Phù thũng là bệnh do thủy khí trong cơ thể chuyển vận và bài tiết không bình thường, nước đình trệ lại, hoặc tràn ra dưới da, gây nên chứng phù thũng.

  • Phù thũng có nhiều tình trạng khác nhau, khi mới phát thì ở mí mắt dưới hơi sưng lên như con tằm nằm ngang, tiểu tiện thấy đi ít, các bộ phận như cánh tay hoặc bắp chân, âm nang lần lượt sưng phù lên.
  • Cũng có lúc sưng hai ống chân, rồi lần lần đến ngực, bụng, đầu mặt, nếu khắp người đều phù thũng, máu da mỏng láng. Bụng to như trông, đè vào lõm xuống, là triệu chứng thủy khí đã thịnh.
  • Nếu đã đến lúc, môi đen rốn lồi, các bộ phận lưng, eo lưng, lòng bàn chân hõm vào đều sưng, đó là hiện tượng nặng. Bệnh đến như thế, phần nhiều khó chữa. Bệnh phù thũng theo tính chất có thể chia làm hai loại: dương thũng và âm thũng.
  • Dương thũng thì thể bệnh đến gấp, trước thũng ở phía trên thân thể như đầu, mặt vai, lưng, bắp tay, có phát nóng, phiền khát, mặt mắt tươi nhuận, nước tiểu đục, đại tiện táo hoặc bế. Thể bệnh thuộc nhiệt.
  • Âm thũng thì thể bệnh đến chậm, trước thũng ở các chân, lưng, đùi, vế, không phát nóng, không khát nước, sắc mặt xanh nhợt, tiểu tiện trong trắng. Đại tiện như thường hoặc đi lỏng. Thể bệnh thuộc hàn.

Phép chữa

  • Dương thũng chủ yếu là phát hãn, trục thủy.
  • Âm thũng chủ yếu là bổ tỳ thận lợi tiểu tiện.
  1. Thủy thũng bụng to, tiếng nước róc rách chuyển động da dẻ đen sạm
  • Củ rẻ quạt giã lấy nước uống thì nước hạ được ngay
  1. Thủy thũng bụng to
  • Xích tiểu đậu 3 cân, rễ cỏ tranh 1 nắm, bỏ vào nước đun, ăn đậu hễ tiêu thì được.
  1. Hoàng thũng (phù thũng mà vàng bủng)
  • Minh phàn (phèn chua) 1 lạng
  • Phèn xanh 1 lạng – bột gạo 1/2 cân cùng sao, nấu hồ với giấm mà viên uống với nước đại táo làm thang, mỗi lần 30 viên.
  1. Phù thũng vì rượu, thũng vì hư yếu
  • Hương phụ, ngâm 3 đêm với nước tiểu trẻ em sấy khô tán nhỏ, uống với nước cơm mỗi lần 50 viên.
  1. Chứng thủy thũng bụng to, đi tiểu không thông lợi
  • Quả Ké đầu ngựa đốt cháy, Đình lịch đều bằng nhau, tán nhỏ, chiêu với nước sôi mỗi lần 2 đồng cân.
  1. Khắp người thủy thũng
  • Huyên thảo (tức rau huyên) dùng cả gốc rễ lá, phơi khô tán nhỏ 2 đồng cân, lấy 1/2 đồng cân bụi ở dưới chiếu nằm, hòa cùng nước cơm, uống trước bữa ăn.
  1. Khắp người phù thũng
  • Khổ Đình lịch 4 lạng tán nhỏ, hoàn với Táo nhục, sắc nước vỏ dâu uống mỗi lần 50 viên.
  • Cây lá Đăng tâm (bấc đèn), Mộc thông, Diêm tiêu, Cam thảo (vỏ bưởi), Hắc sim (bìm tía hạt đen) sắc uống.
  1. Thủy thũng bụng to
  • Khổ đình lịch 2 cân tán nhỏ hòa với tiết gà mà uống, mỗi lần 10 viên.
  1. Mình mặt phù thũng
  • Cam toại 2 đồng cân tán nhỏ lấy 1 quả cật lợn, dùi ra 7 lỗ, bỏ thuốc vào, bọc giấy ướt nướng chín ăn.

    Vị thuốc Cam toại

  1. Thủy thũng thở gấp, đại tiểu tiện không thông
  • Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa đều nhau, tán nhỏ, hoàn với Táo nhục uống với nước nóng mỗi lần 40 viên.
  1. Thũng mà lại suyễn đầy
  • Sinh Phụ tử 1 củ, thái miếng, gừng sống 10 miếng, Trầm hương tán bột 1 đồng cân, sắc với nước uống nguội, dùng Phụ tử sống không đáng ngại.
  1. Thủy thũng trướng
  • Bạch truật, Trạch tả đều 1 lạng hoặc tán hoặc hoàn, thang với Phục linh sắc uống.
  1. Khắp người thũng mãn, tiểu tiện không lợi
  • Trư linh 5 lạng, tán nhỏ, uống với nước nóng, mỗi lần 1 thìa, ngày 3 lần.
  1. Thủy tích – thủy thũng
  • Gà trông sắc vàng 1 con, thái ra hòa với Xích tiểu đậu 1 cân, nấu chín, uống nước, ngày 2 lần, đêm 1 lần.
  1. Tỳ hư thấp thũng
  • Địa phụ tử 5 củ, Xích tiểu đậu nửa cân, đun nhỏ lửa đến chín, bỏ đậu đi, tán nhỏ, lấy Ý dĩ nhân nấu hồ làm viên, mỗi lần 10 viên.
  1. Bệnh khí thũng, cổ trướng phù thũng
  • Thịt chó 5 cân, nấu chín ăn lúc đói.
  1. Thủy thũng, phù thũng
  • Xích tiểu đậu 1 cân, gà trống trắng 1 con, làm như bài 15, luộc chín mà ăn, nước uống cho hết.
  1. Chữa hết thảy các chứng phù thũng (phương kinh

nghiệm)

  • Diêm tiêu, Khương hoàng, Hương mao (cả lá rễ), Mộc thông đều 1 lạng, bỏ 4 vị vào sắc, bỏ bã lấy nước rồi cho Diêm tiêu vào đun lấy 1 bát, mỗi lần uống 1/2 chén rượu, hết 1 tễ là khỏi, sau ăn 3-4 khúc mía, kiêng ăn muối, cá diếc, còn như nước mắm, thịt lợn, rau cải có thể ăn được, thuốc này nấu để dành càng lâu càng tốt.

Chữa phù thũng toàn thân, chứng trạng thuộc dương

  • Vỏ rễ dâu 12g
  • Vỏ quít 12g
  • Vỏ cau 16g

Phép gia giảm

  • Thũng từ lưng trở lên gia Tử tô, Kinh giới mỗi thứ 10 gam. Thũng từ lưng trở xuống gia hạt đậu đỏ, Mã đề, Thổ phục linh. Phòng kỹ (rễ ngón trắng) mỗi thứ 10gam. Nếu đại tiện bí gia lá lộc mai, rau đay mỗi thứ 10gam.
  • Sắc với 2 bát nước, còn 1 bát, cho uống trước bữa ăn, ngày uống 2 lần.
  1. Phù thũng toàn thân
  • u chạc chiu 40g – Râu ngô 10g
  • Rễ ngấy hương 20g                     – Củ sả 20g
  • Rễ và cây cỏ thẹn 20g                – Hy thiêm 20g
  • Mã đề 10g

Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, cho uống trước lúc ăn ngày ucmg 2 lần.

  1. Phù thũng toàn thân
  • Hắc phàn (phi) 5g
  • Hoàng khương (cây gừng củ nghệ) 40g
  • Mộc thông 40g
  • Đăng tâm (cỏ Bất đèn) 20g
  • Hương mao căn (rễ cỏ tranh) 40g

Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, lóng trong, hòa Hắc phàn vào cho uống. Mỗi lần uổng nửa bát, khi uống cần chế vào 20ml mật hoặc hai thìa cà phê đường.

  1. Phù thũng toàn thân
  • Bí đao 1 quả (khoảng 500g) – Cá tràu 1 con

Cách làm:

  • Bí gọt bỏ vỏ ngoài, cá tràu làm sạch vảy, bỏ ruột, rửa sạch bổ đôi quả bí, bỏ cá tràu vào trong nấu chín nhừ cho ăn, ăn 2 lần trong 1 ngày. Hoặc nấu canh ăn cũng được.
  1. Chữa âm thũng (chứng trạng thuộc hàn)
  • Diêm tiêu 40g – Đại hồi 5g
  • Thổ phục linh 20g – Can khương 40g
  • Đinh hương 5g – Bồ hóng 40g
  • Các vị trên tán nhỏ hòa với nước cơm, viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 20 viên, cho vào giữa múi chanh mà nuốt. Ngày uống 2 lần.
  • Nếu nữ bệnh thì dùng đồng tiện hòa với rượu làm nước thang, chiêu với thuốc trên.
  1. Phù thũng

Phụ tử 250g

Đậu đỏ 500g

  • Cách chế:
  • Phụ tử cắt ra từng miếng cùng với đậu bỏ vào nồi, đổ nước vào nấu chín, bỏ đậu lấy Phụ tử phơi khô tán nhỏ, dùng bột Ý dĩ hồ làm viên bằng hạt đậu. Mỗi lần uổng 10 viên.
  • Sắc nước hạt cải củ, chiêu với thuốc.
  • Ngoài dùng: lá nhãn, vỏ chân chim, râu ngô nấu uống thay nước chè.
  1. Chữa phù thũng, thủy khí tích trệ, bụng to, rốn lồi, thể bệnh thuộc thực
  • Cam toại (vỏ rễ cây niệt gió) 12g – Mộc hương 8g
  • Cách làm:
  • Cam toại cạo bỏ vỏ ngoài, bỏ lõi, lấy vỏ trắng, sắc nước Cam thảo tẩm 1 ngày đêm, thái thật nhỏ. Mộc hương tán bột. Hai thứ trên giã nhuyễn, dùng bột gạo nấu hồ làm viên bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 25 viên vào lúc đói. Sau khi uống 2, 3 tiếng đồng hồ sẽ thấy đi ngoài sau lúc đi được 2, 3 lần sẽ cho ăn cháo, cách 2 ngày uống 1 lần. Phụ nữ có thai không nên dùng.
  1. Phù thũng
  • Công thức:
  • Trần bì 1 lạng rửa sạch sao qua
  • Ý dĩ nhân 1 lạng sao hơi vàng
  • Quế chi bì 5 đồng cân
  • Hai vị trên bỏ vào siêu sắc trước. Còn Quế chi bỏ sau (vì sợ sắc lâu mất hương) đổ 2 bát chia làm 2 lần uống trong ngày, cần uống ấm cho lành khí.
  • Kiêng ăn muối, thức ăn sống lạnh.
  1. Bệnh thũng
  • Chủ trị bệnh cổ trướng (Thấp thũng thực chứng)
  • Rau trai bà 40g – Bông mã đề 40g
  • Ké đầu ngựa 40g – Xác ve ve 12g
  • Rễ cây vòi voi 40g
  • Sắn sục (thiên niên kiện) 40g
  • Bẹ cau (bẹ ấp buồng cau) 1 cái
  • Cách chế, liều dùng:
  • Các vị đều dùng tươi rửa sạch. Thái nhỏ, sắc với bát nước lấy 2/3 bát, uống lần trong ngày (ngày 2 đêm 1) uống từ 5-7 thang.
  • Chủ trị phù trướng
  • Cỏ đĩ 20g –    Cám nếp (sao        vàng) 20g
  • Củ riềng 20g –    Măng vòi 20g
  • Vỏ quít 16g –    Râu ngô 20g
  • Củ sả 12g –    Đọt lúa ma 12g(loại trắng)

Các vị trên rửa sạch, thái mỏng sao vàng sắc uống, ngày uống 2 nước, đêm uống nước, uống 5 thang liền trong 5 ngày.

  1. Huyết hư phù thũng
  • Mần tưới (Trạch lan) Phòng kỷ 2 thứ bằng nhau, tán, lấy giấm làm thang, uống, mỗi lần 2 đồng cân.

Nếu vỏ cỏ mà thấy sưng lên thì lấy hạt đắng cay nấu nước mà rửa.

Phù thũng mà xanh là chứng huyết và nước tích lại

  • Càn tất (sơn khô), Đại mạch nha đều nhau cùng tán, để vào nồi đất mới, lấy Càn tất phủ lên hết tầng này đến tầng khác, xong lấy bùn nhào muối bao trát kín, nung đỏ, nghiền nhỏ, uống với rượu, mỗi chứng thũng đều chữa được.
  1. Phù nề
  • Tỳ giải 1 lạng – Ô dược 5 đồng cân
  • Thảo diệp (Cam thảo đất) 3 đồng cân – Thạch xương bồ 5 đồng cân
  • Hạt ích mẫu 1 lạng (nếu không có hạt dùng hoa)
  1. Phù thũng
  • Bài cơm lạt
  • Lưu huỳnh chế 1 lạng                – Đại hồi sao 1 lạng (sao vàng)
  • Ô long vĩ 1 lạng (rây kỹ)      – Mã diêm tiêu 1/2 lạng Các vị hợp chung tán bột
  • Cách dùng:
  • Nấu cơm đậu xanh và tỏi 1/2 gạo, 1/2 đậu xanh không bỏ vỏ.
  • Cơm sắp chín thái nhỏ 3 củ tỏi Cơm chín đem ra dùng 1 đồng tiện xúc thiệt đầy trộn vào miếng cơm đầu ăn rồi uống nước chè.
  • Tiếp tục ăn cơm.
  • Tỏi ăn được bao nhiêu thì ăn.
  • Ngày 2 lần
  1. Thuốc chỉ dùng cho người lớn (không cho trỏ cm)

+ Nếu bệnh nhân quá suy thêm:

  • Lý trung
  • Bát vị
  1. Khá ở chỗ
  • Uống từ 3 – 7 ngày hay 14 ngày phải xọp hết.
  • Uống thuốc này tuyệt đối không ăn mặn 3 tháng 20 ngày.
  • Có một bệnh nhân ăn mắm tái phát, chết ngay.
  1. Hướng dẫn
  • Bắt đầu xẹp trên mặt trước, tới bụng, tới mắt cá thì ngưng thuốc kẻo khô đét đi.
  • Ăn cơm thường này 2-3 buổi.
  • Nên có thêm trứng gà hột vịt.
  1. Tiếp thuốc bổ
  • Lục quân
  • Qui tỳ
  • Thập toàn đại bổ

+ Cữ ăn muối 3 tháng 10 ngày (xong)

Nấu canh rau muông, rau dền và chế vào 1 muỗng cà phê nước mắm ngon. Ản 1 tuần rồi ăn thêm 1 thang sau đó ăn như cũ (ăn lộn tái phát).

  • Lưu hoàng tán bột và cho vào ruột heo, nấu 1 tiếng, đem sấy khô (không rửa).
  • Đại hồi: sao thơm
  • Ô long vĩ, rây kỹ.
  • Mã diêm tiêu: lấy tinh thể hay lấy thô cũng được.

* Kiêng cữ:

  • Thức ăn mặn, củ cải mặn.
  • Có thể ăn cơm lạt và uống thêm Phụ tử lý trung thang.
  1. Phù thũng
  • Cối xay, rễ cải, Xa tiền Cây tổ ong với lá bìm bìm leo Không lá lấy hột khiên ngưu Tất cả năm vị đều nhau 6 đồng Sao vàng sắc dặc uống trong

Chữa người mắc bệnh phù sưng nặng nề.

  • Xa tiền là hột Mã đề

Cây tổ ong giống hệt ty cây vừng

Dược tính lợi tiểu tiêu sưng

Phải kiêng ăn mặn thuốc dùng mới hay

Mười thang phù thũng tiêu ngay

Lại nấu ích mẫu nấu thay nước chè

Thuốc nam trị thũng hay ghê

Khỏi rồi bổ thận thiếu chi thuốc hoàn.

  1. Thũng thai
  • Đại hoàng long não thật hay Lô hội thuốc cứu ai tầy mà lo Đâm lấy thuốc cứu nước vò

Vào sau Long não quậy cho thật đều

Khi nóng lấy ra mà điều

Pha vào chỗ thũng nó tiêu lần lần

Qui thân bì quảng rất cần

Phúc bì, truật thược dược tam khó dần

Xích linh, ô dược ra nhân

Tử tô, Hậu phác nhương phân Mộc thông

Sinh khương Chỉ xác cũng mong

Thông tiểu Trạch tả thũng không mà lành.

  1. Thũng thấp
  • Thũng thấp đêm xẹp ngày lên

Khiếm thực, Thần khúc, một bên Đại hoàng

Hắc sửu, Chỉ thực, ai đang

Thạch cao, Hậu phác, mát gan tánh bình

Phục linh, Hổ phách cố tình

Xà sàng, Bạch truật nhiệt tình thảo cam

Tán chung ra bột để là

Uống ngày 2 giác người phàm thuốc tiên

Đậu xanh, gạo trắng, tợi hiền

Nấu chung cho khéo đem liền ra ăn

Ăn với có thịt cũng cần

Ăn sau thũng hết một lần từ nay.

  1. Thũng phong
  • Đậu xanh, gạo trắng, tỏi thì Chuôi tiêu 4 trái ăn khi đói lòng.
  1. Long não, Bạch phàn phi nung
  • Quế khâu, trộn giấm tán cùng đem thoa.
  • Quế khâu thoa coi chừng có người dị ứng nổi ngứa.
  1. Cóc kèn mớ củ dự phòng

Rang vàng hạ thổ nấu xong uống liền.

  1. Rễ cau, vỏ bưởi, mo nang nấu uống tắm liền sau khi
  2. Hai con cóc có ra gì

Đốt than trộn giấm có chi mà phiền

Từ trên bôi phết cho liền

Nguyên tắc lên xuống đã truyền từ xưa.

  1. Thũng nước
  • Thanh niên phát phù chân tay Trứng gà (lòng trắng) men rượu (6 viên)

Phèn phi xào rồi viên nhỏ, uống hết thuốc Thũng chi mà còn.

  1. Thũng
  • Bệnh lâu, vừa hết thêm cho

Khí sung, huyết kém, căn do sưng mình

Hoặc là trái phép dưỡng sinh

Dù chân không khéo giữ mình trí tri

Tỏi thì 1 củ, phèn phi

Đâm ra nấu tắm, kịp thì uống thang.

  1. Thuấc phong thũng rất rõ ràng

Điên điển cây lá, nhãn rang nắm vừa

Thuốc giữ tí tỏi tép khô

Hiệp chung xông nấu để chừa đắp sau.

  1. Thuốc uông bệnh thũng rất mầu
  • Một nắm lá duốì đem sao cho vàng Sắc lên mà uống sẵn sàng

Uống lâu hết bệnh, bệnh càng lui mau.

  1. Thuốc uống thũng, Sa kê sao

Sao vàng uống nước, uốhg vào xẹp ngay

  1. Thũng huyết
  • Đàn bà phát thũng huyết hành Dậy cây lẫn rễ hái nhanh sao vàng Cứt qua thuốc cứu sẵn sàng

Đủ tía cây rễ mà vang danh đồn

Phơi khô 4 thứ sao luôn

Sao rồi hạ thổ uống thường bệnh thuyên

Thủng huyết cả mình sưng lên

Cả mặt với lại hai bên chân mày

Hoắc hương 3 chỉ thuốc này

Tán ra với rượu uống ràng luôn khi.

  1. Phù thũng

– Chùm gửi cây ngái (cây sung, cây bưởi cũng được)

  • Rễ mắc cỡ
  • Cây muồng quản
  • Cây Thiền liền
  • Rễ cỏ tranh
  • Dây Bìm bìm tía
  • Lạc tiên
  • Tầm bóp ho (dây lồng đèn)
  • Vỏ bưởi sao vàng
  • Chân chim
  • Đu đủ tía
  • Rễ cỏ xước
  • Rễ thầu dầu tía
  • Cây cườm cườm -Vỏ khế chua
  • Kim tiền thảo
  • Hà thủ ô
  • Củ sả

* Cách bào chế:

  • Các loại thái nhỏ sao vàng bằng nhau, mỗi người bệnh phù to lớn thì phải uống 1 số thuốc 5 cân (5kg) trừ củ sả sao còn sống).
  • Thiếu một vài vị cũng được.
  1. Thuốc trị phù thũng
  • Hắc sửu (hạt bìm bìm)
  • Bán sinh, bán sao, tán nhỏ uống: một muỗng canh, 3 lần 1 ngày.
  1. Phù thận
  • Cây và lá cây chân chim 20 sao vàng
  • Lá thòng bong 18g sao vàng – Lá cúc tần 18g sao vàng

Sắc uống như trên, kiêng mạn.

  1. Bài thuốc chữa phù thận
  • Công thức:
  • CẢI hành 30g – Vổ rụt 50g (tức Nam Mộc hương)
  • Hậu phác 40g tẩm gừng sao – Cây gáo nước 60g phơi khô sao
  • Lá thị 20g sao qua
  • Rễ cây ruột gà 50g (tức là rễ cây mặt quỉ) sao
  • Phèn chua phi lg

Các vị trên chia làm 2 thang, sắc đặc uống.

Phèn phi để riêng, khi uống thuốc mỗi lần cho phèn phi bằng hạt gạo, hòa tan vào với nước thuốc cùng uống.

  • Lại dùng:
  • Cám gạo nếp 50g sao cho thơm
  • Đường trắng 50g

Hằng ngày nấu cháo cám cho chín nhừ bắc ra cho đường vào để ăn.

Ăn liền cháo ba bữa sáng, bữa chiều, ăn cơm kiêng mặn.

* Thuốc đỏ ngoài:

– Dùng phèn phi 2 gam, hành nước 20g, Bồ kết đốt ra tro (tồn tính) giã nát luyện thành bánh đắp lên rốn, rồi băng chặt lại.

  1. Chữa phù thận nhiễm mỡ
  2. Bệnh lý: Thuộc tỳ, thận, phế nhưng tỳ và thận là chủ yếu.
  3. Phép chữa: Khai quỉ môn, khiết tỉnh phủ, hồi dương ngũ tạng.
  4. Phương thuốc:
  • Những bài thuốc tiêu phá chính
  • Lưỡng hổ đan – Ba đậu chế – Hồ tiêu

Bằng nhau, viên bằng hạt đậu xanh, uống chỉ 2 hạt khi phù to.

  • Tam long tư thủy
  • Ô long vĩ – Lưu hoàng 2 phần chế chung
  • Hoàng long (rắn ráo) – Diêm tiêu 10 phần
  • Mã chiên thảo (cỏ roi ngựa) – Phèn phi (khô phàn)
  • Cam phao (tinh vỏ bưởi đào) – Quế chi
  • Đinh hương – Hồi hương
  • * Những bài thuốc tiểu phù thận
la.2a.
– Bạch linh– Đan sâm
– Bạch truật– Bạch linh
– Xương tuyết– Bạch truật
– Sơn tra– Cam thảo
– Mạch nha– Trần bì
– Thần khúc– Bán hạ
– Hoàng liên– Sa nhân
– Thanh bì
– Chỉ xác
– Hương phụ
  • Phơi khô, sao vàng sắc uống.
    Bài thuốc chữa phù thận
  • Lá Hồng phát 30 – 50g – Măng tre nhánh
  • Vỏ vối rừng (cây tía)
  1. Phù thũng
  • Quan quế 40g
  • Đại hồi 600g
  • Đinh hương 40g
  • Ô long vĩ 800g
  • Trần bì 102g
  • Nấu thành 10 lít nước.

Tỳ bệnh tiểu nhiều thì ít diêm tiêu, mà bệnh tiểu ít thì thêm nhiều.

Ai khát nước đi tiểu buốt thì lấy 200g lá Vọng cách nấu thành 2 lít nước cho uống.
Khi nào bệnh đã khỏi phù trước khi cho ăn mặn thì cho uống

  • Ngũ linh chi 40g
  • Hương phụ 40g
  • Hắc bạch khiên 40g
  • Tán bột mỗi lần 10g

+ Bài của ông Lân

  • Hắc sửu 200g
  • Nhân trần 120g
  • Tam lăng 120g
  • Tạo giác 70g
  • Bạch phàn 20g
  • Đình lịch 20g
  • Diêm tiêu 150g
  • Đại hồi 70g
  • Quất bì 400g
  • Ô long vĩ 500g
  1. Kinh nghiệm tâm đắc diễn ca

– Chữa viêm thận bằng ngũ bì gia giảm và chân vũ thang

Phù thận sưng thũng nặng nề

Thủy là khí đó, xét về âm dương

Đái trong, tiện lỏng ngày thường

Bệnh âm thủy thũng, rõ ràng hèm đây

Táo bón đi giải ít thay

Bệnh dương thủy đỏ, nhiệt rồi không sai

Bài Ngũ bì ẩm rất tài

Hoa đà sáng tạo bài này thật linh

Nếu mà âm thủy bệnh sinh

Can khương, Nhục quế làm thang gia vào (thêm vào Ngũ bì)

Còn như dương thủy thì sao

Thêm vi Phòng kỷ, gia nhiều Mộc thông

Bệnh thực cũng phải cấp công

La bạc, Chỉ thực, dùng chung ngũ bì

Bổ sâm, Bạch truật thường khi

Chữa bệnh hư thũng, bổ thì mới nên (gia thêm 2 vị vào Ngũ bì) Phù mà suyễn thở kéo lên

Một thang Chân vũ, thổ yên thủy hành (thêm vào Ngũ bì)

Dẫu rằng theo tục đã đành

Nên chăng cũng phải quyền hành tại ta

Năm loài thủy thũng chia ra

Cử trong Kim quỹ thật là danh ngôn.

* Chú thích:

– Ngũ bì ẩm của Cụ Hoa đã có 5 vị, vỏ quả cam 3 đồng cân, vỏ rễ dâu 3 đồng cân, vỏ củ gừng 3 đồng cân, vỏ quít cũ 3 đồng cân, vỏ Phục linh 3 đồng cân (tôi thay bằng Thổ phục linh) Theo gia truyền của ông tôi chữa Dương thủy dùng bài này gia thêm vị mát, âm thủy gia vị nóng, sưng phù nửa dưới thêm đỗ đỏ, Phòng kỷ, Mộc thông 2 đồng cân, chứng thực có đờm thêm vào Chỉ thực, hột cải, bài Chân vũ có Bạch linh 3 đồng cân, Bạch thược 2 đồng cân, Bạch truật 3 đồng cân, Phụ tử 2 đồng cân, gừng 3 đồng cân.

  1. Phù thũng

Sài thũng: Sưng cả người, mặt mũi chân tay, cả người trở nên to tướng trông rất dễ sợ.

Bẹ mo cau đã trở buồng, thái nhỏ, sao vàng, thêm râu bắp, nấu chung uống nước, đi tiểu nhiều cho xẹp.

Rất hay!

  • Chánh hoài sơn 5 chỉ – Ý dĩ mễ (sao) 1 lượng
  • Phục linh 5 chỉ

3 vị tán nhỏ, vô keo.

  1. Phù thũng

Nấu cơm: 3 phần gạo, 1 phần đậu xanh

Khi cơm cạn, moi một lỗ giữa cơm để vô 2 tép tỏi, cơm chín, trộn vô 2 muỗng thuốc bột nói trên mà ăn lạt với chuối lá chín (cữ ăn mặn với cá thịt).

  1. Phù thũng

Toa Vũ Công làm tiêu hóa trệ, thông tiểu tiện và trừ nghịch khí, phù thủng mà 2 trứng dái sưng lên như bị trệ khí tiểu không thông, tay chân phù mà ngán cơm, lạt miệng.

  • Hoắc siêu 4 lượng – Tiểu hồi 1,5 lượng

Hai vị tán bột, ngày uống 3 lần với nước gừng nấu.

Mỗi lầu uống 1 chỉ thuốc bột, trước bữa ăn 15 phút.

Cữ ăn mặn.

* Thần phương: Toa xông và tắm

  • Lá nhàu 1 nắm – vỏ tỏi 1 nhúm
  • Cây và lá thuốc dũ tía 1 nắm
  • Điên điển phao 1 nhánh

Nấu chung mà xông mà pha tắm ngày 1 lần.

  1. Phù cổ trướng

Bệnh này nặng hơn các chứng thũng, bụng to nhừ cái trông cùng nguyên nhân với phù thũng.

  • Bạch truật (sao cám) 3 chỉ
  • Trần bì (sao muối) 2 chỉ
  • Xích phục linh 2 chỉ
  • Thương truật (sao cám) 2 đồng cân
  • Chỉ thiệt (sao cám) 2 đồng cân
  • Trạch tả 2 chỉ
  • Đại phúc bì 2 chỉ
  • Trúc linh 2 chỉ
  • Mộc hương 1,5 chỉ
  • Sa nhân đâm, sao 2 chỉ
  • Hậu phác sao gừng 2 chỉ
  • Gừng sống 3 lát
  • Toa phân tiêu thang của Đông y sĩ Đỗ Phong Thuần

– Trần hương (gói riêng) 1,5 chỉ

Sắc 3 chén còn 1 chén, chia 2 lần/ ngày sắc thuốc tới, lấy nước thuốc mài trầm hương, hòa chung mà uống.

  1. Phù thũng

Sưng bụng và tay chân

Thường là do thận yếu, bài tiết không hết chất dơ trong người, do cảm thấp hại huyết mà sanh ra.

  • Muồng trầu 20 lá
  • Rễ tranh 2 nắm
  • Cỏ mực 1 nắm
  • Cây ké 1 nắm
  • Củ sả lùi 20 lát
  • Cam thảo đất 1 nắm
  • Cam thảo đất 1 nắm
  • Rau má 1 nắm
  • Hậu phác 3 chỉ
  • Lá é 1 nắm
  • Tía tô 10 lá
  • Gừng sống 3 lát
  • Củ dứa gai sao 4 khoanh (dứa rừng)
  • Rễ cau non 5 khúc    – vỏ quýt nướng 1 cái
  • Cỏ mần trầu 1 nắm   – Rễ nhàu 1 nắm
  • Hoắc hương 10 lá
  1. Phù thũng
  • Thủy thủng: An tay vô, thịt lún sâu, lâu mới phồng lển
  • Men cơm rượu 6 viên – Phèn chua phi 1 cục
  • Lòng trắng trứng gà 4 cái

Bắc chảo xào chung, vừa chín tới, đem xuống vò viên cỡ ngón tay, phơi thật khô.

Ngày uống 2 viên, mỗi lần 1 viên.

Cữ rượu, cá biển, nước mắm cá biển.

Phù toàn thân nhất là bụng.

  1. Đại phúc bì (trái cau tầm vung chín đỏ trên cây)

Lấy nguyên trái, cả vỏ lẫn ruột

Sắc uống mỗi ngày 10 – 12g cho thông tiểu

  1. Nấu lá khô cây sakê, uống như trà, cũng hay.

Ông bà già bị thủng: thường bị đau khớp xương, đau lưng, mệt mỏi, ăn cơm gạo lức và bánh in cám.

  • Toa thuốc ăn
  1. Đậu xanh 1 chén trung
  • Tỏi bỏ vỏ 7 tép
  • Gạo lức 1 chén trung
  • Phèn chua phi 1 chút

Nấu mà ăn, ngày 2 bữa, mất 15 ngày phải ăn lạt, cữ muối, nấu khô mà ăn, không ăn nhão, có thể ăn với ít đường.

  1. Vỏ quýt 1 nắm
  • Vỏ dâu tằm ăn 1 nắm           – vỏ cau tầm vung 1 nắm
  • Vỏ gừng sống 1 nắm – Lá tía tô 1 nắm
  • Lá ớt hiểm xanh 1 nắm Nấu uống cho xẹp.
  1. Phù thận

Nhân ba đậu sao vàng rồi để dành nhân ấy.

* Phù thực chứng:

  • 3 – 4 tuổi 1 nhân
  • 5 – 10 tuổi 2 nhân
  • 15 tuổi 3-4 nhân

Chấm ăn vởi chuôi chín đồ tiêu thật nhiều => càng đi càng khỏe.

  1. Phù thũng

1. Khát nước nhiều đái ít da vàng

  • Nam cam toại 5 đồng cân    – Hạt vong vang 3 đồng cân
  • Hắc khiên ngưu 4 đồng cân            – Củ cỏ may 3 đồng cân
  • Búp đa lông 3 đồng cân – Bông lá mả đề 3 đồng cân
  • Lợi tiểu:
  • Râu ngô 40g
  • Rễ cỏ tranh 40g
  • Thổ phục 50g
  • Củ sả 40g
  • Mộc thông 80g
  • Đặng tâm 50g
  • Nấu 1 lít mỗi người uống 250cc.
  • Chữa phù thận trễ con: cao ích mẫu
  1. Phù không vàng nhợt, sưng to, ăn ít người nhọc, ít ngủ, rời rả chân tay
  • Khô sâm 3 đồng cân – Mẫu đơn trắng 3 đồng cân
  • Hột vông vang 3 đồng cân
  • Hắc khiến ngưu 3 đồng cân
  • Lá đại bì 4 đồng cân
  • Củ cỏ may 3 đồng cân
  • Các vị sao vàng sắc đặc
  • Dây đau xương 4 đồng cân
  • Ha khô thảo 3 đồng cân
  • Búp đa lông 3 đồng cân
  • Bông mã đề 3 đồng cân
  • Rễ nam cam toại 3 đồng cân (không lấy lá, thái nhỏ + tẩm muối sao vàng).

Ăn nhạt.

  1. Phù thũng

* Bài 1:

  • Đại hồi 1800g
  • Quan quế 120g
  • Đinh hương 120g
  • Trần bì 350g
  • Diêm tiêu 10-15g
  • Ô long vĩ 1800
  • Hồ tiêu 20g (bột)

+ 36 lít nước + 1800g ô long vĩ + Đun sôi vớt bọt 331 + Nấu cách thủy: Quế đinh hương – Trần bì 3 – 4giờ còn 3 lít + lọc 100cc+ 25g bột = hồ tiêu và diêm tiêu Dùng: người lớn: 300 – 500cc trẻ 4 tuổi: 200cc 5 tuổi: 250cc lớn hơn 5 tuổi: 300cc

  • Bài 2:
  • Bạch sửu 2 lạng 1 đồng cân – Gừng lùi 1 củ
  • Hắc sửu 2 lạng 1 đồng cân  – Đường đen 4 lạng
  • Táo

Bạch sửu – hắc sửu sao + tán bột Táo ngâm nước lấy thịt Gừng lấy nước cốt

Chưng cách thủy 1 tiếng cho ăn hết.

  1. Phù thuốc nam

1. Đi đái nhiều – rút phù nhanh

  • Tô tử 40 – 60g – Hương nhu 40 – 60g (sắc chung)
  • Hành 80 – 100g (giã lấy nước)

Giã hành lấy nước đổ vào thuốc sắc

  1. Phù nhiều – Bụng to – Khó thở
  • Xuyên tiêu 100g – Xương bồ 80g sắc uống
  1. Bụng đầy đi ỉa – nghẹt thở
  • Đinh hương 20g – Hồ tiêu 20g
  1. Khó thở – hôn mê
  • Lưu tiêu tán – Lưu hoàng đen 10 phần
  • Hồ tiêu 1 phần
  1. Thuấc lợi tiểu

Tiểu hết thận hư nhiễm mõ’

  • Thận không phù mà vẫn xanh xao
  • Diêm tiêu
  • Hắc sửu
  • Đình lịch

Sau đó làm cho hết phù

  • Diêm tiêu
  • Cam toại
  • Tô tử
  • Bạch giới tử
  • Hắc sửu
  • Ngũ tử
  • Lá bạc tử
  • Sa nhân

Hạt bìm bìm đình lịch (hạt đang)

Diêm tiêu: Làm máu mao mạch nhiều lên, tim suy không dùng: dùng cho xét nghiệm K.

Hành huyết nên có mang không dùng, ỉa chảy không dùng.

  • Cách bào chế: Các vị thái mỏng cho vào ấm, đổ 3 bát nước, sắc đặc lấy lưng bát
  • Cách dùng:
  • Người lớn chia làm 3 lần uống hết trong ngày.
  • Trẻ em chia làm 6 lần uống hết trong ngày.
  • Công dụng: Chuyên chữa các bệnh phù nề, ăn không đói, bí tiểu tiện.

5/53 ratings
Bình luận đóng