I. ĐẠI CƯƠNG
- Tổn thương tủy sống khá hiếm ở trẻ em, với tỷ lệ tổn thương đầu: tủy sống = 30:1, chỉ có 5% là tổn thương tủ Xảy ra 42% ở cổ, 31% ở ngực, 27% ở thắt lưng.
- Nguyên nhân:
+ Tai nạn thể thao.
+ Tai nạn té ngã.
+ Tai nạn giao thông.
+ Ngược đãi.
- Phân loại:
+ Tổn thương tủy hoàn toàn.
+ Tổn thương tủy không hoàn toàn.
- Hội chứng tủy trung tâm.
- Hội chứng tủy trước
- Hội chứng tủy sau
- Hội chứng Brown –Sequard.
Phân loại thiếu sót thần kinh của Frankel:
- A Mất chức năng cảm giác và vận động
- B Cảm giác còn, vận động mất
- C Cảm giác còn, vận động giảm (2/5 – 3/5).
- D Cảm giác còn, vận động giảm ít (4/5).
- E Chức năng vận động và cảm giác bình thườ
II. CHẨN ĐOÁN
Bệnh sử: nguyên nhân, cơ chế, sơ cứu ban đầu
Lâm sàng
- Đánh giá toàn bộ bệnh nhân: tri giác, hô hấp, tuần hoàn, sơ cứu ban đầu…
- Đánh giá tổn thương tủy sống:
+ Vị trí tổn thương.
+ Chức năng vận động của các chi ở mức độ rễ thần kinh, sự co thắt của cơ vòng hậu môn.
Bảng đánh giá tổn thương tủy sống
Rễ | Cơ chi phối | Hoạt động tương ứng |
C5 | Cơ nhị đầu, cơ denta | Dang vai, gấp khủy |
C6 | Các cơ duỗi cổ tay | Duỗi cổ tay lên |
C7 | Cơ tam đầu | Duỗi khuỷu |
C8 | Các cơ gấp ngón tay | Nắm bàn tay |
T1 | Các cơ liên đốt | Dạng ngón út |
L2 | Cơ thắt lưng chậu | Gập háng |
L3 | Cơ tứ đầu đùi | Duỗi gối |
L4 | Cơ chày trước | Duỗi bàn chân |
L5 | Cơ duỗi ngón | Duỗi ngón cái |
S1 | Cơ dép, cơ sinh đôi | Gập bàn chân |
- Đánh giá phản xạ: gân xương, da, bìu, gan bàn chân, hậu môn và hành hang
- Đánh giá cảm giác: các mốc khoanh cảm giác
Bảng đánh giá cảm giác da
C4 | Vai | T10 | Rốn |
C6 | Ngón cái | L3 | Ngay trên xương bánh chè |
C7 | Ngón giữa | L4 | Mắt cá trong |
C8 | Ngón út | L5 | Ngón cái |
T4 | Núm vú | S1 | Mắt cá ngoài |
T6 | Mũi ức | S4-5 | Quanh hậu môn |
Cận lâm sàng
- X-quang: tất cả các bệnh nhân nghi ngờ chấn thương cột sống
- CT scan: thực hiện các đoạn có bất thường trên X-quang
- MRI:
+ Thiếu sót thần kinh
+ Diễn tiến xấu đi
+ Không tương xứng tổn thương tủy sống và cột sống
III. ĐIỀU TRỊ
1. Cấp cứu ban đầu
- Kiểm tra đường thở, đặt nội khí quản khi có suy hô hấp
- Giữ huyết áp ổn định
- Cố định cột sống bằng nẹp cổ cứng, nẹp lưng
2. Kéo cột sống
- Nhằm cố định và kéo nắn cột sống trong thời gian ngắn, thường là cấp cứu, được chỉ định khi có:
+ Gãy mất vững cột sống cổ.
+ Tổn thương tủy tiến triển.
3. Điều trị bảo tồn
Ở trẻ em thường có khuynh hướng điều trị bảo tồn nhiều hơn với kéo nắn bằng khung Halo và bất động bằng nẹp cổ cứng 2 – 3 tháng.
4. Phẫu thuật
- Chỉ định:
+ Gãy mất vững cột sống.
+ Tổn thương tủy diễn tiến muộn.
+ Điều trị bảo tồn thất bại.
– Mục tiêu phẫu thuật:
+ Thiết lập cột sống vững chắc, cân bằng và không đau.
+ Đạt chức năng thần kinh tốt nhất.
+ Bất động hoặc làm cứng với số lượng đốt sống ít nhất.
+ Phương pháp: có nhiều phương pháp cố định cột sống bằng nẹp vít lối trước, lối sau … tùy từng trường hợp.