Chỉ số BMI là gì?

Chỉ số BMI do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra để xác định một người bị bệnh béo phì hay bị bệnh suy dinh dưỡng thông qua số liệu về hình dáng, chiều cao và cân nặng cơ thể.

Cách tính chỉ số BMI:

Công thức tính BMI (Body Mass Index: chỉ số khối cơ thể) đơn giản, dễ sử dụng và được Quốc tế công nhận:

BMI = Trọng lượng (Kg)/[Chiều cao (m)]2

Đánh giá chỉ số BMI theo tiêu chuẩn Châu á và quốc tế

Để phù hợp với đặc điểm các nước vùng châu Á, từ nghiên cứu thực tế ở các quốc gia đã lấy tiêu chuẩn ban hành năm 2000 như bảng 1.

Bảng 1. Tiêu chuẩn ban hành năm 2000 về phân loại béo phì

LoạiBMI
Gầy< 18,5
Bình thường18,5 – 22,9
Tăng cânNguy cơ≥ 23 – 24,9
Béo phì độ 125 – 29,9
Béo phì độ 2≥ 30
chỉ số bmi
chỉ số bmi

Bảng 2. Đánh giá mức độ béo phì theo Tổ chức Y tế Thế giới

LoạiBMI
Gầy< 18,5
Bình thường18 – 24,9
Tăng cân25 – 29,9
Béo phìBéo phì độ 130 – 34,9
Béo phì độ 235 – 39,9
Béo phì độ 3≥ 40

Phân loại chỉ số BMI theo kiểu cho nam nữ

Nam:
BMI < 20: người dưới cân
20 <= BMI < 25: người bình thường
25 <= BMI < 30: người quá cân
BMI > 30: người béo phì
Nữ
BMI < 18: người dưới cân
18 <= BMI < 23: người bình thường
23 <= BMI < 30: người quá cân
BMI > 30: người béo phì

Béo phì là nguy cơ của nhiều bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, ung thư…nên bạn hãy tìm cách giảm cân hay điều chỉnh cân nặng của mình hợp lý.

Tính chỉ số BMI để đánh giá mức độ béo phì của bạn
Tính chỉ số BMI để đánh giá mức độ béo phì của bạn

Chúc bạn có thể kiểm soát tốt cân nặng của mình để có sức khỏe tốt.

Bạn có thể xem bài viết

Bệnh Béo phì

Cholesterol là gì và triglycerid là gì trong Lipid máu

0/50 ratings
Bình luận đóng