I. ĐẠI CƯƠNG

  • Tổn thương tủy sống khá hiếm ở trẻ em, với tỷ lệ tổn thương đầu: tủy sống = 30:1, chỉ có 5% là tổn thương tủ Xảy ra 42% ở cổ, 31% ở ngực, 27% ở thắt lưng.
  • Nguyên nhân:

+  Tai nạn thể thao.

+  Tai nạn té ngã.

+  Tai nạn giao thông.

+  Ngược đãi.

  • Phân loại:

+  Tổn thương tủy hoàn toàn.

+  Tổn thương tủy không hoàn toàn.

  • Hội chứng tủy trung tâm.
  • Hội chứng tủy trước
  • Hội chứng tủy sau
  • Hội chứng Brown –Sequard.

Phân loại thiếu sót thần kinh của Frankel:

  • A Mất chức năng cảm giác và vận động
  • B Cảm giác còn, vận động mất
  • C Cảm giác còn, vận động giảm (2/5 – 3/5).
  • D Cảm giác còn, vận động giảm ít (4/5).
  • E Chức năng vận động và cảm giác bình thườ

II. CHẨN ĐOÁN

Bệnh sử: nguyên nhân, cơ chế, sơ cứu ban đầu

Lâm sàng

  • Đánh giá toàn bộ bệnh nhân: tri giác, hô hấp, tuần hoàn, sơ cứu ban đầu…
  • Đánh giá tổn thương tủy sống:

+  Vị trí tổn thương.

+  Chức năng vận động của các chi ở mức độ rễ thần kinh, sự co thắt của cơ vòng hậu môn.

Bảng đánh giá tổn thương tủy sống

Rễ chi phối Hoạt động tương ứng
C5Cơ nhị đầu, cơ dentaDang vai, gấp khủy
C6Các cơ duỗi cổ tayDuỗi cổ tay lên
C7Cơ tam đầuDuỗi khuỷu
C8Các cơ gấp ngón tayNắm bàn tay
T1Các cơ liên đốtDạng ngón út
L2Cơ thắt lưng chậuGập háng
L3Cơ tứ đầu đùiDuỗi gối
L4Cơ chày trướcDuỗi bàn chân
L5Cơ duỗi ngónDuỗi ngón cái
S1Cơ dép, cơ sinh đôiGập bàn chân
  • Đánh giá phản xạ: gân xương, da, bìu, gan bàn chân, hậu môn và hành hang
  • Đánh giá cảm giác: các mốc khoanh cảm giác

Bảng đánh giá cảm giác da

C4VaiT10Rốn
C6Ngón cáiL3Ngay trên xương bánh chè
C7Ngón giữaL4Mắt cá trong
C8Ngón útL5Ngón cái
T4Núm vúS1Mắt cá ngoài
T6Mũi ứcS4-5Quanh hậu môn

Cận lâm sàng

  • X-quang: tất cả các bệnh nhân nghi ngờ chấn thương cột sống
  • CT scan: thực hiện các đoạn có bất thường trên X-quang
  • MRI:

+  Thiếu sót thần kinh

+  Diễn tiến xấu đi

+  Không tương xứng tổn thương tủy sống và cột sống

III. ĐIỀU TRỊ

1. Cấp cứu ban đầu

  • Kiểm tra đường thở, đặt nội khí quản khi có suy hô hấp
  • Giữ huyết áp ổn định
  • Cố định cột sống bằng nẹp cổ cứng, nẹp lưng

2. Kéo cột sống

  • Nhằm cố định và kéo nắn cột sống trong thời gian ngắn, thường là cấp cứu, được chỉ định khi có:

+  Gãy mất vững cột sống cổ.

+  Tổn thương tủy tiến triển.

3. Điều trị bảo tồn

Ở trẻ em thường có khuynh hướng điều trị bảo tồn nhiều hơn với kéo nắn bằng khung Halo và bất động bằng nẹp cổ cứng 2 – 3 tháng.

4. Phẫu thuật

  • Chỉ định:

+  Gãy mất vững cột sống.

+  Tổn thương tủy diễn tiến muộn.

+  Điều trị bảo tồn thất bại.

– Mục tiêu phẫu thuật:

+  Thiết lập cột sống vững chắc, cân bằng và không đau.

+  Đạt chức năng thần kinh tốt nhất.

+  Bất động hoặc làm cứng với số lượng đốt sống ít nhất.

+  Phương pháp: có nhiều phương pháp cố định cột sống bằng nẹp vít lối trước, lối sau … tùy từng trường hợp.

0/50 ratings
Bình luận đóng