Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hệ thần kinh trung ương do virus Viêm não Nhật Bản gây ra. Bệnh có diễn biến nặng, nguy cơ tử vong và di chứng cao.

Căn nguyên gây bệnh

Bệnh Viêm não Nhật Bản do một loại virus thuộc nhóm Arbovirus gây nên. Virus được phân lập lần đầu tiên năm 1934 trong một vụ dịch ở Nhật Bản. Tên gọi virus Viêm não Nhật Bản B để phân biệt với một số loại viêm não khác gọi là viêm não Economo A.

Sự lây truyền bệnh

Virus được truyền sang người do bị muỗi đốt. Loại muỗi mang vai trò này có tên là Culex, muỗi đốt vật chủ mang mầm bệnh sau đó đốt sang người thực hiện vai trò truyền bệnh. Loại muỗi này thường ưa hoạt động trong và ngoài nhà, hút máu vào khoảng từ 18-22 giờ, giảm dần rồi ngưng hoạt động vào khoảng 8 giờ sáng. Vật chủ mang mầm bệnh là lợn và một số loài chim. Ổ Việt Nam có hai nhóm chim có khả năng truyền bệnh. Nhóm thứ nhất gồm các loài chim sống trong làng mạc, luỹ tre trên cây ăn quả như chim sẻ, chim chích choè… Nhóm thứ hai gồm các loài kiếm ăn ngoài đồng, ít vào trong làng như cò, sáo, quạ… Vì vậy vào mùa có nhiều quả chín, tần suất bệnh cũng nhiều lên có thể là do có nhiều chim mang mầm bệnh chứ không phải do có nhiều hoa quả.

Mùa mắc bệnh

Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, phổ biến từ tháng 5 – 7. Bệnh thường tản phát nhiều hơn là phát triển thành dịch.

Đối tượng có thể mắc bệnh

Trẻ em hay mắc bệnh Viêm não Nhật Bản nhưng tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi thay đổi từ năm này sang năm khác. Trong phần lớn các vụ dịch trẻ em nam mắc bệnh nhiều hơn trẻ em nữ. Lứa tuổi mắc bệnh thường từ 2 – 7 tuổi.

Viêm não nhật bản
Viêm não nhật bản

Đặc điểm biểu hiện của bệnh

Sốt thường xuất hiện đột ngột và thường là sốt cao từ 39 – 40°c, kèm theo là đau đầu (trẻ còn bú thường có những cơn khóc thét), nôn hoặc buồn nôn cũng thường xuất hiện. Bệnh nhân có thể có sốt loạn tri giác các mức độ (ngủ gà, li bì hoặc hôn mê). Kèm theo trẻ có thể co giật, thường co giật nửa người hoặc toàn thân theo kiểu động kinh nhiều lần trong ngày, mắt trợn ngược, thở khò khè nhiều đờm… Một số dấu hiệu cũng có thể thấy nhưng hiếm gặp hơn hoặc xuất hiện muộn như liệt, tăng trương lực cơ, rối loạn hô hấp, bí đại tiểu tiện. Trẻ có thể chết do suy hô hấp, truy tim mạch. Nếu được cứu chữa kịp thời và tích cực, trẻ có thể khỏi bệnh nhưng bị những di chứng với nhiều mức độ nặng nhẹ như: Bại liệt, cấm khẩu không nói được, mất trí nhớ…

Bệnh Viêm não Nhật Bản không có thuốc điều trị đặc hiệu, điều -* trị triệu chứng là chủ yếu. Để ngăn chặn nguy cơ tử vong và giảm thiểu các biến chứng, di chứng, việc điều trị kịp thời, tích cực tại các cơ sở y tế là rất quan trọng để giảm bớt phần nào các triệu chứng, cứu trẻ qua khỏi cơn nguy kịch như dùng thuốc hạ sốt, chống co giật, chống suy thở, chống phù não, bồi phụ nước, điện giải và chăm sóc dinh dưỡng. Sau đó điều trị những di chứng phục hồi vận động, tâm thần kinh.

Phòng bệnh

Viêm não Nhật Bản là bệnh nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa vì hiện tại, Việt Nam đã có vaccin Viêm não Nhật Bản, vì vậy biện pháp tích cực nhất để phòng bệnh chính là tiêm vaccin Viêm não Nhật Bản đúng và đầy đủ. Vaccin viêm não được khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, tiêm mũi thứ hai sau mũi thứ nhất 1 tuần và tiêm mũi thứ 3 sau một năm, có thể tiêm nhắc lại sau 3-4 năm cho đến 15 tuổi. Bên cạnh đó, việc chủ động phòng tránh muỗi đốt như diệt muỗi, đi ngủ mắc màn… là biện pháp tích cực để phòng bệnh.

 

0/50 ratings
Bình luận đóng