Tràn mủ màng phổi là tình trạng tích tụ mủ trong khoang màng phổi. Tràn mủ lâu ngày không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả sẽ gây nên ổ cặn màng phổi hoặc tình tràng dày dính màng phổi.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

  • Ho
  • Sốt, sốt cao dao động.
  • Khó thở, thỏ nhanh.
  • Hội chứng 3 giảm.

Xét nghiệm

  • Xquang: chụp ngực thẳng và nghiêng. Các hình ảnh có thể thấy: Hình ảnh tràn dịch màng phổi, có các khoang có mức nước hơi, trung thất bị đẩy sang phía đối diện, các khoang liên sườn bị giãn rộng hoặc xẹp.
  • Siêu âm: hình ảnh tràn dịch hoặc ổ dịch khu trú.
  • Cấy máu, cấy mủ màng phổi.
  • Đo pH và glucose mủ màng phổi.
  • Đo chất khí máu, điện giải đồ, protid máu.
  • Xét nghiệm cần thiết khác; các xét nghiệm cơ bản chuẩn bị mổ.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị trước mổ

  • Kháng sinh: cloxacillin trước khi có kháng sinh đồ. Khi có kháng sinh đồ điều chỉnh theo kháng sinh đồ.
  • Truyền máu nếu thiếu máu, bồi phụ nước điện giải, toan kiềm nếu có rối loạn.

Phẫu thuật

  • Dẫn lưu màng phổi: tràn mủ màng phổi sớm trong tuần đầu, dịch loãng. Dẫn lưu khoang màng phổi khoang liên sườn 6-7 đường nách giữa. Sau mổ hút dẫn lưu liên tục kết hợp với điều trị kháng sinh. Có thể mổ nội soi để hút và rửa khoang màng phổi.
  • Mở ngực: sau dẫn lưu màng phổi khoảng 1 tuần trẻ còn sốt, khó thở, chụp Xquang có hình ảnh dày dính hoặc ổ cặn: mở ngực liên sườn 4-5 trước bên, hoặc bên sau. Lấy hết các tổ chức xơ hoá, các cặn mủ, mủ. Bóc tách lấy bỏ lớp xơ dính bọc lấy màng phổi. Khâu rò phế quản nếu có. Rửa sạch khoang phổi bằng dung dịch betadin pha loãng. Đặt dẫn lưu khoang màng phổi.

Điều trị sau mổ

  • Xét nghiệm: làm lại Hb Sau 48 giờ chụp phổi kiểm tra.
  • Kháng sinh

    theo kháng sinh đồ hoặc kháng sinh phổ rộng nếu nuôi cấy âm tính… Rút dẫn lưu khi hết dịch, phổi nở tốt.

0/50 ratings
Bình luận đóng