Là bệnh nhiễm trùng do các virus viêm gan gây nên; hiện đã xác định được ít nhất 6 loại: virus viêm gan A (HAV), B (HBV), c (HCV), D (HDV), E (HEV) và G (HGV). HAV và HEV chủ yếu lây truyền qua đường tiêu hoá, các virus viêm gan còn lại chủ yếu lây truyền qua đường máu; song tất cả đều gây tổn thương chủ yếu ở gan và có bệnh cảnh lâm sàng ở giai đoạn cấp tính giống nhau, từ thể không rõ triệu chứng tới thể suy gan cấp.

Ở Việt Nam viêm gan virus chủ yếu do HAV, HBV và HCV.

CHẨN ĐOÁN

Dựa vào lâm sàng và các xét nghiệm sau:

Lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng thay đổi tuỳ theo thời kỳ bệnh.

  • Thời kỳ tiền hoàng đảm

Thường kéo dài 7-10 ngày với các biểu hiện sau:

  • Các triệu chứng giả cúm: sốt, mệt mỏi, viêm long đường hô hấp trên.
  • Các triệu chứng tiêu hoá: chán ăn, buồn nôn, nôn, có thể tiêu chảy, đầy bụng, đau bụng, ở trẻ bú mẹ có thể phân bạc màu.
  • Gan có thể to ấn đau, có thể đau nhẹ liên sườn phải, nước tiểu sẫm màu.
  • Thời kỳ hoàng đảm
  • Hội chứng vàng da – đái nước tiểu sẫm màu, vàng da và niêm mạc (thường kéo dài 3-4 tuần, với các thể thông thường, các triệu chứng cơ năng thường giảm dần).
  • Thường có gan to, ấn đau, có thể gặp lách to (tuy nhiên nếu kích thước gan nhỏ thì tiên lượng xấu).
  • Bệnh xuất hiện không liên quan tới ngộ độc hoặc dùng một số loại thuốc độc với gan và tới một số bệnh nhiễm trùng khốc (sốt rét, thương hàn, nhiễm trùng huyết, lao,…).
  • Thời kỳ hồi phục

Hết vàng da, các triệu chứng giảm nhiều.

Xét nghiệm

  • Transaminase tăng cao trong máu (thường tăng hơn bình thường tới vài chục lần).
  • Bilirubin máu thường tăng, chủ yếu tăng loại trực tiếp.
  • Nước tiểu: có muối mật, sắc tố mật.
  • Tỷ lệ prothrombin có thể giảm.
  • Các xét nghiệm tìm các dấu hiệu của virus viêm gan như Anti HAV – IgM (+) trong viêm gan A, HBsAg (+) và Anti HBcAg-IgM (+) trong viêm gan B, Anti HCV (hiện chưa tách biệt được loại IgG hay IgM) (+) trong viêm gan

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị: chủ yếu là chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý và điều trị hỗ trợ.

  • Chế độ nghỉ ngơi: nằm tại giường, hạn chế tối đa các vận động cơ bắp và hoạt động trí óc cho tới hết thời kỳ hoàng đảm. Tránh gắng sức sau 3-6 tháng tiếp theo.
  • Chế độ ăn uống: ăn các thức ăn dễ tiêu hoá, hạn chế mỡ, dầu và tất cả các loại gia vị, không sử dụng các nước uống có ga và tất cả các loại bia rượu, tăng các loại rau, hoa quả, tinh bột, đường.
  • Các thuốc hỗ trợ

+ Truyền dung dịch glucose 5% hoặc 10% (30-50ml/kg/24 giờ) trong thời kỳ vàng da.

+ Dùng các loại vitamin nhóm B (Bl, B2, B6) và các thuốc bổ trợ gan, chống oxy hoá (Anti oxydant) như: Legalon, Fotex, Carsil,… và cung cấp đủ các yếu tố vi lượng.

+ Vitamin K (nếu tỷ lệ prothrombin giảm) liều 5mg/ngày trong 3 ngày.

+ Chỉ dùng corticoid trong các thể đặc biệt (thể tắc mật, thể diễn biến kéo dài hoặc có nguy cơ hôn mê gan).

+ Không dùng các loại thuốc an thần, hạ sốt. Thận trọng khi dùng kháng sinh (nếu có nhiễm trùng khác kèm theo).

  • Tiêu chuẩn xuất viện
  • Hết hoàng đảm.
  • Án ngủ bình thường.
  • Transaminase xu hướng về bình thường.

Khám lại và làm xét nghiệm bilirubin, transaminase hàng tháng trong vòng 6 tháng, theo dõi các dấu ấn của virus viêm gan (nếu là viêm gan do HBV hoặc HCV để phòng khả năng diễn biến tối thể mạn tính).

0/50 ratings
Bình luận đóng