguyên nhân chủ yếu gồm hai mặt: Một là do người lớn hay ghẹo yêu trẻ mà thường bẹo má dẫn đến hệ thống các tuyến trên cơ thể bị tổn thương. Khi tuyến má của trẻ bị tổn thương, lượng nước bọt tiết ra và hiện tượng chảy nước dãi sẽ nhiều hơn bình thường. Hai là trẻ có bệnh về khoang miệng, nếu khoang miệng viêm, niêm mạc bị ra máu hoặc lở loét, hoặc phần đầu lưỡi, phần má, phần miệng bị loét cũng có thể dẫn tới hiện tượng trẻ bị chảy nước miếng. Trẻ bị chảy nước miếng thường khiến tã lót bị ướt, từ đó sẽ dễ bị cảm hoặc mắc các bệnh khác, có bệnh khó điều trị hoặc thậm chí mấy năm mà vẫn không khỏi. Số ít trẻ bị chảy nước dãi là do di chứng của bệnh viêm ngực, chứng độn, tê liệt thần kinh mặt khiến cho sự điều tiết thần kinh của chức năng tiết tuyến nước bọt bị mất đi, khi đó nên đi bệnh viện khám cẩn thận.
Không được xem nhẹ việc chăm sóc đối với trẻ bị chảy nước dãi. Nước bọt của trẻ sơ sinh thường có tính chua, còn có một ít hàm lượng chất men tiêu hóa, có tác dụng kích thích với da. Nước bọt sẽ làm ướt từ cằm cho tới phần da ở cổ, từ đó da sẽ bị phát đỏ, nếu bị nhẹ thì da sẽ sưng lên, nếu bị nặng sẽ bị tróc da. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý thường xuyên dùng nước ấm lau sạch phần cằm, phần cổ cho trẻ nhỏ, xoa thêm mỡ bôi bảo vệ da. Khi lau dãi chảy ra phải nhẹ nhàng nhằm tránh da trẻ bị tổn thương.